Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đã thấy và đã tin (Ga 20,1-10)     
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đón nhận ơn Phục Sinh      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Mặt trời hé mọc     
Canh Thức Vượt Qua  Mùa Phục Sinh    Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác (Lc 24,1-12)     
Thứ Sáu Tuần Thánh  Mùa Chay    Chúa chết vì ta (Ga 18,1-19,42)     
Thứ Năm Tuần Thánh  Mùa Chay    Thiên Chúa yêu đến cùng (Ga 13,1-15)     
Thứ Tư Tuần Thánh  Mùa Chay    Ai là Giu-đa ? (Mt 26,14-25)     
Thứ Ba Tuần Thánh  Mùa Chay    Đau đớn đợi chờ trong khoan dung (Ga 13,21-33.36-38)     
Thứ Hai Tuần Thánh  Mùa Chay    Cứ phung phí đi tình yêu ! (Ga 12,1-11)     
CN Lễ Lá  Năm B    Cuộc khổ nạn kéo dài (Mc 14,1-15,47)     
CN Lễ Lá  Năm B    Thiên Chúa ẩn dấu     
CN Lễ Lá  Năm B    Vụ án Baraba và Chúa Giêsu      (Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
CN Lễ Lá  Năm B    Bạo lực      (Lm. Anthony Trung Thành)
Thứ Bảy tuần lễ 5  Mùa Chay    Chết thay - Quy tụ (Ga 11,45-57)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5311
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 104
Khách: 104
Thành viên: 0

1. Thánh Đaminh, người có tấm lòng

Trong thời gian thánh Đa Minh theo học tại Valencia, xảy ra một nạn đói hoành hành hầu như khắp cả nước Tây Ban Nha. Cảm động trước nỗi khốn khổ của những người bần cùng và vì lòng thương cảm, thánh Đa Minh quyết định hành động, dựa theo lời khuyên của Chúa và trong khả năng của mình, để nâng đỡ những người bần cùng đang phải khốn khổ và đối diện với cái chết. Do đó thánh nhân quyết định bán sách vở mình đang có (dù rằng rất cần) và mọi thứ người có. Có được món tiền, thánh nhân phân phát hết cho người nghèo (LIB 10).

Mối thương cảm trước cảnh nghèo khổ đã đụng chạm đến tâm hồn chàng sinh viên trẻ tuổi và sẽ không bao giờ rời bỏ chàng nữa. Lòng thương xót là nét đặc trưng đầu tiên nơi con người thánh Đa Minh. Khởi đầu các bài suy niệm cùng với thánh Đa Minh, cần phải cùng với người xác định mối thương cảm trong tâm hồn chúng ta.

Theo ý nghĩa, thương cảm là thái độ nội tâm đặt con người vào mối hiệp thông với nỗi khổ đau của người khác. Đức Giêsu đã có nỗi thương cảm này. Người đau khổ với ai đau khổ, người chia sẻ nỗi mệt nhọc của họ. Người chuyển thông cho các môn đệ cảm thức này. Nỗi khổ đau của con người làm cho Đức Giêsu xao xuyến.

Giống như chàng thanh niên giàu có muốn đi đến cùng, chàng thanh niên Đa Minh cũng có hành động tương tự. Như người thanh niên ấy, thánh Đa Minh tìm đến với Chúa. Người muốn đạt được sự sống đời đời. Người đã thi hành các giới răn, và khi nghe được tiếng gọi bên trong là hãy bán hết tài sản, chàng thanh niên Đa Minh đã nghe theo. Người thực hiện cách tự ý, vì cảm thấy sự thúc bách. Người không cho những gì dư thừa, nhưng trao tặng điều ích lợi nhất, cần thiết nhất cho mình, đó là những cuốn sách tự tay người ghi chép.

Còn Đức Giêsu, cảm thương trước đám đông đang bị đói, người đã làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều. Thánh Đa Minh thực hiện điều con người có thể làm, nhưng ít người thực hiện. Thánh nhân trao tặng cái mình đang có. Người không đọc diễn từ dài dòng về sự nghèo khó, nhưng mau mắn thực hành như trái tim mách bảo. Cũng như thánh Vinh sơn Phaolô sau này, người không muốn giải quyết tất cả những vấn đề đói khổ trong thế giới. Người làm điều mình có thể. Và điều người có thể, người đủ can đảm để thực hiện.

Một trong những tu sĩ đầu tiên, một người đáng tin cậy, là anh Stêphanô đã làm chứng trong án phong thánh:

“Đầy lòng xót thương và cảm động, anh Đa Minh đã bán những cuốn sách tự tay anh ghi chú và trao tặng cho người nghèo, cùng với những vật dụng khác anh có. Anh nói: “Tôi không muốn học trên những tấm da chết, trong khi có những người chết vì đói”. (VIE 35)

Thánh Đa Minh không phải là một người tình cảm, thánh nhân là người có tấm lòng. Người không thể chịu đựng nổi khi có những người phải sống trong cảnh khốn cùng. Khi còn rất trẻ, thánh nhân đã phản ứng lại trước những nổi khổ vật chất do nạn đói gây ra, sau này người sẽ phản ứng lại trước những nổi khổ tinh thần của những người nam và nữ bị lôi kéo vào lạc giáo.

Thánh Đa Minh là người có tấm lòng. Cùng với người bạn sống cùng thời là thánh Phanxicô Assisi, người chia sẻ mối bận tâm là noi gương Đức Kitô nghèo khó. Ngừơi nhận ra rằng sự nghèo khó đích thực của Đức Giêsu không là sự nghèo khó về vật chất, cũng không phải là vì Đức Giêsu không có chỗ nghỉ chân, không có chỗ dựa đầu, nhưng sự nghèo khó ấy được diễn tả qua việc Người “không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa”. Sự nghèo khó ấy được tỏ lộ qua mối thương cảm khi thấy đàn chiên không người chăn dắt.

Thánh Đa Minh đã nhận từ Chúa Thánh Thần ân sủng là lòng thương xót trước nỗi đau khổ của người khác. Người đã tỏ hiện khi nạn đói xảy ra tại Valencia và người sẽ còn tỏ hiện trong suốt cuộc đời.

Ơn gọi của thánh Đa Minh cũng được hướng dẫn do lòng thương cảm ấy. Thánh nhân đã thực sự xao động khi nhận thấy nỗi khổ của những người lầm lạc, ra khỏi đức tin chân thật và khỏi mối hiệp thông với Giáo Hội do những người giảng thuyết Cathares đang lánh nạn tại miền tây nam nước Pháp sau khi bị truy đuổi khắp nơi. Sẽ thật chính xác hơn khi nhìn thấy nơi thánh Đa Minh một con người thực sự nhậy cảm, nói đúng hơn người không thể chịu đựng nổi khi nhìn thấy những sự rối ren.

Rất nhiều nhân chứng đã nhìn thấy thánh Đa Minh khóc. Như Đức Giêsu thương khóc khi thấy thành Giêrusalem dửng dưng trước sự điệp tình yêu của Người, thánh Đa Minh khóc trước nỗi khốn khổ của thế giới nghèo đói. Người cũng khóc khi cử hành thánh lễ, dường như người nhận lấy cuộc khổ nạn của Đức Kitô làm của mình. Thánh Đa Minh cùng chịu đau khổ với Đức Kitô vì Thiên Chúa không được yêu mến như người đáng được. Thánh nhân cùng chịu đau khổ với đức Giêsu vì con người không đón nhận sứ điệp Tin Mừng là tin mừng chỉ nói về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.

Lòng thương cảm ấy không chỉ là lý thuyết xuông nhưng làm thay đổi cả cuộc đời của Đa Minh, và thánh nhân để cho lòng thương cảm ấy hướng dẫn. Chính lòng thương cảm ấy làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của Đa Minh. Nếu như thánh nhân lưu lại Lauragais, thay vì trở về quê nhà sống cuộc đời đều đặn, đó chính là vì người đã nhận ra một lời mời gọi, một sức mạnh mà người không thể chối từ.

Thánh Đa Minh là người có tấm lòng. Sau này người ta sẽ thấy đó không phải là một người yếu ớt, dễ khóc khi thấy máu chảy. Thánh Đa Minh là người khả năng để quyết định. Nhưng tự thâm sâu, chính trái tim lên tiếng nói.

Hơn một lần thánh nhân đã là người an ủi các anh em. Nếu thấy một anh em nào ưu phiền, người đến với họ và nói với họ. Người khuyến khích họ chỗi dậy và giúp họ tin vào Thiên Chúa quan phòng. Như người ta thuật lại, lời nói của người dịu dàng, người nhận ra nỗi đau của anh em, và họ sẽ ra đi, đầy an ủi và phấn chấn.

Đó là một nét đặc trưng trong cuộc đời thánh Đa Minh được kể lại trong chứng từ của chị Cecile, một trong những người đầu tiên gia nhập đan viện do thánh Đa Minh thành lập. Nhiều lần chị đã nghe thánh Đa Minh nói chuyện tại phòng hội đan viện và đã sống với thánh nhân nhiều năm: “Thánh nhân luôn tươi cười và vui vẻ, trừ những lúc xúc cảm vì nỗi phiền muộn của người khác” (VIE 124).

Người ta có thể nói rằng thánh Đa Minh có lối cảm xúc của phụ nữ, một thứ trực giác đoán định được điều sẽ xảy đến và biết phản ứng thích hợp với hoàn cảnh.

Người kế vị thánh Đa Minh trong vai trò lãnh đạo Dòng là chân phước Giođanô Saxonia đã tả lại chân dung của thánh tổ phụ trong cuốn Libellus, là một cuốn sách nhằm giúp cho anh em muốn tìm hiểu những hoàn cảnh liên quan đến việc thành lập Dòng, và những giai đoạn đầu tiên của Dòng Giảng Thuyết. Chân phước viết:

“Thánh Đa Minh có một tâm hồn rất quân bình, trừ ra một nỗi khốn khổ của ai đó làm cho người phải bối rối và thương cảm” (LIB 103).

Dưới đây là vài lời vắn tắt mô tả chân dung tinh thần đầy cảm động và chính xác:

“Thánh Đa Minh đón nhận mọi người với lòng bác ái bao la, và bởi vì thánh nhân yêu mến mọi người, nên được mọi người yêu mến. Người có luật riêng cho mình là vui với người vui và khóc với người khóc, đầy lòng thương cảm và tận tâm lo cho người khác, đồng chịu nổi khổ đau với người khác”. (LIB 107)

Thánh Đa Minh sống rất tự nhiên mối thương cảm này. Được Đức Giêsu thấm nhập, người để cho Đức Kitô sống trong mình, và nhận từ nơi Chúa những phản ứng. Người không thể nào gần một nỗi khổ đau mà không cảm thấy xúc động. Người có trái tim của những người con đích thực của Thiên Chúa, những thần học gia chân chính, như các diễn tả sau này của một người trong số những người con trong Dòng là thánh Tôma Aquinô.

Thánh Đa Minh cũng mong muốn rằng các anh em của người chia sẻ cùng một nỗi thương cảm ấy. Người muốn rằng các anh em ra đi rao giảng với một lệnh truyền duy nhất: đem đến cho con người đang rơi vào cảnh khốn cùng thể lý, tinh thần, và thiêng liêng, câu trả lời phát xuất từ trái tim của Thiên Chúa. Và để các anh em luôn biết nhậy cảm, để tâm hồn của họ không bị chai lì, để họ không được quên lý do hiện hữu của mình, thánh nhân yêu cầu họ phải yêu mến đức thanh bần.
Đối với thánh Đa Minh, đức thanh bần là dấu chỉ nhờ đó người ta nhận ra những nhà giảng thuyết đích thực luôn sẵn sàng trong bàn tay của Thiên Chúa, những nhà giảng thuyết thực sự yêu mến Đức Kitô đến nỗi trao phó mọi sự cho người. Nhiều nhân chứng đã cho biết thánh Đa Minh là người thực sự yêu mến đức thanh bần (LIB 108).

Trong ngày đầu tiên của dịp tĩnh tâm cùng với thánh Đa Minh, cùng với người chúng ta suy niệm về tình yêu bao la đã thiêu đốt tâm hồn Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu đã dẫn người tới thập giá và cũng là tình yêu người đã đổ tràn tâm hồn các tín hữu.


10 bài mới hơn
  2. Thánh Đa Minh : Con người quyết định
  3. Thánh Đa Minh : Con người đứng đầu
  4. Người của Thiên Chúa
  5. Con người cầu nguyện
  6. Thánh Đaminh, Con người của Lời
  7. Thánh Đaminh, Con người ký ức
  8. Thánh Đaminh, Con người quản trị
  9. Thánh Đaminh, Con người tri thức
  10. Thánh Đaminh, con người từng trải
  11. Thánh Đaminh, con người thập giá
10 bài cũ hơn

Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


chu_1998

Bài Mới Đăng
Lễ Lá năm B: Bất công
Lễ Lá năm B: Tạ ơn Chúa đã len lỏi ...
Lễ Lá năm B: Hai nét của tình yêu Thiên ...
Lễ Lá năm B: Tình thương và sự phản ...
Những tảng đá hay ngăn trở làm tâm ...
Lễ Thánh Giuse: Gương mẫu của người ...
Chúa đã làm gì để chạm vào tâm hồn ...
Lễ Thánh Giuse: Buông bỏ cái tôi
Trở về với Chúa (Ngày thứ 3)
Trở về với Chúa (Ngày thứ 2)

Nghe nhiều tháng 03
Lễ nhận tòa Giáo phận Vinh
Lễ Thăng Thiên C: Chứng nhân
Lễ Thăng Thiên B:Loan báo Tin Mừng
CN 2 MC C: Mầu nhiệm cứu độ
CN 22 TN C: Đức khiêm tốn
CN 28 TN B: Để Lời được lớn lên
CN 3 MV B: Căn phòng soi tỏ
CN 28 TN A: Tất cả đều được mời dự ...
25. Để hạnh phúc đến thật tự nhiên
CN 3 MV B: Làm chứng về ánh sáng

Đọc nhiều tháng 03
Chuyện 2.000 năm rồi
Chuột nhiều vô kể
Ích lợi của hôn nhân
Chết 3 ngày sống lại
Khiếu kiện
Cuộc lữ hành đức tin
Những trang giấy trắng
Thần học về Thập giá
Tại sao chết?
Không thể lên thiên đàng


Album mới

 CN Phục Sinh 8

 Tam Nhật Thánh 6

 Lễ Lá năm B 2


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm