Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đã thấy và đã tin (Ga 20,1-10)     
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đón nhận ơn Phục Sinh      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Mặt trời hé mọc     
Canh Thức Vượt Qua  Mùa Phục Sinh    Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác (Lc 24,1-12)     
Thứ Sáu Tuần Thánh  Mùa Chay    Chúa chết vì ta (Ga 18,1-19,42)     
Thứ Năm Tuần Thánh  Mùa Chay    Thiên Chúa yêu đến cùng (Ga 13,1-15)     
Thứ Tư Tuần Thánh  Mùa Chay    Ai là Giu-đa ? (Mt 26,14-25)     
Thứ Ba Tuần Thánh  Mùa Chay    Đau đớn đợi chờ trong khoan dung (Ga 13,21-33.36-38)     
Thứ Hai Tuần Thánh  Mùa Chay    Cứ phung phí đi tình yêu ! (Ga 12,1-11)     
CN Lễ Lá  Năm B    Cuộc khổ nạn kéo dài (Mc 14,1-15,47)     
CN Lễ Lá  Năm B    Thiên Chúa ẩn dấu     
CN Lễ Lá  Năm B    Vụ án Baraba và Chúa Giêsu      (Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
CN Lễ Lá  Năm B    Bạo lực      (Lm. Anthony Trung Thành)
Thứ Bảy tuần lễ 5  Mùa Chay    Chết thay - Quy tụ (Ga 11,45-57)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5311
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 96
Khách: 96
Thành viên: 0
22/01  Thánh Linh Mục Francis Gil de Federich Tế


Phanxicô GIL DE FEDERICH Tế, sinh năm 1702 tại Tortosa, Catalunha, Tây Ban Nha, Linh Mục, Dòng Ða Minh, xử trảm ngày 22-01-1745 tại Thăng Long dưới đời chúa Trịnh Doanh, phong Chân Phúc ngày 15-4-1906 do Ðức Piô X, kính ngày 22-01.

Ðứng đầu sổ 117 Thánh Tử Vì Ðạo Việt Nam là Cha Tế và Cha Ðậu, hai linh mục thừa sai người Tây Ban Nha thuộc Dòng Ða Minh. Cha Tế có tên Tây Ban Nha là Gil De Federich, sinh năm 1702 tại Tortosa trong một gia đình đạo đức. Khi được rửa tội, cha mẹ đặt cho nhiều tên thánh khác nhau, tên trong sổ bộ là Francis. Năm 15 tuổi, cậu Gil gia nhập tu viện Ða-Minh tại Tortosa và năm sau, 1718, được tuyên khấn. Thầy Gil tiếp tục học thần học và thụ phong linh mục năm 1727, lúc 25 tuổi.

Hai năm trước khi làm linh mục, Cha Gil đã ghi tên xin đi sang tu viện của dòng ở Phi Luật Tân nhưng bề trên không chấp nhận. Qua năm 1729, Cha Gil lại xin một lần nữa, đơn của ngài được chuyển về Rôma để cứu xét. Ý nguyện của cha được bề trên chấp thuận. Cha cùng với 24 người khác tới Manilla tháng 11-1730. Mặc dù đang cơn bắt đạo, Cha Gil vẫn mong muốn được truyền giáo tại Trung Hoa hay Việt Nam. Cha được bề trên gửi đi Bắc Kỳ và tới nơi ngày 28-8-1735.

Sau 4 tháng học tiếng Việt tại Lục Thủy, Cha Gil được đặt cho một tên Việt Nam là Tế, với nhiệm vụ coi sóc 40 họ đạo trong ba huyện Giao Thủy, Chân Ðinh và Vụ Tiên thuộc trấn Xứ Nam. Tên mà bề trên đặt cho ngài đã trở thành điềm báo cuộc tử đạo, tế hiến chính mạng sống mình cho Thiên Chúa. Trong thời gian làm việc truyền giáo Cha Tế tỏ ra rất nhiệt thành, đặc biệt về lòng bác ái. Mỗi khi có người mời đi kẻ liệt, dù ốm đau hay nguy hiểm, ngài cũng đi ngay.

Ngày 3-8-1737, Cha Tế làm lễ kính thánh Ða Minh tại Lục Thủy Hạ, đang khi còn cám ơn thì có một toán người ập đến lục soát. Giáo dân không kịp giúp cha chạy trốn. Cha bảo họ trốn đi, còn ngài thì ra nộp mình với lòng tin tưởng là Thánh Giuse sẽ giúp. Ngài nói với bọn người đến bắt: - "Các ông tìm ai? Chính tôi đây là người các ông muốn."

Sư Tình ra lệnh trói cha lại đem xuống thuyền. Tại bờ sông họ còn thấy mấy giáo hữu liền bắt đem theo. Cha Tế nói với sư Tình: "Các ông đã bắt tôi rồi, tại sao còn bắt giữ những người này? Xin hãy thả họ ra".

Như một mệnh lệnh, bọn sư Tình liền cởi trói và trả tự do cho mấy người giáo dân. Sư Tình đem Cha Tế về giam tại nhà mình ở Thủy Nhai Thượng, chờ giáo dân mang món tiền kếch sù đến chuộc. Sư Tình hỏi Cha Tế: "Ngươi có sợ không?"

Ngài bình thản trả lời: "Tôi không sợ mà chỉ lo cho giáo dân".

Ðể có thể bóc lột số tiền của giáo dân, sư Tình làm cho họ hoảng sợ bằng cách sai hai tên lính cầm giáo đi hai bên đến nhà giam trói ngài vào cột và đặt bản án ngay bên cạnh như là tội nhân bị hành quyết. Một lần khác ông cho điệu Cha Tế đi đến nhà hội của làng, cho nhiều người giả làm triều đình xét xử. Cha Tế không chút sợ hãi, bình thản lợi dụng cơ hội để giảng đạo cho lương dân. Con trai của sư Tình là Tri Bá đến nhạo cười: "Tôi là một người Công Giáo xấu, tên là Dominic, vụ của cha sẽ ổn thỏa với giá 500 lượng bạc".

Giáo dân thấy vậy thì quyết định đi thẳng với quan trên bằng món tiền lớn hơn. Quan tỉnh là người quỉ quyệt, muốn làm tiền cả đôi bên. Ông nhận tiền của giáo dân, hứa sẽ thả Cha Tế trên đường đưa về phủ. Chính quan đến nhà sư Tình để dẫn giải cha, đồng thời bắt cả cha con đầy tớ sư Tình vì tội chứa chấp đạo trưởng. Quan phủ đã giải các tù nhân về kinh đô để lấy công trạng.

Những ngày bị giam giữ khổ sở và cuộc hành trình đã làm Cha Tế ốm nặng, quan phải kiếm thuốc và cho phép người nhà của cha săn sóc. Ngày 23-8 họ tới kinh đô Hà Nội. Sau đây là cuộc thẩm vấn của các quan: "Ông có biết đạo Kitô bị cấm trong nước không? Sao còn đến đây?"

-"Tôi đến để giải thoát các linh hồn khỏi hư mất".
- "Nếu vua ra lệnh chém đầu thì ông còn làm gì được?"
- "Tôi sẵn sàng chịu sự khổ đó".

Sau đó cha bị giao cho lính canh, họ để cha nằm dưới đất cả lúc trời mưa. Một người y tá Công Giáo từ Lục Thủy đến thăm cha, thấy vậy đi mua cho cha một trái dưa để uống lấy sức. Các gia nhân tại phủ tỏ ra tử tế và săn sóc cha. Ðể trả công, cha giảng đạo cho họ.

Tại đây cha viết vội mấy lời gửi bề trên: "Con tin rằng Chúa đã để con bị sốt nặng để chia sẻ với cuộc thương khó của Chúa. Những khốn khổ của nhà tù con coi là nhỏ mọn. Thay vì buồn, con cảm thấy vui và sẵn sàng đón nhận những cực khổ như là hồng ơn Chúa gửi đến cho riêng con".

Ngày 30-8, cha được chuyển sang ngục Ðông. Trên đường sang ngục Ðông, trẻ con lấy cành tre làm thánh giá, ném dưới chân ngài để chế diễu. Cha Tế chỉ sốt sắng lượm lên hôn kính. Tại ngục Ðông cha cũng chịu nhiều khốn khó. Các tù nhân cũng tàn bạo với ngài. Tưởng chừng ngài sắp chết, bà Kinh, một người Công Giáo thường săn sóc cha, liền đi mời Cha Ngai, giả làm thầy thuốc và đút tiền để được vào thăm cha. Mấy tên lính canh tù muốn làm tiền giáo hữu nên đeo thêm gông và xích cho cha rồi bảo họ nếu muốn cha được miễn trừ thì phải cho tiền. Khi cha khỏe lại đã cấm các giáo dân đừng làm thế nữa.

Lính coi ngục làm khó dễ, các giáo dân phải cậy nhờ một bà người lương tên là Gạo, nhà ở gần đó, săn sóc cha. Sau này bà được ơn trở lại và rửa tội, lấy tên thánh là Rosa. Trong lời khai trước ủy ban điều tra phong chân phúc, bà đã nói: "Chị của tôi đã phải tha nợ cho mấy tên lính để họ tử tế với cha và cho phép cha ra nhà. Lần khác khi mang thức ăn cho cha họ đã không chịu cho tới khi tôi đưa cho họ món tiền".

Việc to tát bà Gạo có thể giúp cha là cung cấp giấy tờ viết thư và chuyển thư của cha cho bề trên. Sau hai tháng bị giam cha được phép ra nhà bà Gạo để dùng cơm, và tiếp xúc với giáo dân tại kinh đô. Suốt trong 7 năm bị giam cầm, Cha Tế vẫn tiếp tục giúp các giáo dân.

Cuối tháng 10-1737, tòa án bắt đầu xét xử cha công khai. Cha bị dẫn đi, tay mang xích, cổ đeo gông. Trên đường đi, trẻ con lại vất những thánh giá bằng lá tre vào ngài và cười chế nhạo. Một đứa lớn hô to: "Xem kìa, ông cha sẽ chối đạo để giữ cái đầu khỏi bị chém".

Cha Tế liền quay mặt lại nhìn nó và nói: "Không đâu con, cha đã không và sẽ không bao giờ chối bỏ đức tin đâu. Chỉ có chúng con mới làm những điều trái nghịch là đi hành hạ người tù nhân ốm yếu không bao giờ làm hại ai. Hơn nữa chúng con còn chế diễu thánh giá là dấu chỉ ơn cứu rỗi cho mọi người".

Cha Tế và ba người giáo dân cùng với sư Tình bị điệu ra trước tòa án. Quan án bắt đầu thẩm vấn Cha Tế: "Ông bị bắt tại nhà của ai trong 4 người này?"

- "Tại nhà sư Tình. Tôi không hề vào nhà ba người kia".
- "Ông từ đâu đến?"
- "Từ Tây Ban Nha".
- "Ðã bao lâu ông ở tại Bắc Kỳ?"
- "Khoảng chừng hai năm".
- "Ai đã mang ông vào?"
- "Tôi không còn nhớ tên".
- "Vậy ông đã ở những đâu trong hai năm qua?"
- "Tôi không có nơi ở nhất định. Tôi thường đi từ nơi này sang nơi khác".
- "Ai đã nộp ông cho tòa án này?"
- "Ông quan".
- "Ông quan đã bắt ông tại nhà ai?"
- "Tại nhà sư Tình".
- "Ông đã ở nhà ấy bao nhiêu ngày?"
- "Mười hay mười một ngày gì đó".
- "Ông có dậy đạo cho người ấy không?"
- "Không".
- "Vậy ông đã làm những gì?"
- "Tôi làm những việc không liên quan gì tới quan tòa cả".

Viên ký lục đã làm sai lạc lời khai của ngài mà nói là cha đã ở nhà sư Tình hai năm. Sau đó cha được dẫn về nhà tù và hôm sau lại bị dẫn đến nhưng quan án lại cho ngài về tù vì là ngày lễ nghỉ. Trên đường về, họ dẫn cha qua đền thờ tổ tiên của quan và bắt cha lạy. Cha từ chối nên bị họ đánh đập bất tỉnh. Cha lên cơn sốt 15 ngày vì những vết thương hành hạ. Sau đó giáo dân cho lính canh nhiều tiền để cha được ở cả ngày đêm tại nhà bà Gạo. Khi khỏe lại, cha liền bị dẫn đến tòa án.

Vào cuối năm theo niên lịch Bắc Việt, các quan có thói quen giải quyết hết các vụ kiện, nhưng năm đó vì có sứ Trung Hoa sang nên họ không xét vụ của cha. Ðến tháng 10, một cha Việt Nam đến nhà bà Gạo dâng lễ. Sau đó chính ngài xin bề trên gửi các đồ lễ đến để dâng lễ. Năm ấy các quan viết án cho ngài như sau: Cha Tế bị bắt tại Xứ Ðông và bị lên án chém đầu. Còn sư Tình và con trai bị án phát lưu chăn voi cho chúa Trịnh 6 năm. Án được viết ngày 10-7-1738, vua châu phê ngày 12 và ấn định ngày thi hành án lệnh là ngày 22-7. Sư Tình bỏ tiền mua chuộc các quan để xét xử lại. Nhưng án không thay đổi. Sư Tình tiếp tục kháng cáo và tìm ra được lẽ để thanh minh.

Ngày 20-7-1739, cha lại bị đem ra tòa lần nữa: "Dựa vào quyền gì mà ông đến nhà sư Tình? Trước đó ông ở đâu?"

- "Tôi đến nước này đã 4 năm, hai năm bị giam tù, hai năm khác thì đi nơi này nơi nọ để rao giảng đạo Kitô. Còn nói đã đi những đâu thì tôi không muốn nói".

- "Vậy những lời khai năm trước là đúng?"

- "Những gì tôi đã nói là đúng như vậy. Bây giờ tôi không nói gì thêm".

- "Ông là một người phản bội, nói láo, bây giờ không muốn nói lại?"

- "Không đúng như vậy, nhưng tôi không buộc phải khai lại".

Ngay lúc ấy, sư Tình chụp cơ hội xin nói. Ông đã tóm lược lại các việc xẩy ra nhưng bỏ hẳn phần cha Tế bị giam giữ tại nhà ông.

Ðể tránh rắc rối cho những người ở Lục Thủy Hạ, Cha Tế nói: "Những gì tôi khai năm ngoái là thực và tôi không buộc phải khai là sư Tình đã bắt tôi tại Lục Thủy Hạ. Bởi vì các ông chỉ muốn trừng phạt những người đã tiếp tôi và thưởng công cho kẻ bắt tôi. Ðiều ấy bất công và vô lý".

- "Như vậy chém đầu ông cũng là nghịch công lý?"

- "Hiển nhiên là như vậy. Nhưng nếu quí quan ra lệnh chém đầu tôi vì đức tin thì tôi rất hài lòng".

Quan án ra lệnh nếu Cha Tế không khai thêm sẽ cho đánh 30 đòn. Cha Tế muốn chịu đòn hơn là nói gì thêm. Quan cho đặt thánh giá dưới đất rồi ra lệnh cho mọi người đạp lên. Dù phản đối, họ cũng khiêng ngài qua. Nhưng cha đã nhấc thánh giá lên và hôn kính. Sư Tình thì lợi dụng cơ hội này để nhục mạ ảnh đạo, nhảy nhót trên tượng và đồng thời tố cáo ngài còn giữ nhiều đồ đạo tại nhà tù. Trong phiên xử hai hôm sau, ngày 22-7, quan ép buộc cha Tế cung khai mấy người giáo dân, nhưng cha nhất định không chịu. Sau đó quan liền hỏi về các ảnh đạo.

Quan cầm tượng thánh giá lên hỏi: "Người trên thánh giá này là ai?"

- "Ðó là hình ảnh của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, đã làm người và chịu chết trên thánh giá để chuộc tội nhân loại".
- "Còn hình kia là gì?"
- "Ðó là ảnh Mẹ Thiên Chúa, đã cưu mang đấng chịu đóng đinh".
- "Người ta đi đâu sau khi chết?"
- "Khi chết rồi, xác ở dưới phần mộ, còn hồn thì hoặc lên trời hoặc phải xuống địa ngục tùy theo công trạng trong đời sống".
- "Ðiều ông nói về linh hồn chỉ là tưởng tượng. Ai nói rằng sự vật qua đi như thế?"
- "Thiên Chúa đã nói vậy".
- "Thật vậy ư? Ông đã nghe thấy tiếng Chúa chưa?"
- "Mặc dù không nghe chính Thiên Chúa nói, nhưng chắc chắn là ngài đã dậy như vậy".

Một tên lính hầu mang tới một cái gậy, đặt ngay trước mặt cha Tế, cha lại tưởng họ đánh mình nên đưa đầu gối ra, nhưng quan lại nói: "Gậy không phải để tra tấn. Ta ra lệnh cho ông cầm lấy và đánh vào những tượng ảnh này".

Cha Tế rùng mình vội cầm gậy vất đi thật xa. Tên hầu lại lấy về và đặt trước mặt sư Tình. Ông liền cầm ngay lấy và giơ gậy đánh vào bức ảnh Ðức Mẹ bằng ngà voi. Cha Tế chạy vội lại, dùng thân mình làm thuẫn cản lại, lấy tay che lên đầu Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong ảnh rồi nói: "Sư Tình, hãy đánh lên tay tôi".

Quan thấy vậy thì cười và nói: "Các người Kitô bị lừa dối bởi những tượng ảnh này".

Thế là có cuộc giằng co giữa Cha Tế và sư Tình. Quan cho lệnh ngừng cuộc giằng co lại và nói: "Thế thì tượng phải đau vì những cái đánh này lắm nhỉ?"

- "Ðức Bà Maria và Con của Ngài ở một nơi không còn đau đớn nữa. Nếu chúng tôi tôn kính ảnh tượng này cũng chỉ vì đó là hình ảnh nhắc nhở chúng tôi đến các Ngài".

Phiên tòa chấm dứt. Tên lính canh ngục đòi tiền ngài để đưa cho tóan lính áp giải. Một người giáo dân nói ngài chỉ nên đưa một phần ba. Vì thế tên lính canh nghiệt ngã cấm mọi người đến thăm ngài trong ba ngày. May nhờ có người lương mang gạo đến. Thấy sức khỏe ngài yếu liệt, bề trên sai Cha Minh đến ban các bí tích cuối cho ngài. Tuy nhiên Cha Tế lại khỏe lại.

Các quan thấy khó giải quyết, không biết phải xử thế nào đối với ba người giáo dân ở Lục Thủy Hạ. Vua cho một quan khác đến xử vụ kiện dai dẳng này. Ngày 20-9, cha lại bị đưa ra trước tòa để tra hỏi: "Ông ở nước này bao nhiêu năm rồi? Có phải ông bị bắt khi mới tới không? Ông có rao giảng đạo Kitô không?"
- "Tôi đã ở đây bốn năm và giảng đạo hai năm".
- "Có thật ông đã ở trong nhà sư Tình 10 ngày?"
- "Tôi đi đây đó để giảng đạo, nơi thì 10 ngày, nơi khác 15 ngày. Tôi chỉ ở nhà sư Tình có 10 ngày".
- "Ðạo đã bị cấm, tại sao ông còn đến đây?"
- "Vua chúa không có quyền cấm như thế, vì vua chúa không có quyền tuyệt đối ra lệnh như ý thích".
- "Ông có học biết thiên văn không?"
- "Không".

Ngài bị đem ra đem vào nhiều lần và hỏi đi hỏi lại để có bằng chứng là cha bị bắt tại nhà mấy giáo dân, và như thế có lý do để tha sư Tình. Cha Tế từ chối không nói gì thêm mà chỉ xin trả tự do cho các giáo dân. Họ yêu cầu cha ký vào biên bản. Ðọc trong bản án thấy viết là bị tố cáo vì rao giảng tà đạo, cha không chịu ký. Họ cho sửa lại là đạo 'Hoa Lang' nghịch với luật, cha mới ký vào.

Thế rồi nội chiến xẩy ra và người ta quên bẵng vụ án của ngài. Lúc đó Cha Tế là người duy nhất có mặt ở Hà Nội để giúp giáo dân. Trong thời gian bị giam tù, Cha Tế đã rửa tội được 122 người. Nội chiến kéo dài ba năm. Một hôm chúa Trịnh chợt có ý muốn hỏi Cha Tế có cách nào chấm dứt được loạn lạc, với ẩn ý muốn cha nói với người tây phương giúp. Cuối tháng 9, cậu của vua cho lệnh đưa Cha Tế đến và hỏi: "Tôi thấy đạo của cha hợp lý, những điều tôi nghe rất phù hợp với sách tôi đã đọc. Chỉ có điều là đạo không chấp nhận những tôn giáo khác. Ngày mai cha mang đến cho tôi xem cuốn sách về đức tin Kitô để tôi thấu đáo và có thể nói với chúa Trịnh cho cha. Cha cũng mang đến một học giả người Việt để có thể giải nghĩa được các chữ Việt".

Trở lại nhà giam, cha được giáo dân cho biết là quan chỉ muốn xem đạo có cách nào diệt được giặc không thôi. Ngày hôm sau, cha viết thư cho ông hoàng: "Theo đức tin của chúng tôi, chỉ có một phương thế duy nhất chữa trị các cái xấu đó là cầu xin Thiên Chúa cho hòa bình và hứa rằng chính quyền sẽ không bao giờ bắt bớ đạo thật nữa. Nếu vua muốn chấm dứt chiến tranh thì hãy thôi bắt bớ giáo dân và đạo thật, vì đấy chính là nguồn gốc của mọi sự dữ trong nước". Ông hoàng có nói lại với ba quan và họ hứa sẽ nói với chúa Trịnh để cho phép tự do hành đạo. Ngay lúc đó có tin đồn là giáo dân tỉnh Nam đi theo giặc, dự tính trên lại rơi vào tình trạng cũ. Riêng giáo dân Hà Nội nhất định chuộc cha ra bằng mọi cách. Họ đem tiền đến bà dì của chúa Trịnh để xin trả tự do cho cha. Ðọc bản khiếu nại, Cha Tế không hài lòng về lời lẽ nói cha chỉ là thương gia bị gán ghép tội theo đạo Kitô.... Suốt trong năm đó cha rửa tội thêm được 31 người lớn và 23 trẻ em.

Năm 1744, hồ sơ của cha được xét lại và họ giam cha ngặt hơn. Ngày 3-3-1744, cha và 4 giáo dân được đưa ra tòa án. Trên đường đi, viên ký lục đòi lấy cỗ tràng hạt của cha. Tại tòa án, các quan xem xét cỗ tràng hạt rất kỹ lưỡng. Quan hỏi hai ảnh mắc vào đó là gì. Cha thưa là hình hai vị tử vì đạo. Quan bắt ép cha dầy đạp tràng hạt dưới chân. Cha đã mạnh mẽ nói là không khi nào cha làm điều lầm lỗi ấy. Lúc ấy quan hỏi sư Tình có làm điều ấy không? Sư Tình chỉ chờ có thế đã vội vã cầm lấy tràng hạt ném xuống đất, sửa soạn đạp lên, tức thì Cha Tế lăn xả vào để lấy lại. Một tên lính hầu túm lấy tóc cha lôi ra. Không làm gì được, Cha Tế hét lên: "Tại sao các ngươi bách hại đạo Chúa Kitô? Chính các ngươi là căn cớ của bao nhiêu tai họa giáng xuống trên nước này".

Các quan liền viết án xử trảm cha Tế, còn các giáo dân được trả tự do, cha con sư Tình được tha bổng. Cha Tế được đưa về nhà tù, lòng đầy niềm hy vọng giờ lãnh triều thiên tử đạo đã tới gần.

Ngày 30-5-1744, lính canh áp giải một tù nhân khác, đó là Cha Ðậu, người cùng Dòng với Cha Tế. Hai người lính dũng cảm của đức tin hân hoan được gặp nhau, nâng đỡ nhau bằng các bí tích và cầu nguyện. Trong hai năm ấy cha rửa tội được 32 người lớn và 41 trẻ em.

Tháng 8 năm sau vì có hạn hán nên chúa Trịnh cho rước Phật Bà Quan Âm, đồng thời ân xá cho nhiều tù nhân, nhưng vẫn giam giữ hai cha trong tù. Lợi dụng thời gian này, hai cha biến nhà tù thành nơi giảng đạo. Giáo dân lại nói với cha về đề nghị của quan cai ngục là sẽ trả tự do cho cha bằng giá tiền mua chuộc. Cha Tế cương quyết không để cho giáo dân phải tốn một xu.

Một tín hữu báo tin là các quan đã làm án ngày 19-1-1745, ngày 21 sẽ công bố, và ngày hôm sau hành quyết. Giáo dân tính cử đại diện đến gặp chúa Trịnh. Cha Tế rất buồn nói với các thầy giảng: "Chúng ta phải khuyên bảo giáo dân trở lại và trung thành với đức tin, nếu trong hoàn cảnh này chúng ta tỏ ra khiếp sợ để cho họ sửa án và mua chuộc mạng sống bằng tiền bạc thì lương dân họ sẽ thêm tin vào đạo của họ hơn và giáo dân sẽ không còn muốn chịu khổ vì đức tin nữa".

Vì vậy cha truyền lệnh cho họ hủy bỏ toan tính đó. Dân chúng rất đau buồn, nhưng cha Tế lại vui mừng hớn hở. Ngài dùng những ngày còn lại để cầu nguyện và sửa soạn tâm hồn. Sau khi lần hạt chung với họ lần cuối, cha khuyên nhủ: "Anh chị em quí mến, cũng như Chúa Kitô trong bữa tiệc ly, tôi muốn khuyên anh chị em theo lời của Chúa, anh chị em hãy yêu thương nhau như ruột thịt, hãy vững mạnh trong đức tin mà anh chị em tuyên xưng và hãy sẵn sàng chịu mọi sự khó và nhất là đặt niềm cậy trông vào một Chúa mà thôi. Hãy ước ao những sự trên trời và hãy khinh chê những của cải vui sướng chóng qua đời này".

Mọi người cúi mình hôn xiềng xích của ngài. Ngài lại nói với họ: "Tử đạo là một ơn đặc biệt do Chúa ban nhưng không, chứ không phải do công trạng hay xứng đáng gì".

Khoảng ba giờ sáng, hai cha dâng lễ, rồi đến chào các lính coi tù cũng như các bạn tù. Giáo dân được phép vào rất đông để thăm cha lần cuối. Cha Ðậu không được chung một vinh dự nhưng đã xin quan cho theo ra tới pháp trường. Theo lẽ các tù nhân khi đi ra nơi hành quyết thường được dẫn qua phủ chúa để có thể kháng cáo lần chót. Lợi dụng cơ hội này giáo dân làm một bản kiến nghị nhờ Cha Ðậu mang theo đưa cho quan khi tới phủ chúa. Mặc dù Cha Tế không đồng ý nhưng Cha Ðậu vẫn làm theo ý của giáo dân.

Cha Tế hân hoan đi đầu vì được giống Chúa Kitô. Trong đám tù nhân có người xin cha tha tội. Ði ngang qua phủ chúa, Cha Ðậu liền đưa bản kiến nghị. Chúa Trịnh thấy Cha Ðậu dám bạo gan như thế thì nổi giận ra lệnh xử trảm ngài luôn một lúc với Cha Tế. Khoảng sau trưa, đoàn người đến Ðồng Mơ, nơi hành quyết. Vừa tới nơi, hai cha quì xuống hôn mảnh đất. Cha Tế vì yếu sức nên ngồi xuống đất chờ đợi, trong khi lính sửa soạn việc hành quyết. Hai cha nói giáo dân cho mỗi người lính đao phủ một số tiền. Hằng ngàn người im lặng đứng xung quanh. Quan giám sát lên tiếng: "Cụ Tế, tôi rất kính trọng cụ và rất đau buồn phải làm việc này như quan án đã ra lệnh, xin cụ hiểu cho, tôi không làm gì khác hơn được. Xin cụ quì thẳng lên để tôi trói vào cọc".

Giây và xích ở tay chân được cởi ra. Hai tên lính cầm gươm đồng loạt chém đầu hai vị tử đạo. Hôm ấy là ngày thứ Sáu, 22-1-1745.

Thông thường mỗi khi có vụ xử tử, lúc chém đầu mọi người chạy mất vì sợ hồn kẻ chết nhập vào, nhưng lần này trái lại họ đến gần hơn và ngay sau đó tuốn vào thấm máu đào, lấy những vật dụng và xiềng xích của hai vị làm kỉ niệm. Giáo dân phải canh chừng để không ai lấy trộm thi thể hai đấng thánh. Tối hôm đó, Cha Phêrô Xavier tắm rửa xác các đấng và an táng tại Lục Thủy Hạ, mặc dầu các xứ khác như xứ Kẻ Bùi, Trung Linh, và Trung Lễ đòi quyền được cất xác các ngài. Một tuần sau, mộ của các ngài được mở ra để táng trong nhà thờ theo lệnh của đức giám mục, nhưng lạ thay, xác các ngài không bốc mùi thối gì, giáo dân còn ngửi thấy thoang thoảng một mùi thơm lạ lùng.

Đã đọc: 697


Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


MARIA PHUONG ...

Bài Mới Đăng
Lễ Lá năm B: Bất công
Lễ Lá năm B: Tạ ơn Chúa đã len lỏi ...
Lễ Lá năm B: Hai nét của tình yêu Thiên ...
Lễ Lá năm B: Tình thương và sự phản ...
Những tảng đá hay ngăn trở làm tâm ...
Lễ Thánh Giuse: Gương mẫu của người ...
Chúa đã làm gì để chạm vào tâm hồn ...
Lễ Thánh Giuse: Buông bỏ cái tôi
Trở về với Chúa (Ngày thứ 3)
Trở về với Chúa (Ngày thứ 2)

Nghe nhiều tháng 03
Lễ nhận tòa Giáo phận Vinh
Lễ Thăng Thiên C: Chứng nhân
Lễ Thăng Thiên B:Loan báo Tin Mừng
CN 2 MC C: Mầu nhiệm cứu độ
CN 22 TN C: Đức khiêm tốn
CN 28 TN B: Để Lời được lớn lên
CN 3 MV B: Căn phòng soi tỏ
CN 28 TN A: Tất cả đều được mời dự ...
25. Để hạnh phúc đến thật tự nhiên
CN 3 MV B: Làm chứng về ánh sáng

Đọc nhiều tháng 03
Chuyện 2.000 năm rồi
Chuột nhiều vô kể
Ích lợi của hôn nhân
Chết 3 ngày sống lại
Khiếu kiện
Cuộc lữ hành đức tin
Những trang giấy trắng
Thần học về Thập giá
Tại sao chết?
Không thể lên thiên đàng


Album mới

 CN Phục Sinh 8

 Tam Nhật Thánh 6

 Lễ Lá năm B 2


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm