Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Ba tuần lễ 5  Mùa Phục Sinh    Bình an của lòng thương xót (Ga 14,27-31a)     
Thứ Hai tuần lễ 5  Mùa Phục Sinh    Vâng lời vì yêu mến (Ga 14,21-26)     
CN 5 PS  Năm B    Ở lại trong Chúa (Ga 15,1-8)     
CN 5 PS  Năm B    Nếu hạt lúa chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác      (Lm. Trầm Phúc)
CN 5 PS  Năm B    Giao ước mới      (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc)
CN 5 PS  Năm B    Xin tôn vinh danh Cha      (Gm. Phêrô Kiều Công Tùng)
Thứ Bảy tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Gặp gỡ Thiên Chúa (Ga 14,7-14)     
Thứ Sáu tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Tình yêu trọn vẹn (Ga 14,1-6)     
Thánh Mác-cô, tác giả Tin Mừng (25/4)  Mùa Phục Sinh    Cần được Chúa Kitô lấp đầy ! (Mc 16,15-20)     
Thứ Tư tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Lời Chúa là ánh sáng đời tôi (Ga 12,44-50)     
Thứ Ba tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Thuộc về đoàn chiên Chúa (Ga 10,22-30)     
Thứ Hai tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Kẻ quen người lạ là ai ? (Ga 10,1-10)     
CN 4 PS  Năm B    Đẹp người đẹp đạo (Ga 10,11-18)     
CN 4 PS  Năm B    Nghe - Biết - Theo      (Lm. Trịnh Ngọc Danh)

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5333
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 187
Khách: 187
Thành viên: 0

3. Ơn Thánh và đức tin trong cuộc sống người tín hữu

Ơn thánh là sự sống - sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi giữa nhân loại. Đức Giêsu Kitô con Thiên Chúa đã đem sự sống thần linh này xuống hành tinh nhỏ bé của chúng ta. Nó không phải là đường thẳng cắt ngang qua giai điệu hoà hợp của vũ trụ. Nó là một nhân tố làm hoàn thiện con người, thể hiện cao nhất của vũ trụ. Thiên khảo luận về ơn thánh phải được gọi là môn sinh học siêu nhiên. Bởi lẽ các luật lệ của đời sống tự nhiên, là phản ánh mờ nhạt của những qui luật đời sống ơn thánh. Ngay cả ý niệm về nguồn gốc sinh học, tức qui luật của mọi sự sống, đều phát sinh từ sự sống có trước: Không có sự sống tự phát, là một chân lý tự nhiên, sửa soạn trí khôn để chấp nhận chân lý siêu nhiên, rằng cuộc sống tự nhiên của con người chẳng thể sinh ra đời sống siêu nhiên. Cho nên, sự sống siêu nhiên phải là một ơn huệ. Chỉ có sự sống mới ban cho sự sống. Và chỉ có sự sống mới có thể đến từ sự sống. Omne vivum ex vivo (mọi sự sống đến từ sự sống khác). Định luật này đúng trong thế giới tự nhiên và cũng đúng ở lãnh vực siêu nhiên. Sự sống của Thiên Chúa, tức ơn thánh, là món quà hoàn toàn do Thiên Chúa ban tặng, và chúng ta không hề có quyền đòi hỏi. Sự sống này Ngài ban cho Adong thuở xưa. Nhưng bây giờ được Adong mới, Đức Giêsu Kitô, phục hồi cho nhân loại, nhờ công nghiệp của Ngài.
Toàn thể trật tự tạo dựng thiên nhiên cho chúng phương pháp loại suy phẩm chất của ơn thánh, như là một món quà tặng. Thí dụ nếu một hòn đá, như tảng Gibraltar chẳng hạn, tự dưng nẩy lên một bông hoa, việc làm của nó vượt quá bản tính tự nhiên của đá. Lại nữa, nếu một bông hồng ngày nào đó đột xuất có cảm giác, biết nghe, biết xem, biết cảm xúc, thì đó cũng là một hành động vượt trên bản tính. Bông hồng không tự thân làm được như vậy. Hành động của nó không có sẵn trong bản tính của loài hoa hồng. Nếu một con vật, con chó chẳng hạn, bỗng nhiên nói được, suy luận được, rao giảng lẽ khôn ngoan. Nó hành động trên bản tính của mình là chỉ biết sủa, biết vẫy đuôi mừng. Lý luận không phải là bản tính của loài chó. Tương tự như vậy, nhưng ở mức độ sâu sắc hơn gấp bội, loài người vẫn chỉ là thụ tạo của Thiên Chúa, nay được làm con cái Ngài qua ơn thánh, là phần tử của gia đình Ba Ngôi và là huynh đệ với đức Giêsu Kitô, thực là số phận vượt tự nhiên của con người, một ân huệ siêu nhiên vượt qua mọi nhu cầu khẩn thiết và khả năng của bản tính con người, thậm chí hơn cả việc tảng đá trổ hoa.
Ơn thánh giúp người ta trở nên tốt hơn một tạo vật mới, cao hơn rất nhiều so với tình trạng cũ, thậm chí hơn cả tình huống con vật dám giảng giải sự khôn ngoan ông Socrates. Trong tất cả ân huệ của công trình tạo dựng, chẳng có ơn nào sánh kịp việc Thượng Đế gọi loài người là “con” và loài người được phép gọi Thượng Đế là “Cha”. Sự khác biệt căn bản giữa đời sống tự nhiên của con người và đời sống siêu nhiên, nằm ở chỗ đời sống ơn thánh không do phát triển, mà do sinh sản. Nguồn sống giữa hai chủng loại sống cũng khác. Một đàng là tính làm cha kiểu nhân loại, đàng khác Thiên Chúa là Cha kiểu Thần Linh, khoảng cánh của vương quốc khoáng sản với vương quốc thực vật chỉ là bề dày của sợi tóc. Nhưng khoảng cách giữa đời sống tự nhiên và siêu nhiên là vô hạn. “Không ai ở bên này sang bên đó được hay ngược lại”.
Trong mắt Thiên Chúa thế gian chia làm hai hạng người, mặc dầu tất cả đều là con Thiên Chúa, do Ngài dựng nên. Nhưng không phải tất cả đều chấp nhận ơn huệ siêu nhiên một cách xứng đáng. Họ từ chối ơn Ngài để chọn thế gian. Xin đừng quên rằng toàn khối chứa đựng từng phần, và rằng trong cuộc sống hoàn thiện, chúng ta cũng được hưởng các niềm vui của cuộc sống hữu hạn, trong mức độ vô hạn. Cả hai hạng con đều được sinh ra, một theo xác thịt, hạng khác theo thần khí. “Điều chi sinh bởi xác thịt, thì là xác thịt, điều chi sinh bởi thần linh thì là thần linh”. Sinh bởi xác thịt tháp nhập vào đời sống của Adong. Sinh bởi thần linh – bởi nước và Thánh Thần – tháp nhập vào Chúa Kitô. Như vậy con Thiên Chúa có hai lần sinh ra. Còn con loài người chỉ một lần sinh ra mà thôi. Sự sinh ra chân thật ở nơi các con Thiên Chúa. Họ sinh lại bằng nước và Thánh Thần chứ không vào lòng mẹ để được sinh ra lần nữa. Bởi lẽ, “xác thịt thì nào có ích gì”. Có ích là sinh bởi Thiên Chúa làm con cái Ngài và được nhận làm thừa tự với Đức Kitô.
Con cái Thiên Chúa nhờ địa vị làm con, được quyền thừa huởng nước trời. Họ sẽ nhận quyền này lúc chết. Con cái loài người chỉ được hưởng của cải thế gian. Của cải này mục nát hay mối mọt đục khoét và trộm cắp lấy đi. Con cái Thiên Chúa có trong mình hạt giống vinh quang và hạnh phúc vĩnh cửu. Con cái loài người không được vậy. Họ chỉ có đời này mà thôi. Tuy nhiên còn nhiều khác biệt giữa hai loại con cái. Loại có ơn thánh và loại không có. Chúng khác biệt hơn là giữa hai linh hồn cùng có ơn thánh nhưng một linh hồn còn ở đời này, linh hồn khác đã lên cõi phúc trường sinh. Lý do là như thánh Thomas Aquino nói ơn thánh là hạt giống vinh quang mà ngày nào đó sẽ nở ra bông hoa vinh hiển, tương tự như hạt sồi sẽ nở thành cây sồi. (Summa 2-2 q-24, art 3 ad 2: Gratia nihil aliud est quam quaedam inchoatio glorioe aeternoe = ơn thánh chẳng là gì khác hơn khởi sự của vinh quang vĩnh cửu). Nhưng linh hồn không có ơn thánh chẳng hy vọng được khả năng ấy. Thánh Gioan nói: “Các con thân mến, bây giờ chúng ta là con Thiên Chúa, và chưa được tỏ ra như thế nào. Nhưng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. (1Ga 3,2).
Tôi lấy làm ngạc nhiên: thế giới ngày nay khâm phục thuyết tiến hóa, mà lại không thấy ơn thánh Chúa Giêsu mang xuống cho thế gian là câu trả lời đầy hy vọng ! Một trong các lý do thuyết tiến hóa được đánh giá cao là vì những lời hứa hẹn của nó cho tương lai. Nhưng cho dù ở hình thức thô thiển nhất nó cũng chỉ giải nghĩa sự tiến hóa bên dưới con người. Nhưng ơn thánh là sinh thái siêu nhiên, hiện hữu một khả năng, một hứa hẹn vinh quang cho con người. Vinh quang vượt trên mọi tưởng tượng. Khả năng không phải trở nên siêu nhân mà con cái Thiên Chúa. Trong lĩnh vực tiến hóa chẳng có thể hiện nào sánh được với thể hiện “tạo vật mới” của bí tích rửa tội. Cho nên sự vĩ đại thực sự của cuộc sống không phải trồi lên từ bên dưới mà là ân huệ từ trời cao: “Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào”.
Con người có khả năng sống ở một trong ba cấp bậc: súc vật, ở mức này người ta hài lòng với thân xác mà thôi, tức các khoái lạc xác thịt, ăn uống, vui chơi, giới tính, sinh sản. Khi tất cả một xã hội đều sống ở mức độ này. Ông Sorokin gọi là “văn hóa cảm giác”. Nếu như lý trí được sử dụng đi nữa thì chỉ có mục tiêu là khám phá các phương tiện giải trí tốt hơn, tìm kiếm nhiều sung sướng xác thịt hơn, cho hợp với bản năng súc vật. Mức thứ hai cao hơn là mức độ trí khôn. Lúc này hắn theo đuổi một đời sống tự nhiên tốt, bênh vực các đức tính nhân bản nhưng không nhiệt tâm lắm. Dưới ảnh hưởng chỉ nguyên của lý trí mà thôi hắn sống khoan dung, thương người, nhường nhịn và đóng góp vào các công việc chung. Nhưng hắn từ chối tin rằng còn có những sức sống cao hơn nữa mà trí khôn của hắn không với tới được. Thứ ba, mức độ cao hơn hai mức trên, tức sống thiêng liêng, ở mức này, nhờ ơn Thiên Chúa chúng ta được nâng lên trật tự siêu nhiên và trở thành con cái Thiên Chúa.
Ba mức độ này có thể so sánh với ngôi nhà ba tầng. Tầng thứ nhất sơ sài không trang bị gì hết trơn. Tầng thứ hai có chút tiện nghi, bàn ghế. Tầng thứ ba sang trọng, có nhiều tiện nghi, ngăn nắp, đầy yên vui và bình an. Một linh hồn sống chỉ ở mức cảm giác sẽ chê cười đề nghị rằng còn có mức sống cao hơn. Họ bảo đó chỉ là tưởng tượng ngu xuẩn, chẳng làm chi có tầng thứ hai. Họ chỉ sống theo dục vọng của mình mà thôi. Đa số nhân loại sống trong mức này. Cao hơn nữa, nếu bạn đề nghị với những người sống ở mức thứ hai, biết dùng lý trí, thì họ sẽ cười vào mặt bạn, làm gì có chuyện như thế, (truyện ngớ ngẩn). An bình của trí khôn trở thành bình an của tâm hồn. Họ không hề có tư tưởng nào về trật tự siêu nhiên. Họ coi các điều ở tầng thứ ba là phi lý, là kết quả của trí tưởng tượng nơi mấy ông tu trì điên khùng, giống như tuyết lạnh trên các cửa sổ bằng kiếng hay tầng kem trên các bánh ngọt, không cần thiết bao nhiêu. Họ chấp nhận trong vũ trụ có một sự đảm nhận đồng hóa. Và tiến trình là từ thấp lên cao theo đường thẳng đứng, đất đá cho đến con người. Nhưng khi đến con người thì họ dừng lại không tiến thêm hơn nữa. Họ không chấp nhận còn khả năng phát triển nào khác. Họ nhìn tiến trình quá khứ cho đến khi con người thành hình, từ đấy họ chỉ chấp nhận phát triển chiều ngang, không còn chiều dọc nữa. Tiến bộ của con người lúc này là về các kỹ thuật điều khiển thiên nhiên, của cải, tài sản và thu tích thêm giầu sang – tất cả ở bên ngoài con người mà thôi. Những người từ chối leo lên tầng thứ ba, giống như hai con nòng nọc ếch nhái. Một hôm chúng tranh luận với nhau rằng thiên hạ bảo có khả năng hiện hữu một vương quốc cao hơn vương quốc nòng nọc. Con nòng nọc tiến bộ nói với bạn: “ Tôi nghĩ tôi sẽ ngóc đầu khỏi mặt nước để xem thế giới bên trên ra sao ?” Bạn nó trả lời: “Ngu xuẩn vừa vừa chứ. Làm gì còn thế giới nào khác ngoài vương quốc thủy quái ?”.
Cho nên con người có trí khôn phải đặt câu hỏi căn bản: Nếu khoáng chất có thể bước lên đời sống thực vật, thực vật lên động vật và động vật bước vào con người thì tại sao con người không thể tiến xa hơn nữa ? Con người là đỉnh cao của toàn thể hữu hình tại sao lại không được thâm nhập vào một trật tự tiến bộ hơn ? Cây bông hồng không được phép nói rằng, không có sự sống nào khác cao hơn mình, thì con người cũng không có thẩm quyền nói mình là tận cùng tạo vật. Thực tế con người luôn ấp ủ khát vọng sống vĩnh cửu, sự thật và tình yêu.
Ở mức độ thứ ba, cuộc sống siêu nhiên không phải là cuộc sống lớn lên từ thiên nhiên giống như cây sồi lớn lên từ hạt sồi. Nó là cuộc sống hoàn toàn ở bình diện khác, một khởi sự hoàn toàn mới. Sự phát triển của nó khác với sự tiến triển dần dần của thiên nhiên, phát triển tự nhiên làm cho con người trở nên dần dần tốt hơn, dần dần khoan dung, dần dần rộng lượng, dần dần công bình, bác ái, bớt ích kỷ, bớt ghen ghét, bớt tham lam đến độ hắn được thiên hạ coi là người tín hữu và công dân của nước trời. Đời sống siêu nhiên không như vậy. Nó theo một tiến trình khác.
Trong thế giới vật lý, có định luật gọi là luật quán tính. Một vật nào đó ở thể tĩnh, hoặc thể động đường thẳng, chỉ có thể thay đổi trạng thái nhờ một lực từ bên ngoài tác động vào. Con người cũng chịu ảnh hưởng của luật này. Nghĩa là hắn sẽ ở mãi mãi trong tình trạng hiện thời cho đến khi một lực từ bên ngoài lôi kéo hắn. Hẳn sẽ ở mãi trong dòng chảy tự nhiên, cho đến khi ơn Chúa thay đổi hắn. Hòn đá sẽ không biến đổi thành con voi, con voi thành người, người theo bản tính, chỉ là một tạo vật của Thượng Đế, cũng giống như hòn đá, con chim, là thụ tạo của Thiên Chúa. Nhưng ở con người phản ánh một vài thuộc tính của tạo hóa cách rõ rệt hơn. Các thụ tạo khác như trăng sao, cây cối cũng phản ánh nhưng mờ nhạt. Nói cho ngay, con người không có danh hiệu để sống bậc siêu nhiên. Nhưng một khi Thiên Chúa đã ban cho nó từ thuở ban đầu, thì nó được hưởng vĩnh viễn. Cho nên trong ý nghĩa nào đó, hiện tại mỗi người là một hoàng đế sống lưu vong. Đặc ân làm con Thượng Đế, được phép gọi Thượng Đế là Cha không còn nữa, mà hắn thì bất lực không chuộc lại danh nghĩa ấy được, tựa như chiếc ly thủy tinh đòi có sự sống vậy.
Cho nên làm thế nào con người lại được ơn huệ thần linh ? Câu trả lời không khó, con người phải tuân thủ một qui luật khác xem ra là luật chung của vũ trụ. Trong khi giữ nguyên sự phân biệt giữa tự nhiên và ơn thánh, chúng ta suy gẫm về con đường mà khoáng vật tiến vào đời sống thực vật và thực vật vào đời sống động vật. Con đường ấy như Chúa Giêsu dạy phải chết đi cho chính mình. Trước khi thực vật được sống cuộc đời động vật, nó phải nhổ rễ lên và đi qua hàm răng sự chết của súc vật để biến thành xương thịt của động vật. Cùng một cách thế, động vật muốn sống cuộc đời lý trí của con người, thì phải trải qua cái chết trong nước, lửa và răng miệng con người tức qua vườn cây dầu và núi sọ của chúng mà đến kiếp làm người. Như vậy bất cứ cái chi trên mặt đất này phải chết đi cho chính mình, hiến tế chính mình để được sống đời hoàn hảo hơn. Chẳng có chi “sinh ra” cho cuộc sống cao hơn, trừ phi “sinh ra” từ trời cao. Nếu cây cỏ biết nói, nó sẽ khuyên nhủ khoáng sản: “Trừ phi các bạn sinh ra lần thứ hai, các bạn không có khả năng tiến vào vương quốc của chúng tôi đâu”. Và nếu súc vật biết nói, chúng sẽ chỉ cho các thực vật và khoáng vật: “Trừ phi các bạn sinh ra lần nữa, các bạn không thể nhập bọn với chúng tôi trong vương quốc động vật”. Những thăng cấp này mang dấu vết loại suy mờ nhạt và xa xôi với số phận của chúng ta. Ở trong trường hợp của Chúa Giêsu, Ngài biết nói, Ngài là Ngôi Lời, Ngài nói với mỗi người dương gian: “Trừ phi các anh sinh ra lần nữa bởi nước và Thánh Thần, các anh không được vào nước Thiên Chúa”. Sinh lại như thế là Bí tích Rửa Tội. Dìm mình vào nước tái sinh của Bí tích này, chúng ta chết cho cuộc sống tự nhiên và khởi sự cuộc sống thần linh, không như thụ tạo nữa, mà như con cái trong gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi, lúc ấy chúng ta được quyền gọi Thiên Chúa là “Cha”. Như cây cỏ chết đi và được chôn vùi đối với kiếp sống thực vật, thì con người trong đường lối cao hơn, cũng phải chôn vùi với Đức Kitô trong phép rửa vào cái chết của Ngài, để được sống lại với Ngài từ cõi chết, bằng vinh quang của Chúa Cha, ngõ hầu chúng ta có thể “bước đi trong đời sống mới” (Rm 6,4).
Đời sống thiêng liêng thông ban cho chúng ta chủ yếu qua các bí tích. Cuộc sống thường nhật của chúng ta liên kết xoắn xít với các “bí tích” trong nghĩa rộng. Nghĩa là chúng chứa đựng, cất giấu và bảo tồn những chi chúng che lấp. Thí dụ: Việc vỗ tay hay ôm hôn đều có ý nghĩa dấu ẩn. Chúng ta không nên bực dọc về chuyện đó, tuy nhiên cái hôn có thể là một lối diễn tả nghèo nàn tình yêu, như Giuđa ôm hôn Chúa Giêsu để trao nộp Ngài. Ngược lại, những người yêu nhau thực sự không bao giờ cảm thấy hành động ôm hôn của họ chia rẽ họ, cản lối họ, hay nhạo báng tình yêu của họ. Chỉ vì chúng là những việc bề ngoài và vật lý. Nó là những chi diễn tả tình cảm bên trong của trái tim. Cũng vậy, các bí tích là những nụ hôn của Thiên Chúa, để Ngài đổ tình yêu vào tâm hồn nguội lạnh và làm no thảo các kẻ đói khát đời sống thiêng liêng.
Như vậy các bí tích truyền thông đời sống của Thiên Chúa cho chúng ta. Có tiến trình song song giữa đời sống vật lý và đời sống thiêng liêng. Những yếu tố nào cần thiết cho cuộc đời thể xác ? Có 5 yếu tố cho cá nhân và hai cho toàn xã hội. Như mọi người, chúng ta phải sinh ra, lớn lên, ăn uống, bệnh nạn, và tử vong. Đời sống chung là trật tự xã hội hay chính phủ và truyền sinh cho thế hệ kết tiếp, tức hôn phối. Bẩy biến cố này có tiến trình song song trong đời sống siêu nhiên, gọi là bẩy bí tích. Trước hết chúng ta phải sinh lại trong đời siêu nhiên gọi là bí tích Thánh tẩy hay Rửa tội. Thứ hai phải lớn lên trong đàng thiêng liêng và đạt tới mức trưởng thành của người tín hữu. Đó là bí tích Thêm sức. Muốn lớn lên thì phải nhờ lương thực nuôi dưỡng bằng bánh bởi trời hay bí tích Thánh Thể. Sống thì cũng có lúc trở trời trái gió, bệnh nạn xẩy tới, chúng ta phải chữa trị các vết thương thiêng liêng. Đó là bí tích Thống hối, Hòa giải. Cuối cùng là sự chết, chúng ta phải nhổ rễ mọi dấu vết của tội lỗi, tức là các yếu đuối tinh thần. Hay là bí tích Xức dầu bệnh nhân. Xét về cuộc sống xã hội, bởi từ bản tính chúng ta là con vật xã hội, sống thành tập thể chứ không sống riêng lẻ thì lấy đâu ra nhu yếu phẩm cho sự sinh tồn ? Phải sống cùng người khác. Cho nên cần có sự quản trị chung. Đời sống thiêng liêng cũng vậy, đó là bí tích Truyền chức thánh. Và cuối cùng phải tiếp tục truyền sinh cho các thế hệ kế tiếp nhờ bí tích hôn phối. Chúng ta có đầy đủ bẩy biến cố trong đời sống siêu nhiên cũng như trong trật tự vật lý. Và như vậy đời sống thiêng liêng là sự hoàn hảo của đời sống tự nhiên. Chúa Giêsu thiết lập bảy bí tích như những máng chuyển ơn cho nhân loại. Bể chứa ơn là trên ngọn núi Calvario. Hồng Y Newman viết: “Chúng ta tiến đến bể chứa và mặc dầu sự tăm tối, chân tay chúng ta, đầu óc chúng ta, mặt mũi chúng ta, môi miệng chúng ta trở nên nhạy cảm với sự gì thiêng liêng hơn vật chất. Chúng ta chẳng biết mình ở đâu, nhưng đang tắm trong nguồn Nước, và tiếng từ trời nói với chúng ta đấy là Máu. Hoặc chúng ta được ghi dấu trên trán và tiếng đó lại nói đấy là Núi Sọ, hoặc chúng ta nhớ lại một bàn tay đã đặt trên đầu và chắc chắn nó in dấu vết của đanh sắt, và giống như bàn tay của Đấng đã cho người mù xem thấy, kẻ què được đi, xác chết sống lại. Hoặc chúng ta đã từng ăn, từng uống, không phải mộng mị, mà là Đấng nuôi dưỡng chúng ta từ cạnh sườn bị đâm thủng và bánh bởi trời để canh tân bản tính của chúng ta”.
Hãy dùng Bí tích Thánh tẩy làm ví dụ. Nó không phải là nghi lễ tự ý bày đặt. Nhưng là một luật của sự sống. Luật đặc biệt của trật tự siêu nhiên. Đúng vậy, nhưng vẫn là một luật. Thiên Chúa có thể dùng phương tiện khác để tháp nhập chúng ta vào thân thể màu nhiệm Chúa Kitô. Nhưng chắc chắn phương tiện Ngài hiện dùng là hoàn toàn hòa hợp với trật tự mà thiên nhiên hoạt động. Sự cần thiết của Bí tích Rửa tội như là phương tiện cứu độ đời đời có nguồn gốc thần linh. Chính Chúa Giêsu đã tuyên bố với nhân loại như vậy. Nó không phải chỉ là lệnh truyền để thực hiện một nghi thức tùy tiện, như nhiều học giả tân thời muốn chúng ta tin. Nhưng có thực chất từ Thiên Chúa. Xin nhìn về nguồn gốc mạc khải, chúng ta có thể khẳng định toàn thể thiên nhiên kêu gào sự cần thiết của nó, trong ý nghĩa nó đòi hỏi chết đi để làm điều kiện tái sinh. Tiến trình chết đi ngõ hầu tái sinh, khởi sự từ Bí tích Rửa tội trong mỗi người tín hữu, phải được và nên được tiếp tục suốt cuộc đời, là khổ chế hay hy sinh hãm mình. Nó là một phương diện của tiến trình chuyển hóa đời sống Kitô hữu. Chuyển hoá từ tự nhiên sang siêu nhiên. Không có tiến trình này người tín hữu không đạt tới sự sống thần linh.
“Hạt lúa miến rơi xuống đất mà không thối đi thì nó nằm trơ trọi một mình. Nếu nó thối đi, mới sinh nhiều bông hạt”. Khả năng tìm thấy sự sống qua cái chết làm cho hạt giống cao sang hơn viên kim cương nhiều lần. Khi rơi xuống đất, hạt giống mất cái vỏ ngoài. Vỏ này kìm hãm sức sống bên trong nó. Nhưng một khi đã mất đi, vỏ ngoài thối ra đất và sự sống nẩy mầm thành cây lúa. Cũng một luận lý ấy, trừ phi chúng ta chết cho thế gian, rũ bỏ tính hư nết xấu và khát vọng xác thịt, chúng ta không thể đạt tới đời sống vĩnh cửu. Nếu muốn sống đời cao hơn, chúng ta phải diệt trừ nếp sống cũ. Ngược lại nếu muốn giữ nguyên nếp sống trần tục, chúng ta chẳng có hy vọng trong Chúa Kitô. Đó là lẽ đương nhiên, nhưng nhiều linh hồn không nhận ra, vì còn u tối. Xin đặt qui luật này trong ngôn từ của Chúa Giêsu: Nếu chúng ta muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, ngược lại, nếu chúng ta đành mất mạng sống ở đời này, sẽ được lại nó cho kiếp sống muôn đời. Nghĩa là, nếu cứu lấy nó cho vương quốc của Chúa Cha, chúng ta phải hy sinh nó ở thế gian buồn chán này. Nếu chúng ta muốn có đời sống hạnh phúc hoàn hảo, thì phải trút bỏ các vui sướng xác thịt chóng qua của kiếp phù sinh. Francis Thompson viết:
Sự ngã xuống đem giá trị cho việc trỗi dậy.
Bởi lẽ sự sinh ra đã mang trong mình mầm mống sự chết.
Và sự chết lại gói ghém mầm mống sinh ra.
Hạt giống rơi xuống nảy sinh cây xanh lá mới
Nước mưa đem đến phát triển cho đồng cỏ xanh non,
Cây dương xỉ già cỗi âm ỉ lá dương xỉ xanh tươi
Bởi lẽ chẳng có chi sống động mà không có cái chết đi.
Không có cái gì chết đi lại chẳng nẩy sinh mầm sống mới,
Cho đến khi các tầng trời tan chảy.
Cho đến khi thời gian, nguồn gốc của mọi đổi thay, héo tàn.
Phải chăng sống chết không tách rời trên trái đất ?
Như thế chúng xoắn xuýt vào nhau như hai sợi dây leo, chết đi để rồi lại sinh ra.
( phỏng theo ý thơ).
Linh hồn sẽ cảm nghiệm thế nào
khi gặp gỡ ơn thánh Chúa ?

1. Lâm vào khủng hoảng.
Một đàng nhận ra rằng mình hoàn toàn bất lực. Đàng khác xác tín rõ ràng chỉ Thiên Chúa mới đủ khả năng cung cấp các nhu cầu cho linh hồn. Nếu như chỉ cảm nghiệm bất lực suông, thì sẽ nẩy sinh thất vọng, nhiên hậu đưa đến tự tử. Đây là tình trạng của các người ngoại đạo sau kỷ nguyên Công Giáo, hắn cảm thấy hoàn toàn thiếu thốn về mặt tâm linh, tức những sức mạnh nội tâm chống lại nghịch cảnh của thế giới và vũ trụ, hắn rơi vào thất vọng. Hắn chỉ có một nửa điều kiện để trở lại, tức chỉ có khủng hoảng tâm lý. Nhưng hắn không liên kết tình trạng của linh hồn mình với quyền phép Đức Chúa Trời, Đấng có khả năng nâng đỡ và nuôi dưỡng linh hồn hắn. Nếu làm được như vậy, tư tưởng ngoại giáo tan biến mất, một tia hy vọng thế chỗ cho thất vọng sáng tạo. Thất vọng vì nếu vẫn còn cảm nghiệm căn bệnh của mình. “Sáng Tạo” bởi vì đương sự nhận ra chỉ có bác sĩ Thần linh bên ngoài mới mang đến được liều thuốc chữa cho mình đôi cánh. Tính chất thất vọng không luôn nổi lên từ ý nghĩa dốt nát, ngu xuẩn, lỗi lầm mà thường là sự thiếu thốn, bất lực, lệ thuộc và ngay cả từ sự biết mình tội lỗi.

2. Có nội chiến lớn trong linh hồn trong suốt thời kỳ chuẩn bị trở lại.
Có cuộc vật lộn giữa ý thức và tiềm thức, giữa cái tôi và hoàn cảnh bên ngoài thôi chưa đủ. Bởi lẽ đó chỉ là sự căng thẳng tâm lý. Căng thẳng tâm lý này sẽ chẳng bao giờ sâu sắc đủ cho việc trở lại, nếu không nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài. Những chiến đấu giữa các lực lượng đối nghịch chỉ ở trong tâm trí mà thôi. Sự trở lại không bao giờ có tính tự phát. Nó là quyết định bất ngờ được ơn trên phù trợ. Sự căng thẳng chỉ trở nên quyết liệt khi đương sự đối mặt với vô nghĩa, khi tâm trí được yếu tố bên ngoài thay đổi, khi bất lực của con người so sánh với toàn năng của Thiên Chúa.
Cho đến khi cuộc kéo co khởi sự với một bên là Thiên Chúa, bên kia là đương sự thì lúc ấy mới đủ điều kiện trở lại. Trong linh hồn, đương sự phải có xác tín rằng mình đang nắm chặt đầu dây và Thiên Chúa kéo lên, điều khiển, chứ mình chẳng làm được chi, rằng trước mặt mình, có Đấng Tối Cao hiện diện mà mình cảm thấy hạnh phúc khi làm điều tốt và xấu hổ khi làm điều xấu. Điều không mấy quan trọng trong cuộc khủng hoảng này mà người ta cảm thấy giằng co, là nó xẩy ra dần dần hay bất ngờ. Điều thực sự quan trọng là sự vật lộn giữa Thiên Chúa và linh hồn. Trong đó Thiên Chúa toàn năng không hề phá hủy tự do con người. Đây là vở kịch lớn nhất trong cuộc sống con người.

3. Bị săn đuổi.
Lúc này linh hồn luôn cảm nghiệm mình bị săn đuổi bởi ai đó. Thi sĩ Thompson gọi là “chó săn từ trời”. Con vật săn mồi này không để ai yên ổn. Cái thảm họa là rằng nhiều linh hồn, lúc cảm thấy sao xuyến, lại tìm cách giải thích đi nẻo khác, thay vì theo đuổi cho đến cùng và kết quả của việc theo đuổi, là họ được nhìn xem người săn đuổi đó là Thiên Chúa. Và ơn thánh Ngài hành động trong linh hồn. Tiếng nói của Thiên Chúa khuấy động linh hồn ngõ hầu linh hồn tìm tòi hơn nữa và được cứu. Nó làm cho linh hồn bối rối bởi sự thật và xé toang mọi mặt nạ, mọi che đậy của tính giả hình. Nhưng nó cũng an ủi linh hồn làm cho linh hồn hòa hợp với bản thân, với thiên nhiên và với Thiên Chúa. Cho nên tùy vào đương sự chấp nhận hay từ chối tiếng nói của Thiên Chúa. Khi hai luồng sinh lực, một, lòng xót thương của Thiên Chúa, hai, sự thất vọng nội tâm, gặp nhau. Linh hồn nhận ra chỉ Thiên Chúa mới cứu vãn được tình thế, ban cho linh hồn những gì cần thiếu, lúc ấy khủng hoảng thiêng liêng sẽ đạt tới điểm phải làm một quyết định. Ở đây, khủng hoảng lên tới đỉnh cao nhất và đó là thánh giá phải chịu đựng. Thánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo tình trạng linh hồn, linh hồn lương thiện hay linh hồn tội lỗi, nhưng cả hai đều có điểm chung là họ nhận ra thất bại, hay chiến đấu không thể giải quyết, không vượt thắng bằng cố gắng riêng của mình. Nó cần ơn Chúa trợ lực. Các hình thức chung của sao xuyến là luân lý, tinh thần và vật lý nữa.

4. Thoát khỏi tội lỗi.
Điều mà linh hồn cần lúc này là gỡ mình ra khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Từ trước cho đến bây giờ, linh hồn vẫn còn bao che cho tội lỗi. Ở giai đoạn này linh hồn khám phá ra rằng, phải phơi bày chúng, lật tẩy chúng và gột rửa chúng. Điều chi đã vướng mắc, thì nay phải tháo cởi. Điều chi cản lối thì nay phải đạp đổ. Điều chi giết chết thì nay làm sống lại. Lòng khắc khoải đến tột độ khi linh hồn trở nên ít màng tưởng về việc quyết tâm bên ngoài, hơn là các dốc lòng bên trong. Linh hồn quay ngọn giáo vào trong chứ không ra ngoài nữa. Ngọn giáo để chặt đứt các dục vọng thấp hèn và nâng cao lòng hào hiệp. Nó ít kêu ca về thế gian giả dối và bắt đầu quyết định không lừa đảo như trước nữa. Ở bình diện luân lý có hai thái cực. Một, ý nghĩa nội tại của sự dữ hay thất bại. Hai, quyền năng siêu việt của lòng thương xót Chúa, vực thẳm bất lực kêu gào vực thẳm của ơn cứu độ. Đúng như Kinh thánh nói: Ơn cứu thoát nơi Ngài phong phú biết bao (Copiosa apud eum redemptio). Lúc này linh hồn nhìn thánh giá trong ánh sáng mới. Lúc trước thánh giá là biểu tượng sự dữ đã giết chết Chúa Giêsu. Lúc này nó mạc khải sự thất bại của ác thần cách mạnh mẽ nhất. Nó tan biến đi không phải bằng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên thập tự, mà nhất là bằng chiến thắng vinh quang của việc Ngài phục sinh. Nhưng trận mưa ân huệ của quyền lực Thiên Chúa không thể hoạt động trên con người, nếu hắn còn sống trong các ảo tưởng rằng hắn là một thiên thần, hoặc rằng tội lỗi không phải do hắn gây nên. Thực chất hắn còn qúa kiêu căng. Cho nên điều kiện tiên quyết là hắn phải khiêm tốn chấp nhận mình có tội. Sau đó, mặc dầu ý thức tội lỗi chưa tan biến, nhưng bắt đầu được thanh thoả. Đây là điều mà tác giả Charles Péguy đã kinh nghiệm và phát biểu như sau: “Tôi là một kẻ tội lỗi, nhưng là kẻ tội lỗi tốt lành.”
Khi đã chê ghét tội lỗi, linh hồn lúc này ý thức mình có thể được Thiên Chúa Cứu Chuộc chấp nhận không phải vì linh hồn tốt lành mà vì Chúa Cứu Thế nhân hậu. Trong các tôn giáo khác, người ta phải tự thanh tẩy trước khi gõ cửa nhà chùa; nhưng trong Thiên Chúa giáo, người ta đến nhà thờ khi còn là tội nhân, và ông từ mở cửa chính là Thiên Chúa chữa lành. Lo âu xao xuyến chấm dứt ngay khi linh hồn gặp gỡ Chúa Kitô, không phải theo luật pháp nhưng theo lòng thương xót của Thiên Chúa. Lúc ấy họ nghe theo tiếng gọi của Chúa Giêsu: “Hãy đến với ta, hỡi tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề. Ta sẽ bổ sức cho các ngươi” (Mt 11,28).

5. Thay đổi cuộc sống.
Tới giai đoạn này hối nhân dứt khoát thay đổi tâm tư, tình cảm và hạnh kiểm. Không những thay đổi cái nhìn về các giá trị mà còn đảo ngược nếp sống, khuynh hướng, năng lực của mình. Hướng dẫn chúng về mục tiêu khác, mục tiêu cứu rỗi. Nếu trước khi hối cải, người ta đã có một cuộc đời tốt lành, thì giờ đây người ta sẽ ít chú tâm vào việc giữ lề luật, mà nhấn mạnh vào việc nuôi dưỡng tình yêu. Nếu trước đây là một tội nhân, thì bây giờ đời sống thiêng liêng giải phóng hắn khỏi tính mê nết xấu, những hoang đàng, làm linh hồn trĩu nặng tội lỗi. Linh hồn không còn cần đến thuốc ngủ hay rượu chè để bớt phần lo lắng. Linh hồn thường nhận ra rằng nghiện ngập như vậy không phải là phương thế tốt để trốn tránh các trách nhiệm hoặc bảo đảm thoát khỏi các lựa chọn khó khăn. Trước khi trở lại, đa phần nếp sống quyết định lòng tin, sau khi trở lại lòng tin quyết định nếp sống, như vậy người ta không còn ưa thích dùng vật tế thần để đổ lỗi cho các thiếu sót của mình, nhưng dùng ý thức mà nhận ra rằng thế giới này có biến đổi hay không, là do cá nhân, cá nhân phải chỉnh đốn mình trước. Hối nhân còn sợ hãi Thiên Chúa trừng phạt. Nhưng không phải là cái sợ nô lệ, mà là lòng sợ của con cái. Sợ nô lệ là cái sợ thần dân đối với nhà độc tài. Sợ con cái là cái sợ đối với người cha nhân lành, mà con cái không bao giờ muốn xúc phạm, không hề chạy trốn khỏi tình yêu ấy. Những hành vi tránh né không còn được sử dụng nữa.
Một khi linh hồn đã trở về cùng Chúa, thì không còn phải vật lộn với các thói quen xấu nữa, không phải chúng bị đánh bại, mà các lợi ích khác đã đẩy chúng ra ngoài. Cũng không cần dùng đến các phương tiện ru ngủ hay trốn tránh nữa. Bởi vì người ta không còn chạy trốn chính mình, mà sống với các thực tại nơi mình. Lúc trước họ ương gàn thực hiện ý mình, thì bây giờ ngoan ngoãn thi hành ý Chúa. Lúc trước họ làm tôi mọi cho tội lỗi thì nay ghét bỏ chúng. Lúc trước chán ngán tư tưởng Thiên Chúa, cho là khôn khan vô bổ, thì bây giờ cố gắng tìm kiếm thánh nhan Người. Sự thay đổi linh hồn trải qua rất rõ ràng giống như từ cõi chết qua cõi sống. Không những linh hồn tránh xa tội lỗi mà còn sẵn sàng đầu hàng các đòi hỏi của Thiên Chúa. Họ rút lui khỏi tội lỗi vì sợ làm tổn thương Đấng mình yêu mến.

6. Linh hồn nhận được cảm giác chắc chắn.
Triết học cống hiến bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu. Môn hộ giáo cho động lực tin vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống. Nhưng tất cả các chứng cớ bất khả tranh luận ấy vẫn thiếu tính vững chãi. Còn cần ơn soi sáng bởi trời, đó là đức tin siêu nhiên. Xin tưởng tượng một thanh niên có người cha mất tích nhiều năm, một người hàng xóm đi xa về bảo đảm với anh ta đã trông thấy cha anh đang sống ở lục địa khác. Nhưng người thanh niên chẳng thể vững bụng cho đến khi chính mắt được xem thấy cha mình. Khi chưa thấy cha lòng anh vẫn bồn chồn khắc khoải, chưa thể có bình an. Cùng một tình trạng cho linh hồn mới trở lại. Trước đây nó chỉ biết “về” Thiên Chúa. Bây giờ nó thấu hiểu Thiên Chúa là ai. Kiểu biết trước là các khái niệm trừu tượng. Kiểu biết thứ hai cụ thể, thực tiễn, và chân thật. Hiểu biết này gắn liền với tình cảm, đam mê, thói quen và cảm súc. Trước khi trở lại chân lý còn xa tắp, nó chưa đụng chạm đến ngôi vị đương sự. Sau khi trở lại, chân lý trở nên rõ nét, ngôi vị hóa đến nỗi trí khôn biết mình đã tìm được nơi cư trú vĩnh viễn. Trí khôn định cư lại, không còn phải lang thang dong duổi kiếm tìm nữa. Trí khôn an tâm xây tổ ấm. Linh hồn trở lại vững bụng đến nỗi tâm hồn không còn cảm thấy “các” câu trả lời nữa mà là câu trả lời duy nhất đã được Chúa ban cho. Một giải quyết tuyệt đối, cuối cùng, mà người ta thà chết chứ không từ bỏ. Những ai chưa từng trải qua kinh nghiệm này, kinh nghiệm trở về với Thiên Chúa trọn vẹn, tưởng tượng rằng lý trí bị triệt tiêu trong tiến trình như vậy. Họ phát biểu như sau: “Tôi chẳng thể hiểu được điều ấy. Tôi cứ ngỡ anh ta thông minh lắm kia”. Nhưng những ai đã trải qua nó nhận ra rằng cũng như một chớp mắt, không xem thấy ánh sáng nữa là để giây phút nhìn thấy tỏ rõ hơn, sáng ngời hơn. Cũng vậy cái chớp mắt của lý trí để nó nhận ra mình không thể biết mọi câu trả lời cho cuộc đời. Nhưng khi đức tin đến, lý trí thấy mình còn nguyên vẹn và sáng tỏ hơn trước bội phần, lúc này cả hai, đức tin và lý trí đều nhìn thấy mình từ Thiên Chúa phát xuất ra. Cho nên không thể đối nghịch nhau đặng. Từ đó linh hồn tiêu tan hết mọi nghi ngờ, sợ hãi, lòng tin cậy của linh hồn không chi lay chuyển nổi. Mọi khái niệm cũ của nó sẵn sàng để đức tin siêu nhiên quét sạch.

7. Hậu quả cuối cùng của ơn thánh là bình an tâm hồn.
Giữa hai loại bình an, của trí tuệ và của linh hồn có sự khác nhau đáng kể. Bình an trí tuệ là kết qủa tất yếu của việc lập lại trật tự, theo nguyên tắc, cho những bất ổn loài người cảm nghiệm, tức hoà bình ngoại vi. Việc này có khả năng đạt tới bằng lòng bao dung, hoặc cắn răng chịu đựng những bất hạnh, bằng giết chết lương tâm, bằng phủ nhận tội lỗi, bằng tìm ra các tình yêu mới để làm nhẹ bớt các cay đắng cũ.
Bình an tâm hồn khác hẳn. Nó không tìm sống cho chính mình nữa, nhưng là sống cho Thiên Chúa, không tìm sống luân lý mà thôi, nhưng cao hơn tức sống vì tình yêu vĩnh cửu. Luân lý lúc này chỉ là sản phẩm phụ của lòng kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. An bình này thúc đẩy linh hồn đoàn kết với láng giềng, thăm viếng bệnh nhân, nuôi dưỡng người nghèo đói và an táng kẻ qua đời.
Trước kia, mọi năng lực đều dồn vào việc giải quyết chiến tranh nội tâm để tìm ra mục tiêu thật của cuộc đời, hay tranh đấu thắng các nết xấu, thì nay cố gắng đó được dùng phục vụ mục tiêu đã tìm thấy. Hối hận, cắn rứt, sợ hãi, lo âu của tình trạng tội lỗi, thì nay hoàn toàn biết mất, nhường chỗ cho lòng thống hối, ăn năn. Linh hồn không còn ân hận về qúa khứ hay hiện tại. Chúa Thánh Linh đã đổ đầy linh hồn dự kiến sẽ làm chi với ơn thánh Ngài. Hy vọng lớn lao sẽ kèm theo sự quan tâm thiêng liêng. Và mặc dù linh hồn có thể hối hận vì đã phải chờ đợi qúa lâu như thánh Augustinô nói: “Lạy Chúa, lạy vẻ đẹp cổ kính, con đã yêu mến Ngài quá muộn”. Nhưng sự thực, ở tuổi nào việc trở lại cũng xẩy ra được. Bởi lẽ ơn thánh Chúa luôn trẻ hóa tâm hồn, làm cho nó nhanh lẹ phục vụ công việc Thiên Chúa ngay cả ở tuổi già.
Còn nhiều đường lối khác nữa, mà linh hồn trở lại có thể thực hiện để biểu lộ an bình tâm hồn. Khi phục vụ, linh hồn sẽ trở nên tăm tiếng mà trước kia vô danh. Nó dấn thân vào các công việc tôn giáo để biểu lộ căn tính làm con Chúa. Nó cố gắng nhổ rễ hết các tính hư thói xấu như tức giận, tự ái, ghen ghét bằng cách vượt thắng tội lỗi. Ơn thánh còn ban cho linh hồn lòng tin tưởng tha nhân, mà họ coi như các con cái tiềm năng của Thiên Chúa. Nếu bị đau ốm vì căng thẳng tinh thần, ơn thánh có thể chữa khỏi hoặc cải thiện đáng kể, bởi giảm bớt bất an, bồn chồn và các xáo trộn khác của tâm hồn. Đối với các thử thách và khó khăn trong cuộc sống, ơn thánh trợ giúp linh hồn bằng sức mạnh thiêng liêng, mang đến cho linh hồn sự hoà hợp với các tín hữu anh em, yên ủi và khích lệ họ vững tin vào quyền bính Thiên Chúa. Nó thăng hoa các dục vọng con người ta, không thất vọng vì những thiếu sót tinh thần, thiếu sót của thế giới bên ngoài, bởi lẽ linh hồn dồn toàn lực vào sự tiến bộ thiêng liêng. Ngoài ra, ơn thánh còn khiến người ta luôn cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Giống như trái đất khi chạy trốn mặt trời, thì cũng mang theo bầu không khí chung quanh nó. Tất cả các sinh hoạt trong công việc làm ăn, xí nghiệp, xưởng làm, trường học, gia đình đều được thực hiện trước nhan thánh Chúa. Tư tưởng của linh hồn luôn xoay quanh các chân lý của Thiên Chúa. Linh hồn sẽ kiên nhẫn chịu đựng mọi chỉ trích, hành tỏi, nói xấu, ghen tương, giận dữ vì danh Chúa, giống như Chúa Giêsu đã chịu đựng trên cây thánh giá, ngõ hầu tình yêu được ngự trị và Thiên Chúa được hiển vinh trong cay đắng cũng như trong ngọt ngào. Dựa vào Ngài để được mạnh mẽ, linh hồn không còn sợ chi mà chẳng dám gánh vác những việc anh hùng và ý thức rằng Ngài sẽ cung cấp thời gian, tiền bạc, sức khỏe, các phương tiện cần thiết. Nhưng trên hết mọi sự vẫn là bình an sâu thẳm trong linh hồn. Bình an này mang theo ơn kiên trì, giúp chúng ta theo đuổi các mục tiêu thiêng liêng và cao thượng, như tỉnh thức, can đảm, lạc quan, vượt khó. Linh hồn luôn tiến về phía trước trên con đường ơn gọi trong đức Giêsu Chúa chúng ta.
Bất kể bối cảnh tôn giáo của bạn, bạn đều dễ dàng nhận ra sự khác biệt về quan điểm sống giữa những linh hồn có đức tin chân thật qua ơn thánh của Thiên Chúa và những linh hồn không có. Thí dụ: Liệu bạn đã từng quan sát một cuộc tranh luận luân lý nào về các đề tài quan trọng trong cuộc đời như đau khổ, buồn sầu, tội lỗi, hạnh phúc, hôn nhân, con cái, giáo dục, mục tiêu cuộc sống, ý nghĩa cái chết chưa ? Hẳn bạn nhận ra quan điểm của người công giáo khác xa ý kiến của những vị tự nhận là tân thời, cấp tiến ?
Nếu bạn là Công giáo, có đức tin vào Thiên Chúa bạn sẽ cảm nghiệm thiếu sót ở những ai không có đức tin, như thể hai bên không có đất đứng chung. Hai bên sống ở hai thế giới riêng biệt. Bạn bất lực không thâm nhập được vào tâm trạng của kẻ vô đạo gặp trên đường phố. Nó giống như miêu tả màu sắc cho người mù. Hai bên không nói cùng ngôn ngữ. Chúng ta giống như những thợ xây tháp Babel, ăn nói lộn xộn, chẳng ai hiểu ai ! Mới vài năm trước đây, những kẻ chối bỏ vài chân lý công giáo, được coi như dè dặt về vấn đề ly dị kết hôn lại, về vô thần, về kẻ thù của gia đình, về quan điểm luật pháp do ý muốn áp đặt chứ không phải lý trí, thì bây giờ chúng ta là kẻ cân nhắc vấn đề chứ không phải họ. Họ ủng hộ hết mình những sự kiện ấy. Ngày nay người tín hữu chân chính là kẻ phải tự vệ với mỗi một lý do là thiểu số bênh vực sự thật.
Cái nhìn thông suốt và chắc chắn của những linh hồn có ơn đức tin đôi khi bị hiểu lầm, ngay cả bởi những tín hữu khác. Cho nên đôi khi người công giáo mất kiên nhẫn với những kẻ thiếu đức tin. Họ nghĩ sai lầm rằng lý do họ trông thấy sự thật rõ ràng là bởi tài khéo của mình. Người khác không thấy chân lý bởi hoặc ngu dốt hoặc ương ngạnh. Xin luôn nhớ đức tin là ân huệ Chúa ban, không lệ thuộc vào sự khôn ngoan thông suốt của chúng ta. Thiếu đức tin cũng không là kết qủa của ngu dốt. Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Xác thịt và máu huyết không mạc khải cho anh điều đó nhưng là cha Thày, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,17).
Giả dụ bạn ở ngoài Giáo Hội và không có đức tin, liệu bạn đã từng coi người có đạo là mê tín, ngớ ngẩn, vô lý, khó nghe, trong các phán đoán của họ chứ ? Trong triết lý và trong quan điểm nhân sinh của họ chứ ? Họ tưởng rằng người có đạo đã từ bỏ lý trí và tự do để đổi lấy lề luật của Hội Thánh và chấp nhận chân lý của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Ngài ? Nếu vậy bạn giống như người đứng ngoài nhà thờ nhìn vào các cửa sổ kính màu. Bạn chỉ thấy các đường vẽ ngoằn nghèo vô nghĩa, xấu xí không coi được, màu sắc ảm đạm, tối xịt khó nhìn. Nhưng một khi bước vào bên trong là cả một bản vẽ nhiều màu rực rỡ, các gân ghép bằng chì biến mất chỉ còn ảnh tượng hiện ra rõ nét, đẹp đẽ, huy hòang, sống động, làm cho du khách ngất ngây. Cũng vậy ở bên ngoài Hội Thánh xem ra người ta bối rối, thắc mắc, lúng túng. Nhưng đã vào bên trong, bạn sẽ ngỡ ngàng khám phá ra vẻ đẹp thiêng liêng của nó. Trật tự và hòa hợp đến không ngờ. Hay như một tác giả nói: “Nó đánh chết mọi vẻ đẹp khác.”
Thế giới ngày nay xem ra thống nhất trong việc từ bỏ đức tin hơn là chấp nhận nó. Các thế hệ đi trước có thể chỉ cho bạn tối thiểu mười lý do cho một đức tin sai lầm, như việc tin tưởng vào thuyết duy vật. Nhưng ngày nay người ta chẳng thể chỉ ra một lý do yếu ớt cho việc không tin. Một sự thật ngỡ ngàng là người tín hữu có đức tin, trong tình trạng ơn thánh có nhiều nét chung với người Trung Hoa, Do Thái, Hồi Giáo hơn là với các tín hữu nguội lạnh khác mà bạn gặp thường ngày trong hộp đêm, vũ trường, quán rượu hay bàn ăn của láng giềng. Bởi lẽ khi bạn nói về Thượng Đế với người Tàu, người Do Thái hay Hồi Giáo họ còn thể hiểu được bạn. Họ cũng tôn thờ Thượng Đế như bạn, tin Ngài là chúa tể vũ trụ, quan án nhân lọai. Nhưng với kẻ không tin hay chỉ tin con người bởi súc vật tiến hóa lên và hành động như súc vật, thì bạn phải chào thua. Họ không hiểu gì ráo trọi. Đối với họ, câu truyện của bạn chỉ là hoang đường, vô nghĩa và ngu xuẩn của mấy ông già. Điều này chứng tỏ đức tin của chúng ta phải đối mặt với những đạo quân khổng lồ của duy vật, hiện sinh, thực dụng v.v…Chúng tạo nên một mặt trận chung.
Tại sao vậy ? Tại sao lại có sự khác biệt giữa những kẻ tin kính và những kẻ không tin ? Câu trả lời nằm ở chỗ linh hồn có ơn thánh, trí khôn họ được ơn trên soi sáng. Nó có khả năng nhìn thấy sự thật siêu nhiên mà linh hồn bình thường không thấy được, vì không có khả năng. Ơn thánh Chúa thần linh hóa các cơ năng con người, lòng muốn và trí khôn, ban cho nó sức mạnh thiêng liêng để hành xử thiêng liêng. Trí tuệ vẫn có khả năng hiểu biết, nhưng ơn thánh qua đức tin hành động trong các cơ quan đó, để nó thấu hiểu cao xa hơn trí khôn bình thường. Giống như vậy, lòng muốn vẫn khát khao điều tốt lành, nhưng ơn thánh họat động cùng nó, làm cho nó cậy dựa nhiều hơn vào Thiên Chúa, nghĩa là yêu mến Ngài thắm thiết hơn là khi chưa được trợ giúp.
Một thí dụ lấy từ thực tế cho dễ hiểu. Ban đêm chúng ta có đôi mắt như ban ngày. Nhưng ban đêm chẳng trông thấy gì, vì không có ánh sáng mặt trời trợ giúp. Ban ngày thấy rõ vì có ánh sáng mặt trời soi sáng. Vậy thì giả dụ chúng ta có hai trí khôn ngang bằng nhau, cùng học tập như nhau, cùng có khả năng như nhau, đoán xét như nhau, nhìn lên tấm bánh trắng trên bàn thờ. Người thì chỉ cho nó là bánh, kẻ khác cho là Chúa Kitô, dĩ nhiên không bằng mắt thịt, mà bằng con mắt đức tin. Bây giờ lại cho hai cặp mắt ấy nhìn sự chết. Người chỉ xem thấy một cái xác không hồn nằm đấy, bất động. Kẻ có đức tin coi đó là một tạo vật bất tử, đang được Thiên Chúa xét xử xem trong cuộc đời dài đã sử dụng tự do ra sao ? Lý do của sự khác nhau là: Một bên có ánh sáng, bên kia không. Dĩ nhiên ánh sáng ở đây là đức tin.
Ánh sáng đức tin hoạt động trên tâm hồn con người gần giống như tia X trên thân xác. Bằng mắt trần, bạn nhìn vào chiếc hộp, nó xem ra chỉ là gỗ, đai sắt bọc giấy rẻ tiền và như vậy chẳng có giá trị gì. Nhưng với tia X bạn nhìn vào bên trong thì nào là vàng bạc, đá quí chói lọi. Cũng vậy, những ai chỉ nhìn với trí óc phàm tục vào một con người bệnh tật, ốm đau chỉ thấy khốn khổ, vô nghĩa, như lời chúc dữ. Nhưng với tâm trí được ơn đức tin soi sáng, thì qua đớn đau, là kho tàng phúc đức, hoặc là phương tiện quí báu để bước lên gần Thiên Chúa chí tôn, chí thánh, Đấng “sự chết làm nên đau khổ, đau khổ làm nên tình yêu, tình yêu làm nên sự sống”.
Bạn có học thức cao, nhưng không có ánh sáng của đức tin, thì liệu bạn có khả năng liên kết kiến thức với tính thống nhất của đời sống không ? Liệu tâm lý học của bạn đi đôi với luân lý của bạn ? Liệu cường điệu của bạn về phẩm giá con ngươi rõ nét như bạn từ chối linh hồn hiện hữu ? Hoặc giả trí óc bạn chỉ là chiếc đèn lồng Nhật Bản bị xẹp, một đống lộn xộn màu sắc nhạt nhẽo không mẫu mã, không mục tiêu ? Cho nên điều bạn cần làm là có luồng ánh sáng của đức tin thắp lên trong tâm hồn bạn, tức trong chiếc đèn lồng để bạn có thể nhìn thấy mọi đường nét của các kiến thức hợp nhất với nhau thành một mẫu mực đẹp đẽ đưa bạn đến cùng Thiên Chúa.
Học thức không luôn là điều kiện cần và đủ để đón nhận ánh sáng đức tin, mặc dầu người học thức có khả năng tiếp thu đức tin tốt hơn. Bởi lẽ ánh sáng của đức tin hoàn toàn do Thiên Chúa ban và không hề lệ thuộc vào công nghiệp của loài người. Cho nên chúng ta không thể cung cấp cho ai. Giống như chúng ta không thể hoàn lại khả năng nhìn xem khi đã làm hư đôi mắt. Do đó, để trở thành tín hữu chân chính, không đòi hỏi phải có một giáo dục tốt, chính nó là tiến trình giáo dục.
Một cháu nhỏ buổi sáng hôm nay trả bài cho dì phước ở lớp giáo lý trong trường học. Em nói rằng Thiên Chúa đã dựng nên em, rằng Ngài tạo thành em để yêu mến và phụng sự Ngài ngõ hầu sau này được sống hạnh phúc với Ngài trên thiên đàng. Thực chất, em biết nhiều hơn và được giáo dục sâu xa hơn tất cả các giáo sư ngang dọc đất nước Hoa kỳ. Những giáo sư bập bẹ thuyết tương đối của Instein về biến đổi không gian thành thời gian, hoặc ấp úng về luân lý mới am hợp với lối sống vô luân của những kẻ không tin, thậm chí triệt tiêu hết mọi thứ luân lý để được buông thả theo các đòi hỏi của xác thịt. Tuy nhiên họ không biết rằng bên kia thời gian là vĩnh hằng, bên kia không gian là vô biên, bên kia xác thịt là Thiên Chúa, đấng xét xử toàn thể vũ trụ. Cho nên Chúa chúng ta đã cầu nguyện: “Lạy Cha, là Thiên Chúa trời đất, con xưng tụng Cha, vì đã không cho kẻ hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng lạy Cha vì ý Cha muốn như vậy” (Lc 10,21). Thánh Phao lô sau này còn phân biệt rõ hơn hai hạng người, hai hạng khôn ngoan: Hạng khôn ngoan giả hiệu, dùng lý trí để chối bỏ Thiên Chúa, Đấng ban cho họ có trí khôn. Hạng khác chân thật hơn, cao thượng hơn, sinh ra từ ơn thánh Chúa. Ông nói: “Cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cor 1,25).
Do đó, những ai sống ở mức độ ánh sáng đức tin luôn đòi hỏi giáo dục tôn giáo, bởi lẽ xét cho cùng, nếu người ta không biết tại sao mình sống, thì các mục tiêu của cuộc sống chẳng ý nghĩa. Nhưng có những kẻ lập luận rằng không nên có giáo dục tôn giáo cho đến khi con trẻ già dặn đủ để lựa chọn cho mình. Nếu vậy cũng không nên di chuyển những đứa trẻ sống trong khu ổ chuột bẩn thỉu tới các môi trường lành mạnh hơn mà giữ chúng nguyên trạng cho đến khi chúng lớn đủ để quyết định cho mình. Bất hạnh thay, tới lúc đó, có lẽ đứa trẻ đã mắc bệnh ho lao. Hơn nữa tại sao không lý luận: Trẻ con không nên sinh ra trong thế gian này cho đến khi chúng lớn đủ để lựa chọn cha mẹ ? Để rằng chúng có thể được sinh vào gia đình tốt hơn, cấp bậc kinh tế, chính trị khỏe khoắn hơn ? Luật pháp nào nó sẽ theo, hoặc ngay cả nó có thể chọn lựa sinh ra trên trái đất này hay không ?
Cho nên, mặc dầu đức tin là một ơn huệ quí giá vô cùng, Thiên Chúa ban cho loài người, và mặc dầu Ngài ban cho ai cầu khẩn Ngài, nhưng có một cản trở do loài người gây nên ngăn cản nhiều trí khôn không nhận được đức tin. Đó là lòng kiêu căng. Đây là tội phổ thông nhất ở thời hiện đại, vậy mà ít linh hồn ý thức về nó. Chúng ta thường được nghe thiên hạ nói: “Tôi uống rượu nhiều quá, tôi hay nóng giận”. Nhưng có bao giờ được nghe: “Tôi tự phụ nhiều quá !” Kiêu ngạo là phong mình làm tiêu chuẩn tuyệt đối của sự thật, sự tốt lành và của luân lý. Không ai đúng như mình, đạo đức như mình, công lý như mình, kể cả Đức Chúa Trời, không ai sánh kịp mình. Nó phán xét mọi sự và vì thế mọi người đều là đối thủ, đặc biệt Thiên Chúa. Người kiêu căng không thể nào nhận biết Đức Chúa Trời. Nếu tôi thông suốt mọi sự, thì Thiên Chúa còn có thể dạy bảo tôi điều gì nữa ? Nếu tôi đầy tràn bản thân, thì làm chi còn chỗ cho Thiên Chúa ? Cũng giống như các quán trọ ở thành phố Belem, tôi nói với vị khách thần linh đến thăm viếng: “hết chỗ rồi”.
Kiêu ngạo có hai hình thức: biết hết và chẳng biết gì cả. Kiêu ngạo biết hết cố gắng thuyết phục thiên hạ hắn thông suốt mọi sự, không cần ai dạy bảo. Kiêu ngạo chẳng biết gì cả làm cho người ta có ý tưởng hắn chối hết mọi sự, chẳng chấp nhận chi cả. Kiêu ngạo chẳng biết là một kỹ thuật trẻ con của những kẻ ngụy biện cho rằng con người không biết gì hết. Do đó họ nghi ngờ mọi sự và chỉ việc nghi ngờ là chắc chắn. Họ xem ra không biết rằng điều ấy là vô lý. Bởi vì nghi ngờ chỉ là cái bóng. Nếu không có ánh sáng thì cũng chẳng có cái bóng !
Như vậy, kiêu căng là trở ngại lớn nhất của đức tin. Cho nên ngược lại, khiêm nhường là điều kiện cốt yếu để người ta tiếp nhận ơn thánh Chúa. Đó là về phần con người. Không khiêm tốn, người ta chẳng bao giờ được Thiên Chúa ban cho đức tin. Khiêm tốn không có nghĩa lượng giá thấp về bản thân, nhưng là sự thật bình dị, không thay đổi, không thêm thắt cho sự thật. Một người cao hai thước không khiêm nhường khi nói mình chỉ cao thước sáu. Nếu khi nào tới giây phút trong đời bạn mà nhận ra rằng mình chẳng biết hết mọi sự, hoặc nói: “Lạy Chúa, con chỉ là kẻ ngu dại” bạn đã tạo ra một khoảng trống trong linh hồn để Thiên Chúa đổ ơn thánh vào, và trước khi tiếp nhận ơn đức tin, sẽ có giây phút bạn nghĩ từ bỏ lý trí, nhưng đó chỉ là thoáng qua, không có thật.
Giống như cái chớp mắt là để tạo điều kiện cho đôi mắt nhìn rõ hơn, cũng vậy trí khôn bạn phải bị che khuất để đức tin sáng tỏ hơn. Trong tiến trình trở lại có những lúc trí khôn nghi ngờ khả năng nhận biết chân lý và phải giục lòng tin cậy Thiên Chúa ban cho ánh sáng, nhưng đó chỉ là cái chớp mắt của lý trí. Ơn đức tin sẽ đến với bạn và một khi đón nhận rồi, bạn sẽ ngộ ra thay vì bị phá hủy, trí khôn trở nên hòan hảo hơn. Lúc này đức tin đến với lý trí giống như chiếc viễn vọng kính đến với đôi mắt, nó mở ra chân trời mới, thế giới mới mà trước đây còn bị che khuất, không biết đến.
Đừng nên nghĩ rằng đón nhận đức tin thì bạn mất tự do. Vài năm trước, tôi nhận được lá thơ của một thính giả Radio TV nói rằng: “Tôi mường tượng hồi còn nhỏ, ông bị bao vây bằng các dì phước, các linh mục. Họ chẳng bao giờ cho phép ông được suy nghĩ tự do. Cho nên ông có não trạng như vậy. Hãy ném cái ách Roma đi và ông sẽ được tự do suy nghĩ”. Tôi trả lời lá thơ như sau: “Có một hòn đảo giữa biển, trên đảo các trẻ em nô đùa thỏa thích, múa hát om sòm, bởi vì chúng được bảo vệ an toàn, chung quanh đảo là những bức tường dầy, ở đấy từng nhiều thế kỷ. Một hôm vài du khách chèo đến đảo trên một cái thuyền nhỏ. Họ nhìn ngang nhìn ngửa rồi nói bọn trẻ: “Ai đã dựng nên những bức tường này ? Các cháu thấy không, nó hạn chế tự do của các cháu, vậy hãy phá nó đi !” Bọn trẻ con nghe bùi tai, hè nhau kéo sập các bức tường. Hậu quả là, nếu bạn ra đảo, bạn sẽ thấy bọn trẻ co cụm lại giữa hòn đảo mà ôm lấy nhau, không dám nô đùa, hát xướng như trước nữa. Chúng sợ hãi sóng đại dương ập vào cuốn chúng xuống biển, tự do của mấy du khách là như vậy”.
Đức tin không phải là con đập giữa dòng, ngăn cản lối chảy của tư tưởng và trí tuệ. Nó là con đê không cho lũ lụt tràn vào đồng quê. Nó điều tiết nước sông cho hợp lý, không phá họai mùa màng. Đôi khi chúng ta có những ngông cuồng về tư duy. Đức tin sẽ hướng dẫn các cơ quan của chúng ta, được Thiên Chúa dựng nên, để trí khôn làm cho hòan thiện. Cho nên những người say sưa làm mất trí khôn, không hành xử theo lẽ phải, nhưng theo dục vọng như những con vật, chúng ta gọi hắn là kẻ đã đánh mất giác quan. Lúc ấy hắn chỉ còn là con vật dữ tợn. Lý trí điều khiển giác quan, nhưng nếu bị xóa nhòa, thì giác quan không họat động bình thường nữa. Con ngươì trở nên kém súc vật vì giác quan súc vật không khi nào bị tổn hại. Tương tự như vậy, một khi lý trí mất đức tin, thì chỉ còn họat động tự nhiên, không còn ơn soi sáng là điều mà Thiên Chúa đã có ý định phú ban cho mỗi người. Nó hoạt động tự nhiên không đức tin cho nên chẳng thể gỡ mình ra khỏi rắc rối của thế gian, không thể giải thích nổi các câu hỏi của đời sống, từ đâu mà đến, sống để làm gì, chết rồi đi đâu ? Mất ánh sáng đức tin người ta sẽ sử dụng sai lý trí và rơi vào nếp sống tội lỗi. Sau đây là những sự kiện của đức tin.
1/ Đức tin không phải là tin rằng


10 bài mới hơn
  4. Chức vụ Đức Kitô: Tiên tri, Tư tế, Vương đế
  5. Đời sống đức tin là cuộc chiến đấu liên lỷ
  6. Hôn nhân và tình yêu
  7. Câu nguyện và suy ngắm
  8. Tinh yêu Thiên Chúa và suy phục Thánh Ý
  9. Vai trò của Đức Maria trong Hội Thánh
  10. Đau khổ và ủi an
  11. Sự chọn lựa cuối cùng
10 bài cũ hơn
  2. Chúa Giêsu trợ giúp trí lòng chúng ta
  1. Tiếng gọi về Trời
  Lời phi lộ

Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


Maria sự

Bài Mới Đăng
CN 4 PS B: Thương ... người mục tử
CN 4 PS B: Những tấm gương của người ...
CN 4 PS B: Hy sinh cho đoàn chiên
CN 4 PS B: Tôi biết chiên của tôi
CN 4 PS B: Mục tử khao khát cống hiến ...
CN 4 PS B: Sứ mệnh của Chúa Giêsu
CN 4 PS B: Thí mạng sống vì chiên
CN 4 PS B: Tình yêu của nghe - biết - hy ...
CN 3 PS B: Bình an
CN 3 PS B: Nỗi sợ

Nghe nhiều tháng 04
Chúa đã đến
Lễ Phép Rửa C: Hãy sống xứng danh Kitô ...
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
Lễ Chúa Ba Ngôi A: Mầu nhiệm tình yêu
CN 28 TN A: Cái ăn cái mặc
Mùng 2 Tết: Đạo hiếu
CN 17 TN C: Kiên trì cầu nguyện
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy
CN 28 TN A: Không măc y phục cưới
CN 4 PS A: Ơn gọi linh mục và tu sĩ

Đọc nhiều tháng 04
Anh yêu em khác mọi người
Nhắc lại chuyện cũ
Cuộc lữ hành đức tin
Chú thỏ tinh khôn
Còn anh thì sao ?
Khiếu kiện
Ly dị, trò chơi
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...
I'm sorry (Xin lỗi)
Vinh quang Đức Mẹ Maria


Album mới

 CN 5 Phục Sinh năm B 3

 CN 4 Phục Sinh năm B 3

 CN 3 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm