Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đã thấy và đã tin (Ga 20,1-10)     
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đón nhận ơn Phục Sinh      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Mặt trời hé mọc     
Canh Thức Vượt Qua  Mùa Phục Sinh    Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác (Lc 24,1-12)     
Thứ Sáu Tuần Thánh  Mùa Chay    Chúa chết vì ta (Ga 18,1-19,42)     
Thứ Năm Tuần Thánh  Mùa Chay    Thiên Chúa yêu đến cùng (Ga 13,1-15)     
Thứ Tư Tuần Thánh  Mùa Chay    Ai là Giu-đa ? (Mt 26,14-25)     
Thứ Ba Tuần Thánh  Mùa Chay    Đau đớn đợi chờ trong khoan dung (Ga 13,21-33.36-38)     
Thứ Hai Tuần Thánh  Mùa Chay    Cứ phung phí đi tình yêu ! (Ga 12,1-11)     
CN Lễ Lá  Năm B    Cuộc khổ nạn kéo dài (Mc 14,1-15,47)     
CN Lễ Lá  Năm B    Thiên Chúa ẩn dấu     
CN Lễ Lá  Năm B    Vụ án Baraba và Chúa Giêsu      (Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
CN Lễ Lá  Năm B    Bạo lực      (Lm. Anthony Trung Thành)
Thứ Bảy tuần lễ 5  Mùa Chay    Chết thay - Quy tụ (Ga 11,45-57)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5311
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 214
Khách: 214
Thành viên: 0



Truyền thuyết về cây Giáng sinh 


Truyền thuyết đầu tiên kể lại rằng: vị thầy tu và là nhà truyền đạo người Anh tên là St. Boniface đã tới thuyết giảng trong một Lễ Thánh đản tại bộ lạc Druid nằm trong thị trấn Geismar. Để chứng minh với người dân ở đây rằng cái cây sồi mà họ tôn thờ chẳng có gì thần thánh và bất khả xâm phạm cả, ông đã đốn gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Cây sồi đổ xuống làm gãy trụi các cây bụi nhỏ trừ một cây thông non. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cách giải thích về cây Giáng sinh mà truyền thuyết về thầy tu Boniface bắt nguồn từ đây. Chính Boniface, người đã nỗ lực thay đổi tín ngưỡng của bộ lạc nọ đã coi sự sống sót của cây thông non như là một điều kỳ diệu. ông nói: "Hãy để cho loài cây này được gọi tên là Cây của Chúa hài đồng". Về sau, các ngày lễ Giáng sinh ở nước Đức đều được tổ chức với các cây thông non.

Lịch sử về cây Giáng sinh còn được biết đến từ trước thế kỷ 16. ở Alsace (Elsass), vào năm 1561, cho biết " Không một người dân nào có gì trong ngày Giáng sinh ngoại trừ một cái cây bụi có độ dài bằng tám đôi giày". Vào thời gian này, các vật trang trí được treo lên cây, bao gồm hoa hồng được cắt bằng giấy mầu, táo, bánh thánh, quà tặng và đường. Đây là bằng chứng đầu tiên về lịch sử hình thành cây Giáng sinh. Vùng Strasbourg có tục lệ mang cây xanh vào nhà để trang hoàng trong suốt tuần lễ Noel (cây xanh nói chung, không nhất thiết phải là cây thông).

Phong tục ngày nay có mối liên hệ mật thiết với cây thiên đường treo đầy táo, được biểu diễn trong các vở kịch tôn giáo thời Trung Cổ. Các đồ vật dùng để trang trí trên cây Giáng sinh tượng trưng cho các vị Chúa. Rất nhiều vật hình chóp được làm từ gỗ đã thay thế cho cây thông trong ngày Giáng sinh. Vào thế kỷ 17, phong tục cây Giáng sinh đã trải rộng khắp nước Đức và xứ Scan-đi-na-vơ. Sau cùng, cây Giáng sinh đã được trang hoàng bằng nhiều đồ vật hơn, trước tiên là với nến và bánh kẹo, sau đó là táo và mứt, cuối cùng là các đồ vật lóng lánh được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.

Người ta cho rằng truyền thuyết về cây Giáng sinh ở các nước theo đạo Tin lành được bắt nguồn từ câu chuyện của Martin Luther. Mọi người tin rằng Martin Luther là người đầu tiên đã treo các ngọn nến được thắp sáng lên cành cây. Một buổi tối mùa đông trên đường trở về nhà, khi đang sáng tác một bài thuyết giảng, Luther bất chợt kinh ngạc khi nhìn thấy bao ngôi sao sáng lấp lánh giữa các cành cây. Để tái hiện lại cảnh đẹp này ở nhà mình, Luther đã đặt một cây xanh tại gian phòng chính và treo lên cành cây các ngọn nến được thắp sáng. ở nước Anh, phong tục cây Giáng sinh được Hoàng tử Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria phổ biến rộng rãi. Các cư dân Đức đã mang phong tục cây Giáng sinh tới châu Mỹ vào thế kỷ 17. Cây Giáng sinh ngoài trời trang hoàng bằng nến điện được đưa vào Phần Lan năm 1906 và Mỹ (New York) năm 1912. Trong nhật ký của Mathew Jahm sốngtại Lanscaster, Pennsylvania đề ngày 20 tháng 12 năm 1821 có ghi lại rằng cây Giáng Sinh và vô số các đồ trang trí của nó đã dành được sự quan tâm đầu tiên ở vùng đất mới này.

Cây Giáng sinh được du nhập vào Mỹ rất muộn. Đối với những người Thanh giáo sống ở New England thì Giáng sinh là một ngày lễ linh thiêng. Thủ lĩnh thứ hai của phái Thanh giáo William Bradford đã viết rằng ông ấy đã phải rất cố gắng để dập tắt "điều nhạo báng ngoại đạo" thuộc về sự tôn kính, sự trừng phạt và sự phù phiếm. Oliver Cromwell, một người rất có ảnh hưởng đối với dân chúng đã thuyết phục mọi người chống lại "phong tục ngoại đạo" từ các bài hát Giáng sinh, các vật trang trí Giáng sinh và bất cứ đồ vật nào đã làm mất đi tính linh thiêng của "sự kiện thần thánh này". Và kể từ đó đến nay cây Thông luôn là biểu tượng tốt lành trong dịp lễ Giáng Sinh và người ta thường gọi với cái tên trìu mến "Cây Giáng Sinh".

Back  Đã đọc: 1820


10 bài mới hơn
 
10 bài cũ hơn


Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


Rosa

Bài Mới Đăng
Lễ Lá năm B: Bất công
Lễ Lá năm B: Tạ ơn Chúa đã len lỏi ...
Lễ Lá năm B: Hai nét của tình yêu Thiên ...
Lễ Lá năm B: Tình thương và sự phản ...
Những tảng đá hay ngăn trở làm tâm ...
Lễ Thánh Giuse: Gương mẫu của người ...
Chúa đã làm gì để chạm vào tâm hồn ...
Lễ Thánh Giuse: Buông bỏ cái tôi
Trở về với Chúa (Ngày thứ 3)
Trở về với Chúa (Ngày thứ 2)

Nghe nhiều tháng 03
Lễ nhận tòa Giáo phận Vinh
Lễ Thăng Thiên C: Chứng nhân
Lễ Thăng Thiên B:Loan báo Tin Mừng
CN 28 TN B: Để Lời được lớn lên
CN 28 TN A: Tất cả đều được mời dự ...
CN 2 MC C: Mầu nhiệm cứu độ
CN 22 TN C: Đức khiêm tốn
CN 3 MV B: Căn phòng soi tỏ
CN 3 MV B: Tôi chỉ là, khi tôi không là
Dạy ẩn sĩ đọc kinh

Đọc nhiều tháng 03
Chuyện 2.000 năm rồi
Chuột nhiều vô kể
Ích lợi của hôn nhân
Chết 3 ngày sống lại
Khiếu kiện
Cuộc lữ hành đức tin
Những trang giấy trắng
Thần học về Thập giá
Tại sao chết?
Không thể lên thiên đàng


Album mới

 CN Phục Sinh 8

 Tam Nhật Thánh 6

 Lễ Lá năm B 2


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm