Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Bảy tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Gặp gỡ Thiên Chúa (Ga 14,7-14)     
Thứ Sáu tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Tình yêu trọn vẹn (Ga 14,1-6)     
Thánh Mác-cô, tác giả Tin Mừng (25/4)  Mùa Phục Sinh    Cần được Chúa Kitô lấp đầy ! (Mc 16,15-20)     
Thứ Tư tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Lời Chúa là ánh sáng đời tôi (Ga 12,44-50)     
Thứ Ba tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Thuộc về đoàn chiên Chúa (Ga 10,22-30)     
Thứ Hai tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Kẻ quen người lạ là ai ? (Ga 10,1-10)     
CN 4 PS  Năm B    Đẹp người đẹp đạo (Ga 10,11-18)     
CN 4 PS  Năm B    Nghe - Biết - Theo      (Lm. Trịnh Ngọc Danh)
CN 4 PS  Năm B    Trật đường rầy      (TGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
CN 4 PS  Năm B    Mục tử nhân lành     
Thứ Bảy tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Gắn bó với Thày Giê su (Ga 6,51.60-69)     
Thứ Sáu tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Tranh luận sôi nổi (Ga 6,52-59)     
Thứ Năm tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Để cho Chúa lôi kéo (Ga 6,44-51)     
Thứ Tư tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Giêsu, Tấm Bánh Tình Yêu (Ga 6,35-40)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5325
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 162
Khách: 162
Thành viên: 0
06/12  Thánh Giuse Nguyễn Duy Khang


Giuse Nguyễn Duy KHANG, sinh năm 1832 tại Trà Vi, Nam Ðịnh, Thầy Giảng, Dòng Ba Ða Minh, xử trảm ngày 06-12-1861 tại Hải Dương dưới đời vua Tự Ðức, phong Chân Phúc ngày 11-4-1909 do Ðức Piô X, kính ngày 06-12.

Trong truyện các thầy giảng giúp các đức cha, Thầy Giuse Khang đặc biệt tỏ ra lòng trung thành không bao giờ lìa bỏ, nhất là lúc bị lùng bắt dữ nhất năm 1861. Khi thấy lính đến bắt, thầy đã ra tay đánh lại chúng để đức cha trốn đi, giống như Phêrô khi lính đến bắt Chúa Giêsu. Nhưng ý Chúa muốn cho thầy cùng bị bắt với Ðức Cha Hermosilla và cùng được phúc tử đạo.

Thầy Giuse Nguyễn Duy Khang sinh năm 1832 tại làng Trà Vi thuộc xứ Cao Mại, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Ðịnh. Thầy bị mồ côi cha từ nhỏ nhưng được mẹ đạo hạnh lo cho con đi ở với Cha Năng để giúp việc nhà thờ. Tại nhà xứ, chú Khang được học chữ Nho và chữ Latinh. Vì tính nết ngoan hiền, Cha Năng gửi chú Khang vào trường Latinh ở Kẻ Mốt năm chú được 23 tuổi, sau 10 năm theo giúp nhà xứ. Năm sau Thầy Khang được ở thường xuyên với Ðức Cha Hermosilla tại Ðông Xuyên.

Khi mới có lệnh vua Tự Ðức cấm đạo, Thầy Khang được cho về nhà. Ở đời với nhiều cám dỗ và sống trốn tránh khiến thầy chán nản uống rượu và chơi cờ bạc. Tuy vậy thầy vẫn trung thành giữ giờ đọc kinh và làm các việc kính Ðức Mẹ. Nhờ vậy thầy nhận ra con đường xuống dốc và quyết tâm trở lại, xin gia nhập Dòng Ba Ðaminh. Thầy xin ở với các cha và được chỉ định làm bõ cai với tước hiệu thầy giảng bậc bạ Thầy nhiệt thành công việc nên mọi người gọi thầy là chân tay của đức cha. Ðức cha giao cho thầy những việc khó khăn nhất trong thời kỳ lùng bắt đạo. Có thể nói thầy và đức cha chỉ là một linh hồn trong hai thân xác. Vì thế mà năm 1861, khi chia tay với các thầy khác, thầy đã nói lên quyết tâm một sống một chết với đức cha: "Anh em ở lại, còn tôi cương quyết theo giúp đức cha. Nếu các quan bắt ngài cũng sẽ bắt tôi. Nếu đức cha phải chết vì đức tin tôi cũng chết với ngài. Họ chặt đầu thì chân còn lại, họ chém đầu đức cha họ cũng chém đầu tôi".

Vì sắc lệnh phân sáp quái ác nên đức cha quyết định xuống thuyền để tránh mọi khốn khó cho giáo dân. Ngày 18-9 đức cha và Thầy Khang xuống thuyền, mặc áo quần như người đánh cá tại Hải Dương. Ngày 21-10 thuyền Ðức Cha bị phát giác, Thầy Khang và vài giáo dân cố chèo thật nhanh để trốn tới làng Gộc gần đó. Nhưng lương dân đã ập đến. Thầy Khang nhảy ra đánh võ với những người vây bắt, nhưng vì họ đông nên đã đánh thầy bị thương ba vết và ngã gục. Ðức Cha Hermosilla nói với quan và đưa tay ra chịu trói: "Tôi ở trong tay quan, nhưng xin đừng làm hại những người chèo thuyền vô tội, xin làm phước tha họ đi về".

Quan bằng lòng tha cho mọi người đi, nhưng Thầy Khang phân phô: "Không, tôi không muốn tự do, các quan đã bắt Ðức Cha của tôi, xin bắt tôi đi theo. Nếu ngài phải chết tôi cũng xin được chết. Xin để tôi được theo".

Nói rồi thầy đưa tay ra chịu trói. Khi hai thầy trò vào tới Hải Dương, trước cổng thành có đặt thánh giá, đức cha đã nhất định không bước đi nữa nếu không cất ảnh Chúa đi. Quan phải nhượng bộ. Vào thành, thầy trò bị tách biệt nhau. Ðức Cha bị giam ở pháo đài Trang Thu, trong khi Thầy Khang bị nhốt vào cũi ở nhà tù Trương Khám.

Thầy Khang bị tra tấn ba lần để khai những nơi đức cha đã trốn. Thầy Khang nhất mực cắn răng không nói một lời. Thầy bị đánh nứt thịt hai bên mông và được khiêng về ngục. Trong ngục cũng có các vị trùm đạo bị bắt, họ nấu nước săn sóc thầy. Khi gượng ngồi được, thầy viết thư thăm các thầy ở làng Hảo Hội như sau: "Các quan đã tra tấn tôi và hỏi về những chỗ ở của đức cha nhưng tôi không thưa đành chịu đòn. Xin các thầy cầu nguyện cho tôi".

Lần thứ hai các quan tra tấn hỏi về quê quán và nơi ẩn trốn của các cha và bắt thầy bước qua ảnh. Thầy Khang nín thinh nên bị đánh 180 roi. Sau cùng thầy nói rằng: "Tôi mới có 29 tuổi, cha mẹ anh em tôi chẳng biết ở đâu, tôi chỉ biết theo các cha người Tây từ bé mà tôi mới bị bắt với Ðức Cha Tuấn (Hermosilla). Còn các cha khác ở đâu tôi làm sao biết được. Việc chối đạo quá khóa thì tôi nhất định không chịu".

Ba ngày sau, Thầy Khang lại bị đem ra trước mặt quan. Thầy vẫn không nói gì. Một quan lớn dụ dỗ: "Nếu mày chịu quá khóa tao còn thương mầy mà cho về nhà".

Thầy Khang thưa lại: "Bẩm quan lớn, quan thương tôi được nhờ, quan chẳng tha thì tôi xin quan đừng nói đến việc quá khóa nữa".

Quan lớn tức giận ra lệnh đánh 120 roi.

Sau mấy lần tra tấn, Thầy Khang viết thư trao tận tay cho Thầy Lang, là người bạn được một bà đạo đức dẫn vào tù gặp. Trong thư thầy viết: "Các quan đã đánh tôi túi bụi không chút thương xót nhưng tôi không nói điều gì cả. Thầy gửi cho tôi chiếc quần vì cái tôi mặc đã bị đánh rách nát. Cũng gửi cho tôi tấm vải để liệm tôi sau khi chết. Tôi xin thầy thanh toán các tiền tôi còn thiếu, có thế tôi mới được thanh thản trước mặt Chúa".

Sau cùng thầy lại bị đem ra tra hỏi về quê quán và cha mẹ, thầy thưa: "Tôi sinh ra ở Macao, 29 tuổi, còn cha mẹ ở đâu tôi không biết".

Quan lại hỏi: "Thế nhưng ngươi phải biết các đạo trưởng ở đâu chứ?"

- "Tôi có biết các đạo trưởng nhưng không biết ở đâu. Tôi ở với Ðức Cha Tuấn và cùng bị bắt với ngài".

- "Vậy ngươi là tên có đạo, đã từ bao lâu?"
- "Vâng tôi là người Kitô đã theo đạo từ thuở bé".
- "Ai đã dụ dỗ mày theo đạo lầm lạc này?"
- "Ðạo của tôi không phải là tà đạo, nhưng là đạo chân thật".
- "Nhưng luật lệ của quốc gia đã cấm đạo này".
- "Luật của người ta không thể ngược lại luật của Thiên Chúa, luật nước như vậy không tốt".
- "Như vậy ngươi coi thường quốc gia và coi khinh đức vua?"
- "Tôi kính vua và rất mực yêu tổ quốc, nhưng trên hết tôi yêu Ðức Chúa Trời và lề luật của ngài".
- "Mầy là tên khốn nạn, hãy đạp thánh giá đi".
- "Thưa quan, xin đừng bắt ép tôi đạp ảnh, quan chỉ uổng mất thời giờ. Quan đã biết rõ ý định của tôi xin đừng hỏi han vô ích nữa".

Lần này quan không hỏi thêm nữa nhưng ra lệnh trói tay chân ngài vào cột và đánh đòn. Máu chảy lênh láng. Thầy bị đeo gông và cùm chân chờ án của triều đình, trong khi Ðức Cha Hermosilla, Ðức Cha Ochoa và Cha Almato được phúc tử đạo ngày 1-11.

Ngày mùng 5 tháng 11 năm Tân Dậu tức là 6-12-1861, quan đem ngài ra chém ở pháp trường Năm Mẫu ở ngoài tỉnh Hải Dương và ra lệnh cho người dân ở đây chôn xác tại chỗ chém. Sau này giáo dân ở Thọ Ninh và Lai Tê ban đêm đến lấy xác Ðức Cha Hermosilla, nhưng lâu quá sợ bị lộ nên để nguyên xác Thầy Khang như cũ.

Năm 1867 Thầy Hinh là anh ruột Thầy Khang đến lấy xác về chôn ở Kẻ Mốt. Khi Tòa Thánh ra lệnh điều tra để làm hồ sơ phong Chân Phước, hai linh mục đến làng Kẻ Mốt tìm xác nhưng không ai biết rõ xác thầy được chôn ở chỗ nào. Hai cha làm lễ cầu cho ngài và sau lễ sai người đào ở nhà bếp tức là lòng nhà nguyện cũ thì tìm ra hài cốt của Thầy Khang có hòn gạch ghi chữ: Xác thầy Khang tử vì đạo. Bên trong bình hài cốt có tấm giấy viết: Xác Thầy Khang tử vì đạo ở tỉnh Hải Dương năm Tân Dậu, Tự Ðức thập tứ niên cũng là năm 1861. Hài cốt thầy Khang được đưa vào chôn lại trong nhà thờ Kẻ Mốt.

Đã đọc: 1200


Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


oanh

Bài Mới Đăng
CN 3 PS B: Bình an
CN 3 PS B: Nỗi sợ
CN 3 PS B: Lòng tin
CN 3 PS B: Bình an của Chúa
CN 3 PS B: Nhân chứng bình an
CN 3 PS B: Chúa không bỏ cuộc với chúng ...
CN 2 PS B: Bình an nội tâm
CN 2 PS B: Thế nào là thái độ sống ...
CN 2 PS B: Cội nguồn của đức tin
CN 2 PS B: Thiên Chúa yêu chúng ta

Nghe nhiều tháng 04
Chúa đã đến
Lễ Phép Rửa C: Hãy sống xứng danh Kitô ...
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
CN 28 TN A: Cái ăn cái mặc
Mùng 2 Tết: Đạo hiếu
Lễ Chúa Ba Ngôi A: Mầu nhiệm tình yêu
CN 4 PS A: Ơn gọi linh mục và tu sĩ
54. Biết cân bằng cuộc sống
Ngày thứ 1: Thinh lăng & Bình an
CN 32 TN A: Khôn ngoan và khờ dại

Đọc nhiều tháng 04
Anh yêu em khác mọi người
Nhắc lại chuyện cũ
Chú thỏ tinh khôn
Khiếu kiện
Ly dị, trò chơi
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...
Còn anh thì sao ?
I'm sorry (Xin lỗi)
Ba sợi tóc vàng của con quỷ
Cánh cửa không bao giờ khóa


Album mới

 CN 4 Phục Sinh năm B 3

 CN 3 Phục Sinh năm B 3

 CN 2 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm