Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đã thấy và đã tin (Ga 20,1-10)     
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đón nhận ơn Phục Sinh      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Mặt trời hé mọc     
Canh Thức Vượt Qua  Mùa Phục Sinh    Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác (Lc 24,1-12)     
Thứ Sáu Tuần Thánh  Mùa Chay    Chúa chết vì ta (Ga 18,1-19,42)     
Thứ Năm Tuần Thánh  Mùa Chay    Thiên Chúa yêu đến cùng (Ga 13,1-15)     
Thứ Tư Tuần Thánh  Mùa Chay    Ai là Giu-đa ? (Mt 26,14-25)     
Thứ Ba Tuần Thánh  Mùa Chay    Đau đớn đợi chờ trong khoan dung (Ga 13,21-33.36-38)     
Thứ Hai Tuần Thánh  Mùa Chay    Cứ phung phí đi tình yêu ! (Ga 12,1-11)     
CN Lễ Lá  Năm B    Cuộc khổ nạn kéo dài (Mc 14,1-15,47)     
CN Lễ Lá  Năm B    Thiên Chúa ẩn dấu     
CN Lễ Lá  Năm B    Vụ án Baraba và Chúa Giêsu      (Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
CN Lễ Lá  Năm B    Bạo lực      (Lm. Anthony Trung Thành)
Thứ Bảy tuần lễ 5  Mùa Chay    Chết thay - Quy tụ (Ga 11,45-57)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5311
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 155
Khách: 155
Thành viên: 0

6. Maria, hy vọng của nhân lọai

Thánh ý của Thiên Chúa


Thấy chúng ta chào kính và tung hô Mẹ Maria là hi vọng, những người lạc giáo thời nay không sao chịu được. Họ nói: chỉ có một Thiên Chúa mới là hi vọng của chúng ta mà thôi; Chúa sẽ nguyền rủa bất cứ ai đặt hi vọng nơi loài thụ tạo: Vô phúc cho ai tin tưởng vào loài người (Gr 17,5). Họ bảo: Đức Maria cũng chỉ là một thụ tạo, thì sao lại là hi vọng của chúng ta được. Đó là luận điệu rêu rao thông thường của họ. Nhưng mặc dầu họ la ó, Giáo hội vẫn truyền cho tất cả các linh mục và tu sĩ ngày nào cũng phải nhân danh toàn thể tín hữu mà cao lời kêu van chúc tụng Mẹ Maria dưới danh hiệu êm dịu là Hi vọng của chúng con, Hi vọng của mọi người, Spes nostra, salve.


Theo thánh Tôma, hi vọng vào người nào thường có hai cách, tùy theo coi họ là nguyên nhân chính hoặc nguyên nhân trung gian. Người đến cầu một vị hoàng đế ban cho ân huệ nào, thường hi vọng vào hoàng đế như là nguyên nhân chính, và vào vị sủng thần họ cậy nhờ tâu lên nhà vua như là nguyên nhân trung gian xin ân huệ ấy. Nếu hoàng đế ban ơn huệ ấy ra, thì hoàng đế là nguyên ủy, mà vị cận thần kia cũng là trung gian. Như vậy, người xin ơn cũng được gọi vị cận thần trung gian ấy là hi vọng của mình.


Vua trên trời của chúng ta, với lòng nhân từ vô hạn, rất ước ao đem ân sủng làm chúng ta nên phú quí. Nhưng Ngài đòi chúng ta một điều kiện là phải có lòng tin tưởng. Và để tăng triển lòng tin tưởng này nơi chúng ta, Ngài đã đặt Mẹ Ngài làm Mẹ, làm Trạng sư biện hộ cho chúng ta; đã ban cho Mẹ được toàn quyền cứu trợ chúng ta. Thánh ý Ngài là chúng ta phải đem trót niềm hi vọng được cứu thoát và được mọi ơn lành đặt vào nơi Mẹ. Quả thật, những kẻ chỉ biết hi vọng vào thụ tạo mà không đếm xỉa gì đến Thiên Chúa, như các tội nhân vẫn làm khi họ khăng khăng xúc phạm đến Chúa để kiếm một chút tình nghĩa thế tục, một chút ân huệ phàm trần, thì họ thật đáng Chúa nguyền rủa, theo như lời tiên tri trên kia. Nhưng những người hi vọng vào Mẹ Maria vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, có đủ quyền lực xin cho ta hết mọi ân sủng và sự sống đời đời, thì họ sẽ được Thiên Chúa chúc phúc. Họ đã làm hoan hỉ tâm hồn Chúa, một tâm hồn rất ước vọng được thấy mọi người tôn vinh thụ tạo khôn sánh đã từng mến yêu tôn kính Chúa suốt cuộc đời Ngài ký thế, hơn toàn thể nhân loại và toàn thể các thiên thần: ấy là Mẹ Maria.


Thế nên, chúng ta rất có lý để tuyên nhận Mẹ Maria là Hi vọng của chúng ta. Thánh Rôbêtô Bêlaminô viết: “Chúng ta hi vọng nhờ sự can thiệp của Mẹ Maria mà xin được Chúa ban những ân huệ chúng ta không thể xin được bằng nguyên lời của chúng ta cầu khẩn”. Cha Suarez tiếp, chúng ta cầu xin Mẹ, “vì Mẹ rất đáng được Chúa nhận lời. Mẹ sẽ bổ khuyết những gì chúng ta thiếu sót”. Nhà tiến sĩ này lại thêm: “Tin tưởng chạy đến xin Mẹ Maria can thiệp, không phải là chúng ta khinh khi tình thương của Chúa, mà chỉ là vì e sợ chúng ta bất xứng mà thôi”.


Niềm hi vọng lành thánh


Bởi cùng lý do ấy, Giáo hội đã đặt lên miệng Mẹ Maria những lời sách Huấn ca sau đây: Mẹ là Mẹ niềm hi vọng lành thánh (Hc 24, 24), là Mẹ sinh ra trong linh hồn chúng ta không phải cái thứ hi vọng giả dối vào của cải vô giá trị và khốn nạn của cõi đời tạm này, nhưng là một hi vọng thánh thiện, hi vọng được những tài lộc bao la vĩnh viễn trên trời.


Thánh Ephrem kêu lên cùng Mẹ chí thánh rằng: “Kính chào Mẹ là hi vọng của hồn con! Kính chào Mẹ là nơi nương ẩn vững chắc của tín hữu và cấp cứu tội nhân! Kính chào Mẹ là thành trì của giáo hữu và là nơi an toàn của thế giới”.


Thánh Basiliô khuyên chúng ta, sau Chúa, chỉ nên hi vọng nơi Mẹ Maria. Ngài tuyên xưng Mẹ là “Hi vọng độc nhất của chúng ta, ngoài Thiên Chúa”.


Ngừng lại suy niệm trật tự Chúa Quan phòng đã thiết lập, trật tự mà theo đó, như thánh Bênađô nói và chúng tôi sẽ chứng minh dài ở một đoạn sau, hết mọi người được giải cứu là duy nhờ Mẹ Maria, thánh Ephrem lại thưa lên với Mẹ là Nữ Vương chúng ta như sau: “Lạy Nữ Trinh vẹn tuyền thanh sạch, chúng con chẳng còn nơi nào hi vọng ngoài Mẹ nữa. Mẹ hãy giữ gìn chúng con, che phủ chúng con dưới tình thương dịu dàng của Mẹ”.


Đó cũng là điều thánh Tôma Villanôva từng thủ thỉ: “Lạy Mẹ Maria, chỉ trong Mẹ chúng con mới tìm được nơi ẩn ngụ, được cứu trợ và nương náu”.


Thánh Bênađô cũng mở cho chúng ta thấy nền tảng của chân lý này khi viết: “Người hỡi, hãy nhìn ngắm nguyện ý của Thiên Chúa, nguyện ý đầy tình thương”. Chúa đã muốn trào đổ chan hòa tình thương xuống chúng ta: “muốn cứu chuộc nhân loại, Người đã đặt toàn thể giá ơn Cứu Chuộc vào tay Mẹ Maria”, để Mẹ định đoạt tùy ý Mẹ.


Ngày xưa, Thiên Chúa phán bảo Maisen; Con hãy làm một nắp thi ân bằng vàng thập thành... Từ nắp thi ân đó, Ta sẽ ban mệnh lệnh và sẽ phán bảo con (Xh 25, 17). Một tác giả chú giải: “Nắp thi ân là Mẹ Maria. Mẹ chính là nắp thi ân Chúa ban cho toàn thể thế giới. Chính từ đó, Chúa khoan dung vô cùng phán bảo trong tâm hồn chúng ta; chính từ đó, Chúa đáp lời chúng ta cầu xin bằng cách ban ra tràn trề tình thương nhân ái; chính từ đó, Chúa ban cho chúng ta muôn ơn lành: tắt rằng từ đó, từ nắp thi ân đó, mọi ân tứ đến với chúng ta”.


Thánh Irênê tự hỏi: “Tại sao Ngôi Lời chí thánh lại không nhập thể trong lòng Mẹ Maria trước khi phái một vị tổng thần đến thương lượng với Mẹ”? Và ngài trả lời: “Tại vì Chúa muốn cho thế gian” phải mang ơn Mẹ Maria vì mầu nhiệm Nhập Thể, và phải “nhìn nhận nguyên nhân phát xuất mọi ơn lành ở trong Mẹ”. Ân tứ và cứu trợ, cũng như mọi loại ân sủng Chúa ban, tắt rằng “hết mọi ơn lành, như cha Idiota chủ trương, đều đã được ban cho loài người’, và “sẽ ban cho loài người” cho đến tận thế, “nhờ lời cầu xin của Mẹ Maria”.


Những lời cảm thán của cha Luy Blêsê sau đây cũng đã xây nền tảng trên chân lý đó: “Ôi Maria, có ai điên dại hay khốn nạn quá đến nỗi không mến yêu Mẹ được đâu”, Mẹ rất đáng mến, rất ân cần với tất cả những ai yêu mến Mẹ. “Trong những nỗi nghi nan”, những cơn xao xuyến làm hỗn loạn tâm trí chúng con, “Mẹ là ánh sáng” soi dẫn người đến noi theo đường lối Mẹ; “trong những cơn u sầu, Mẹ ủi an” người cậy trông Mẹ; “trong những phút hiểm nguy, Mẹ cứu giúp” người kêu gọi Mẹ. “Sau Con chí thánh Mẹ, thì chính Mẹ là người đảm bảo phúc trường sinh cho những ai trung thành phụng sự Mẹ. Con kính chào Mẹ, lạy Mẹ là hi vọng của những người thất vọng, lạy Mẹ là cứu trợ của những người bị bỏ rơi”! Ôi Maria, Mẹ là Mẹ toàn năng, “để tôn vinh Mẹ, Chúa Giêsu đã quyết định thi hành tức khắc tất cả những gì Mẹ muốn”.


Thánh Germanô cũng nhìn nhận Mẹ Maria là nguồn mạch mọi ơn lành của chúng ta, và nhờ Mẹ, chúng ta mới được giải thoát khỏi tai ương. Thánh nhân cầu xin Mẹ: “Ôi Mẹ, ôi Nữ Vương, duy một mình Mẹ là nguồn an ủi Chúa ban cho chúng con, là hướng đạo dẫn dắt chúng con trên đường trần,là sức mạnh chúng con khi yếu đuối, là phú quí của chúng con khi ngặt nghèo, là an lành của chúng con khi bị thương, là ủy lạo chúng con khi đau khổ, là giải thoát chúng con khỏi tù đầy, là hi vọng vĩnh phúc của chúng con. Xin Mẹ nhận lời chúng con nài van Mẹ, xin hãy cảm thương tiếng con than thở, ôi Nữ Vương, Mẹ là nơi nương ẩn, là sự sống, là nâng đỡ, là hi vọng và là sức mạnh của linh hồn con”.


Hồi sinh và hiển dương mọi thế hệ


Sách Khôn Ngoan viết: Nhờ Người tôi được hưởng lĩnh hết mọi ơn lành (Kn 7, 11). Thánh Antôninô áp dụng rất đúng câu ấy vào Mẹ Maria. Ngài viết: “Maria là Mẹ”, là Đấng “ban phát hết mọi ơn lành trần gian”, và nhất là những ai ở trần gian tôn sùng Mẹ Maria, đều phải tuyên dương rằng: “hết mọi ơn lành đều trào đổ xuống cho tất cả những ai tôn sùng Mẹ”.


Đức viện phụ đan viện Celles quả quyết: “Tìm được Mẹ Maria là tìm được hết mọi ơn lành”, hết mọi ân sủng cũng như hết mọi nhân đức. Mẹ Maria sẽ dùng quyền can thiệp vạn năng xin cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần có để trở nên phú quí dư đầy các kho thiêng liêng. Chính Mẹ Đồng Trinh cũng bảo ta: “Trong tay Mẹ có tất cả những phong phú, đầy đặn, tất cả những báu tàng của Thiên Chúa, tức là tình thương chí thánh, để làm giầu cho những ai yêu mến Mẹ” (Cn 8, 18). Thánh Bonaventura khuyên van: “Chúng ta hãy chăm chú nhìn lên tay Mẹ Maria, đón nhận ân tứ Mẹ ban xuống” cũng như hết mọi ân sủng ta trông chờ.


Ôi, vì tôn sùng Mẹ, biết bao người kiêu căng đã nên khiêm nhu! Biết bao người nóng giận đã thành hiền từ! Biết bao người mù tối đã nhìn thấy ánh sáng! Biết bao người thất vọng đã tươi cười tin tưởng! Biết bao người lạc lõng đã được cứu thoát! Mẹ Maria đã hứng thú tiên báo khi đi thăm bà Isave: Từ đây các thế hệ sẽ khen tôi có phúc (Lc 2, 48). “Vâng, thánh Bênađô tiếp lời, hết mọi thế hệ sẽ tung hô Mẹ hạnh phúc vì Mẹ đã làm hồi sinh và hiển dương hết mọi thế hệ”. Trong Mẹ, những người lành thánh sẽ được bền tâm với ân sủng, tội nhân được tha thứ, và hết mọi người được sống đời đời.


Cha Lansperge thác lời Chúa phán với toàn thể thế giới như sau: Hỡi loài người, hỡi con cháu đáng thương của Adong, các con sống giữa bao địch thù vây hãm, bao tai ách đè nặng, “các con hãy đem lòng yêu mến thiết tha khăn khắn một niềm tôn kính Mẹ Ta”, cũng là Mẹ các con. “Ta đã ban Người làm mô phạm đức thanh sạch” trọn lành “cho thế giới”, để các con học hỏi nơi Mẹ phải sống thế nào. Ta đã ban Người “làm nơi ẩn trú vững vàng, để các con đến nương thân trong những lúc ba đào vùi dập”. Người thật là nữ tử ưu ái của lòng Ta, Ta muốn lúc nào Người cũng hiền từ thùy mị, không ai phải e ngại, không dám đến gần xin Người cứu giúp. “Ta đã sáng tạo cho Người một linh hồn dịu dàng và thương cảm rất mực, không hề lãnh đạm với ai” đến kêu xin Người, “mà lại thấy mình cưỡng bách phải khoan dung” với bất cứ một ai đến nhờ cậy. “Lúc nào Người cũng niềm nở trao ban tình thương cho mọi người; không thấy ai từ cửa nhà Người ra mà còn mang vẻ mặt ê ủ sầu thương”. Hãy ngợi khen chúc tụng lòng Chúa nhân ái vô cùng đã trao báu tàng yêu đương và âu yếm này vào tay Maria là Mẹ khôn sánh, là Nữ Trạng Sư của chúng ta!


Lạy Chúa! Thật cảm kính biết bao những tâm tình tin tưởng mà vị thánh luyến thần Bonaventura cảm thấy dào dạt trong linh hồn đối với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc dấu yêu của chúng con, và đối với Mẹ Maria, vị Trạng Sư chí ái của chúng con! Thánh nhân viết: “Dầu Chúa có đọa đầy tôi, tôi cũng tin tưởng chắc chắn Người không thể từ chối” kẻ thành tâm tìm gặp và yêu mến Người. Tôi sẽ đem lòng yêu mến “ôm lấy Người” và “bao lâu Người chưa chúc phúc cho tôi, thì tôi không chịu để Người đi, mà nếu có đi thì Người sẽ kéo tôi đi cùng”. Tôi lại lợi dụng một cùng kế là “lẻn vào qua các thương tích của Người mà ẩn náu trong Người”, thế là dầu có đi tìm tôi ở ngoài mấy đi nữa mà xua đuổi tôi, Người cũng không thể tìm đâu ra”. Nếu vì tội lỗi mà Người muốn đuổi tôi xéo khỏi nhan thánh Người, thì “tôi sẽ đến gieo mình dưới chân Maria Mẹ Người, tôi cứ nằm lỳ ở đó cho tới khi Mẹ xin được Chúa tha thứ cho tôi”. Mẹ là Mẹ tình thương, “Mẹ không thể khép chặt tấm lòng lân tuất trước đau khổ, và không bao giờ nỡ tâm đuổi một người cùng cực, không xoa dịu vết thương lòng họ”. Trái lại, nếu không vì nhiệm vụ, thì ít ra cũng vì “cảm thương, Mẹ sẽ xin Con Mẹ dung tha cho họ”.


Để chấm dứt tiết này, chúng ta sẽ cùng với tác giả Eutymiô đọc những lời sau đây: “Lạy Mẹ rất thương xót, xin hãy nhìn xem chúng con. Hãy đoái nhìn” chúng con là “tôi tớ Mẹ, chúng con đặt trót niềm cậy trông nơi Mẹ”.


Mối hờn ghen vong mạng


Trong các phép lạ kể trong cuốn Báu Tàng Mân Côi, tôi xin trích thuật truyện sau này.


Một nhà quí phái kia rất sùng kính Đức Mẹ, đã thiết lập trong biệt trang của ông một ngôi nhà nguyện nhỏ, đặt một ảnh Đức Mẹ thật đẹp. Ông hay đến đó cầu nguyện, cả ban đêm cũng thường cắt ngang giấc ngủ đến đó dâng Mẹ những niềm kính tôn chân thành sốt sắng.


Bạn ông là một người nhân đức. Nhưng đêm nào cũng thấy chồng mình vào lúc bốn bề im lặng mới ra đi, và trở về sau một thời khắc khá dài, bà đem lòng ghen tuông ngờ vực. Và mối ngờ vực của bà càng ngày càng nặng nề sầu đắng. Một hôm, để nhổ cái gai từng đâm vào hành hạ bà đó, bà đánh bạo hỏi chồng xem ông có yêu ai khác nữa không, nhà quí phái mỉm cười trả lời:


- Có, tôi có yêu một nữ nhân đáng yêu tuyệt thế. Tôi đã trao tặng bà cả tấm lòng tôi, và nếu không yêu mến bà nữa, thì tôi chỉ còn có chết.


Ông muốn nói về Đức Mẹ Đồng Trinh và tình yêu thiết tha ông dâng kính Mẹ. Nhưng từ lâu vẫn vào ngờ ra vực, muốn biết cho đến kẽ tóc chân tơ, bà lại hỏi:


- Thế có phải đêm đêm ông đến với người ấy đó không?


Ông trả lời quyết đáp, vì có ngờ đâu những lời đó sẽ gây ra một hậu quả khốc liệt: người đàn bà đa nghi kia đã quyết định một tai biến. Đêm sau, ông lại theo thường lệ bỏ phòng ra đi. Bà bèn lấy dao cắt đứt họng chết tức thì. Sau khi làm xong việc sùng kính đã quen, nhà quí phái trở về phòng. Lên giường nằm, ông thấy giường ướt đẫm. Gọi vợ thì không thấy trả lời. Ông lay bà cũng chẳng động. Thắp đèn lên, ông mới thấy giường đầy máu và vợ ông đã đứt họng chết xõng xượt. Định tâm lại, ông hiểu ra tất cả cớ sự. Biết làm sao đây? Ông bèn trở ra, khóa chặt cửa phòng, đến nhà nguyện sấp mình xuống dưới chân tượng Đức Mẹ, khóc lóc thảm thiết mà thưa Mẹ rằng:


- Lạy Mẹ, Mẹ đã thấy nỗi khổ của con chưa? Mẹ không an ủi con thì con biết đến kêu cửa nào bây giờ? Giá con không đến đây tôn kính Mẹ, có phải bạn con không chết mất linh hồn không? Lạy Mẹ, chỉ có Mẹ mới chữa được tai biến ghê gớm này, xin Mẹ chữa cho con đi!


Thật một lời cầu xin tin tưởng bao giờ cũng được Mẹ tình thương ban cho ứng nghiệm từng nét! Nhà quí phái vừa cầu nguyện xong, thì một người đầy tớ đến mời ông về vì bạn ông đang gọi. Chưa tin hẳn mình được hạnh phúc Đức Mẹ nghe lời, ông bảo:


- Cứ trở về xem kỹ xem có phải đúng bà gọi ta không đã!


Người đầy tở trở về. Sau một lát lại đến thưa:


- Mời ông về mau. Bà đang đợi ông.


Ông trở về, mở cửa và thấy bạn đã sống lại, đến quì dưới chân ông, khóc xin tha thứ. Bà kêu lên:


- Ông ơi! Đức Mẹ vừa cứu tôi thoát khỏi hỏa ngục.


Thế là cả hai cùng chan hòa khóc lóc vì vui mừng, dắt nhau ra nhà nguyện tạ ơn Đức Mẹ.


Hôm sau, nhà quí phái thiết tiệc mời bà con đến chung mừng: bạn ông kể lại phép lạ, và cho mọi người xem một vết sẹo mới lạ trên cổ. Ai cũng cảm thấy tình yêu mến Đức Mẹ Đồng Trinh tăng lên gấp bội trước sự lạ lùng hiếm có ấy (1).


Xin mủi lòng thương con


Lạy Mẹ mến yêu, Mẹ là sự sống, là nơi nương ẩn và là hi vọng của chúng con. Chúa Giêsu Con Mẹ đã tự nhận làm Trạng Sư biện hộ cho chúng con muôn đời bên cạnh Cha hằng hữu, mà chưa thỏa lòng. Người còn muốn Mẹ cũng tham nhận nhiệm vụ biện hộ cho chúng con bên cạnh Người nữa, để chúng con đáng được Chúa thương. Thánh ý Người là muốn Mẹ dâng lời cầu cho chúng con được sống, và Người đã thông ban cho những lời Mẹ cầu bầu một quyền lực vạn năng hễ xin là được.


Vậy, lạy Mẹ là hi vọng của những người cơ khổ, con ngước nhìn lên Mẹ, con, một kẻ tội lỗi rất đáng thương. Lạy Nữ Vương, con trông cậy, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu và lời cầu bầu của Mẹ, con sẽ được rỗi linh hồn. Vâng, con tin tưởng thật, và con tin tưởng hẳn vào Mẹ, đến nỗi nếu con đã cầm được định mệnh hạnh phúc đời đời con trong tay rồi, con cũng trao vào tay Mẹ, vì con vững cậy vào tình thương cùng sự phù trì của Mẹ hơn vào hết mọi công nghiệp của con.


Lạy Mẹ, lạy niềm hi vọng duy nhất của con, xin đừng bỏ rơi con như con đã đáng. Xin hãy mủi lòng nhìn xem sự túng ngặt của con: xin cấp cứu con, xin giải thoát con. Con thú thật, biết bao lần vì tội lỗi, con đã nhắm mắt lại trước ơn soi sáng và ơn bang trợ Mẹ xin cho con. Nhưng những thất thố nặng nề vô số của con cũng không làm Mẹ ghét bỏ con, và cũng chẳng làm cho Mẹ mất tín nhiệm nơi Chúa. Đất trời đã biết cả rằng ai được Mẹ phù trì thì không sao hư mất được. Cứ để hết mọi thụ tạo xóa nhòa con đi khỏi ký ức của chúng, miễn là Mẹ, Mẹ Thiên Chúa toàn năng, Mẹ nhớ đến con là đủ rồi. Xin Mẹ thưa với Chúa rằng con là tôi tớ Mẹ, rằng Mẹ đã nhận bảo trợ con, thì thế nào con cũng được cứu độ.


Ôi Maria, con tin tưởng nơi Mẹ. Nhờ Mẹ, con được sống đầy hi vọng. Con ước mong được chết trong hi vọng này, đang khi con lặp đi lặp lại rằng: Chúa Giêsu là hi vọng độc nhất của con, và sau Chúa, thì Mẹ Maria là hi vọng toàn bộ của con.


10 bài mới hơn
  7. Maria, hy vọng của tội nhân
  8. Maria, cấp cứu người cầu xin Mẹ
  9. Maria, phá tan các thủ đoạn tà thần
  10. Maria, cứu nhân độ thế
  11. Maria, trạng sư của loài người
  12. Maria, trạng sư đầy tình thương
  13. Maria, hòa giải tội nhân với Thiên Chúa
10 bài cũ hơn
  5. Maria, sự sống chúng ta trong ơn tha thứ
  4. Maria, Mẹ tội nhân thống hối
  3. Maria, thương ta chí thiết
  2. Maria, Mẹ chúng ta
  1. Maria, Trinh Vương thương xót

Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


cai

Bài Mới Đăng
Lễ Lá năm B: Bất công
Lễ Lá năm B: Tạ ơn Chúa đã len lỏi ...
Lễ Lá năm B: Hai nét của tình yêu Thiên ...
Lễ Lá năm B: Tình thương và sự phản ...
Những tảng đá hay ngăn trở làm tâm ...
Lễ Thánh Giuse: Gương mẫu của người ...
Chúa đã làm gì để chạm vào tâm hồn ...
Lễ Thánh Giuse: Buông bỏ cái tôi
Trở về với Chúa (Ngày thứ 3)
Trở về với Chúa (Ngày thứ 2)

Nghe nhiều tháng 03
Lễ nhận tòa Giáo phận Vinh
Lễ Thăng Thiên C: Chứng nhân
Lễ Thăng Thiên B:Loan báo Tin Mừng
CN 2 MC C: Mầu nhiệm cứu độ
CN 22 TN C: Đức khiêm tốn
CN 3 MV B: Căn phòng soi tỏ
CN 28 TN A: Tất cả đều được mời dự ...
25. Để hạnh phúc đến thật tự nhiên
CN 28 TN B: Để Lời được lớn lên
CN 3 MV B: Làm chứng về ánh sáng

Đọc nhiều tháng 03
Chuyện 2.000 năm rồi
Chuột nhiều vô kể
Ích lợi của hôn nhân
Chết 3 ngày sống lại
Khiếu kiện
Cuộc lữ hành đức tin
Những trang giấy trắng
Thần học về Thập giá
Tại sao chết?
Không thể lên thiên đàng


Album mới

 CN Phục Sinh 8

 Tam Nhật Thánh 6

 Lễ Lá năm B 2


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm