Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Ba tuần lễ 5  Mùa Phục Sinh    Bình an của lòng thương xót (Ga 14,27-31a)     
Thứ Hai tuần lễ 5  Mùa Phục Sinh    Vâng lời vì yêu mến (Ga 14,21-26)     
CN 5 PS  Năm B    Ở lại trong Chúa (Ga 15,1-8)     
CN 5 PS  Năm B    Nếu hạt lúa chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác      (Lm. Trầm Phúc)
CN 5 PS  Năm B    Giao ước mới      (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc)
CN 5 PS  Năm B    Xin tôn vinh danh Cha      (Gm. Phêrô Kiều Công Tùng)
Thứ Bảy tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Gặp gỡ Thiên Chúa (Ga 14,7-14)     
Thứ Sáu tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Tình yêu trọn vẹn (Ga 14,1-6)     
Thánh Mác-cô, tác giả Tin Mừng (25/4)  Mùa Phục Sinh    Cần được Chúa Kitô lấp đầy ! (Mc 16,15-20)     
Thứ Tư tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Lời Chúa là ánh sáng đời tôi (Ga 12,44-50)     
Thứ Ba tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Thuộc về đoàn chiên Chúa (Ga 10,22-30)     
Thứ Hai tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Kẻ quen người lạ là ai ? (Ga 10,1-10)     
CN 4 PS  Năm B    Đẹp người đẹp đạo (Ga 10,11-18)     
CN 4 PS  Năm B    Nghe - Biết - Theo      (Lm. Trịnh Ngọc Danh)

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5333
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 200
Khách: 200
Thành viên: 0

1. Những nẻo đường diệu vợi: tìm một lối đi

Cuộc sống tròn đầy chính là chúng ta thu tích từng phút giây hiện tại. Nếu chỉ nhìn về tương lai để sống, có lẽ chúng ta chỉ nghe vẳng lại bên tai những điệp khúc chế nhạo : “Hãy đợi đấy !”. Cuộc sống sẽ tươi đẹp và ý nghĩa khi chúng ta biết sống trọn vẹn với từng biến cố. (Trang 10)

Nếu con ếch ra khỏi đáy giếng, nó sẽ chẳng bao giờ còn coi trời như một nắp vung; nếu chúng ta ra khỏi sự đóng khung tù túng của kiến thức, của kinh nghiệm, của lập trường, của định kiến ..., chúng ta sẽ thấy cuộc đời này rất khác. Mỗi chúng ta chỉ như hạt cát giữa sa mạc bao la, như hạt mưa giữa lòng biển cả. Cuộc đời muôn ngàn lối, quá mênh mông. Chúng ta nhiều khi như bị choáng ngợp, lạc lối giữa dòng cuộc sống.

Để là mình, để thăng tiến, để thấy cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, chúng ta phải lao vào khám phá, hòa nhập, và tìm ra những chân trời mới.


NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI

Những chân trời mới này sẽ mở ra một cuộc sống tròn đầy, cuộc sống chúng ta đang khát vọng hướng tới. Đời sống thật thú vị nếu chúng ta biết cách quan tâm, làm cho nó có giá trị và gởi vào đó tất cả sự hiện diện của mình.

Cánh cửa cuộc đời

Giờ đây, bạn đang khởi đầu một hành trình mới của cuộc sống : có thể bạn vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, đang mệt nhoài với những kỳ thi tuyển đại học; hoặc bạn đã ra trường, đang tất bật nộp đơn tìm việc; hoặc cũng có thể bạn đang lưỡng lự chọn cho mình một hướng đi… Cuộc sống đầy hứa hẹn, nhưng cũng đầy bất trắc phía trước. Đây chính là thời gian để bạn thử sức và trưởng thành.

Bạn đang đứng trước cánh cửa cuộc đời, bạn có thể bước từ môi trường này sang môi trường khác, từ môi trường hạn hẹp sang một thế giới rộng lớn hơn. Lúc này, có lẽ hơn một lần bạn đã biết thế nào là khủng hoảng; chúng ta không tránh né vấn đề, nhưng hãy đối diện với điều chúng ta đang quan tâm. Người Trung Hoa quan niệm khủng hoảng như một “hỗn hợp” gồm hai đặc tính : vừa nguy hiểm mà vừa là cơ may. Có thể ví như bạn đang tham gia một trò chơi nguy hiểm với đầy thử thách, chướng ngại, nhưng đầy hứng thú và hứa hẹn cho bạn một phần thưởng xứng đáng, vinh quang rực rỡ nếu bạn là kẻ chiến thắng.

Dù bao căng thẳng, sức ép và nguy hiểm nhưng giai đoạn này vô cùng ý nghĩa, nó giúp ta phản tỉnh và can đảm nhìn thẳng vào những vấn đề của cuộc sống, nhờ vậy chúng ta có thể tự khám phá và phát triển những năng lực của mình.

Một khi thấy được khả năng của mình, bạn có thể tự tin hơn và can đảm lãnh nhận trách nhiệm của cuộc sống. Cuộc sống đang mỉm cười chào đón bạn. Đâu đó bạn nghe một tiếng thì thầm : can đảm lên, cuộc đời không có chỗ dành cho ai sợ hãi và bỏ cuộc !

Lời mời gọi sống tròn đầy

Bạn vừa vượt qua cơn khủng hoảng ư ? Xin chúc mừng bạn ! Bạn xứng đáng nhìn bình minh ló dạng và rạng rỡ bước vào chặng đường mới. Như lớp vỏ trấu của hạt lúa đã nứt ra, ô kìa, một mầm mạ xanh tuyệt vời nhú mọc. Nhưng bạn ơi, bạn không phải chỉ như hạt lúa đâu, bạn cao quý hơn nhiều, bạn còn có khả năng ý thức và làm chủ từng bước chân trên đường thành toàn của bạn. Điều bạn có, hạt lúa vô tri kia không hề có được đâu nhé. Bạn bảo : “Ôi đời còn dài, những 80 năm kia mà !”. Bạn ơi, trọn cuộc đời bạn là phút giây hiện tại này đây !

Mỗi khoảnh khắc hiện tại là một quà tặng

“Chỉ có một cuộc đời là phút giây này chúng ta đang sống”. Bác sĩ Jon Kabat - Zinn, người làm việc với những bệnh nhân thương tổn về tinh thần, đã nói với các bệnh nhân của ông những lời chiêm niệm đó. Ông đã giới thiệu với chúng ta một quy luật, một chìa khóa để bước vào cuộc sống tròn đầy : Đời bạn là gì khác hơn nếu không phải là tổng hợp tất cả những phút giây hiện tại này lại; nếu lỡ bỏ phí phút giây nào, có nguy cơ một phần cuộc đời bạn bị đánh mất.

Cuộc sống tròn đầy chính là chúng ta thu tích từng phút giây hiện tại. Nếu chỉ nhìn về tương lai để sống, có lẽ chúng ta chỉ nghe vẳng lại bên tai những điệp khúc chế nhạo : “Hãy đợi đấy !”. Cuộc sống sẽ tươi đẹp và ý nghĩa khi chúng ta biết sống trọn vẹn với từng biến cố. Dòng chảy cuộc đời không hề dừng lại đợi chúng ta. Bạn không thể nói : Hãy đợi đến khi nào có việc làm ổn định, tôi sẽ thực sự sống cuộc đời của mình; hãy đợi khi tôi thế này, thế kia... lúc đó tôi sẽ sống trọn vẹn. Không đâu ! Có phút giây nào mà bạn không sống; nhưng khổ nỗi người ta lại không biết phải sống thế nào cho đẹp, cho trọn, cho ra sống. Bạn ạ, hãy đón nhận từng phút giây hiện tại của cuộc đời bạn như một quà tặng, bạn sẽ hiểu thế nào là sống đích thực.

Cuộc mạo hiểm phiêu lưu

Sống cuộc sống tròn đầy cũng có nghĩa là chúng ta phải tự chèo chống con thuyền đời mình. Biển đời nhiều sóng gió, càng đòi hỏi chúng ta giàu nghị lực. Không ai khác có thể làm thế công việc của chúng ta, không ai sống thay cho chúng ta, hạnh phúc không ở vườn người, nhưng ẩn sâu ngay trong trái tim của bạn.

Để sống tròn đầy, bạn phải thám hiểm ngay chính cuộc sống của bạn : quan sát, lắng nghe, hành động và chấp nhận cả những rủi ro xảy đến. Cuộc mạo hiểm này không nhất thiết đòi hỏi chúng ta phải liên tục đương đầu với những công việc nguy hiểm hoặc ra vẻ “hình sự” với chính mình. Dấn thân sống tròn đầy là chúng ta làm một cuộc mạo hiểm vĩ đại xuyên qua từng khoảnh khắc của tiến trình thành nhân, từng khoảnh khắc của cuộc sống đời thường. Chúng ta đang được mời gọi sống phi thường với từng phút giây bình thường trong cuộc sống.

Đức Giêsu, mẫu gương của cuộc sống tròn đầy

Đối với người Kitô hữu, Đức Giêsu là mẫu gương của cuộc sống tròn đầy, và Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy theo Người trên nẻo đường Người đã đi. Đó là nẻo đường yêu thương và phục vụ.

Thiên Chúa gởi Con của mình xuống để tỏ bày cho con người biết họ được Thiên Chúa yêu thương; và Người mời gọi họ cũng phải yêu thương tha nhân như chính Chúa đã yêu họ. Đức Giêsu đồng cảm, sẻ chia với từng phận người khốn khổ : cùng đói, cùng khát, cùng xót xa với nỗi thất vọng của họ; và đến “để cho họ được sống và sống dồi dào”.

Tiến trình sống sung mãn của chúng ta được thể hiện trong hai đòi hỏi :

“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22, 37 - 39).

Người Kitô hữu của mọi thời đại đều hiểu rằng tình yêu phải được xây dựng trên tình yêu và chính tình yêu dẫn tới đời sống sung mãn. Hãy nghe những lời thánh Phaolô nhắn nhủ giáo đoàn Êphêxô :

“Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng. Xin cho anh em nhờ lòng tin, được Đức Kitô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể các thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Đức Kitô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được tràn đầy tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa” (Ep 3, 16 - 19).

Tình yêu sẽ cho chúng ta sức mạnh, sự bền bỉ và sự hiểu biết; đó là tất cả những gì thiết yếu để chúng ta sống tròn đầy. Tình yêu đem đến cho chúng ta nghị lực và khát vọng để vươn đến những điều trọn hảo. Tình yêu giúp chúng ta biết làm thế nào để phát huy tài năng của mình, đương đầu và lớn lên trong mọi trạng huống của cuộc sống.


BIẾT MÌNH

Biết mình là cả một hành trình dài khám phá. Cần gọi tên, xác định và tôn trọng con người phức tạp của chúng ta trong bất cứ giai đoạn nào. Nhiều lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, mất phương hướng sống, thấy cuộc sống nhạt nhẽo, vô vị, chẳng biết sống để làm gì nữa; những lúc như thế, rất cần phải phản tỉnh, tìm ra ý nghĩa sống, tìm lại con người thật của mình.

Hãy biết rằng bạn là độc nhất vô nhị

Để sống tròn đầy cũng có nghĩa là phải ý thức và hiểu biết mình là ai. Con chó quấn quýt, vẫy đuôi mừng mỗi khi bạn đi đâu về; nó cũng ăn, cũng ngủ, cũng tỏ vẻ thân thiện, nhưng tuyệt nhiên chẳng ý thức được nó là gì cả, không hề ý thức được nó là con chó. Chỉ có con người, con người mới ý thức được mình là duy nhất, ý thức mình hiện hữu. Chúng ta không chỉ ý thức điều này trong một khoảnh khắc nào đó, mà là trọn vẹn cuộc sống. Biết mình để rồi không đánh mất mình, không vong thân giữa cuộc đời trăm ngả. Cuộc sống mỗi chúng ta là một chuỗi liên tục không đứt đoạn; chối từ quá khứ là chúng ta không có hiện tại và cũng chẳng có tương lai.

Cuộc sống được hình thành từ hàng vạn mảnh vụn kinh nghiệm chúng ta có về bản thân qua các biến cố, qua mối tương quan với tha nhân, qua công việc, qua học hành nghiên cứu … Tất cả mọi việc xảy ra đều góp phần làm nên cuộc sống đời chúng ta.

Việc hiểu biết chính mình như thế là điểm hội tụ sức mạnh giúp chúng ta có thể đối đầu với những xung đột, đánh giá đúng các bậc thang giá trị, đón nhận được những mất mát trong cuộc sống và giúp chúng ta sống tự trọng, hiểu biết những giá trị của bản thân, biết yêu chính mình, ngay cả khi chúng ta bị bỏ rơi, khinh bỉ, làm mất phẩm giá.

Sống thật để biết mình

Nếu muốn biết mình, tôi phải can đảm sống con người thật của tôi, con người trần trụi, không tự vệ, không đeo mặt nạ, không bôi đen, không tô hồng … Đó là cơ may để tôi nhận ra khuôn mặt đích thực của mình; không ai hiểu tôi hơn chính tôi; chỉ có tôi mới có thể biết rõ tôi là ai.

Đón nhận những cảm xúc

Cảm giác hay cảm xúc là thành phần thiết yếu cho thấy chúng ta là ai, cảm xúc này rất cần được chân nhận. Nhiều khi người ta hay lờ đi hoặc né tránh cảm xúc của mình. Thật là khôi hài, làm sao có thể ngăn cản cảm xúc, chúng ta chỉ có thể cảm nhận mà thôi. Cảm xúc là cái gì rất thật chứ không phải chỉ là ý niệm. Những cảm xúc mạnh mẽ không biến mất, nhưng tồn tại như những tảng băng ngầm chìm sâu trong vô thức, một lúc nào đó nó có thể trồi lên và nổ tung như ngọn núi lửa nhiều năm âm ỉ sôi sục. Làm sao đừng bao giờ để chúng ta bị dồn nén, hãy kiểm soát cảm xúc của mình trước khi chúng bùng nổ.

Việc biết mình đòi hỏi chúng ta luôn phải phản tỉnh trong mọi hoàn cảnh. Cảm xúc có thể đóng vai trò người bạn, cũng có thể là kẻ độc tài phát xít ! Nhờ việc đón nhận các cảm xúc như người bạn, và không bao giờ để chúng trở thành những kẻ độc tài, chúng ta có được cơ may tốt để hiểu biết mình hơn.

Biết được mình đang muốn điều gì

Biết mình cũng có nghĩa là biết được điều mình đang mong muốn, đang khát vọng. Chẳng thể quyết định được gì, nếu chúng ta thực sự không biết được điều mình mong muốn. Chúng ta sẽ bế tắc khi để người khác hoặc những tác động bên ngoài như quảng cáo, ca nhạc, thời trang, báo chí… “muốn” thay cho chúng ta. Khi đó chúng ta sẽ rơi vào ảo vọng, cứ tưởng như mình chọn lựa cái này, hài lòng với cái kia, nhưng thực chất chúng ta chỉ là con rối cho người khác giật dây mà thôi. Có những người khi ở vào độ tuổi “ngũ thập như tri thiên mệnh” mới giật mình thấy rằng họ chưa bao giờ làm điều họ muốn cả. Những điều chúng ta mong muốn sẽ định hình con người của chúng ta.

Biết người khác nghĩ gì về mình

Trong giao tiếp hằng ngày, mỗi cuộc đối thoại, dù chỉ là một lời chào thăm : “Anh khoẻ không ?”, cũng nói lên một điều gì đó về chính mình. Ít nhất qua cái bắt tay, qua nụ cười, qua ánh mắt, người ta cũng nói với bạn rằng bạn đang hiện hữu.

Nếu ai đó chào tôi : “Béo đấy à !”, thì ra tôi cũng được nhận biết một cách hoàn toàn cá vị rồi; và nếu cũng chính người đó dừng bước, chăm chú nhìn tôi và nói : “Chào Béo, bạn khoẻ chứ ?”, thì lúc ấy tôi cảm thấy rằng mình thật có ý nghĩa trong ánh mắt của người ấy.

Tuy nhiên cũng nên lưu ý, tiêu chuẩn đánh giá mình không thể hoàn toàn dựa vào dư luận, và chúng ta cũng không thể trở nên giống như người ta mong mỏi được đâu. Chúng ta luôn phải lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, nhưng cũng phải luôn là chính mình, chịu lấy trách nhiệm đời mình. Không thể để một ai vẽ lên cuộc đời của chính chúng ta được.

Biết những tài năng của mình

Tài năng là khả năng hay năng khiếu có giá trị, và đó cũng là quà tặng. Trong ý nghĩa này, thì người ta sinh ra đã có tài rồi, thiên phú là vậy. Một nghệ sĩ Violon tài ba, dĩ nhiên phải qua khổ luyện, nhưng không thể phủ nhận yếu tố thiên phú nơi nghệ sĩ này. Người ta nói thiên tài là do 90% tập luyện, nhưng nếu không có, dù chỉ là 1% yếu tố phú ban thì dù có khổ luyện cũng khó có thể thành thiên tài.

Tài năng không chỉ là điều gì mang tính vật lý hay một năng lực trí tuệ. Khía cạnh nhân cách cũng là những quà tặng độc đáo. Sống thiếu nhân cách, không phải là sống đẹp, sống tròn đầy. Nhân cách mỗi người mỗi khác, mỗi người đều có khả năng đặc biệt, điều quan trọng là ta nhận ra và làm cho tăng triển. Người xưa bảo “ngọc bất trác bất thành khí”, nếu chúng ta không biết cách đánh thức tài năng của mình thì chúng vẫn ngủ yên và chẳng bao giờ tài năng thành hiện thực được. Thánh Phaolô khuyên nhủ giáo hữu Côrintô phải nhận ra những khả năng như là ân huệ Chúa ban :

"Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người” (1Cr 12, 4.11).

Mỗi người chúng ta đều được trao ban những đặc sủng. Để trở nên con người sống tròn đầy, rất cần có thời gian khám phá đâu là quà tặng mình đã được trao ban.


ĐI TRÊN ĐÔI CHÂN CỦA MÌNH

Người trưởng thành là người đi trên đôi chân của mình chứ không phải là mượn đôi chân kẻ khác. Tính tự lập là điều cần thiết để chúng ta được lớn lên.

Can đảm chọn lựa và chấp nhận hậu quả

Một khi chấp nhận chọn lựa là chấp nhận hệ quả của chọn lựa đó, dù là hệ quả tích cực hay tiêu cực. Cuộc sống luôn đặt chúng ta vào tình trạng phải liên tục chọn lựa : chọn lựa giữa cái xấu và cái tốt; giữa cái tốt và cái tốt hơn … Và chọn lựa cũng có nghĩa là phải từ bỏ, không thể nào chọn cả hai được. Có chọn lựa được người khác tán dương. Có chọn lựa bị người khác chê cười. Nhưng dù thế nào đi nữa, quyền quyết định vẫn là ở bạn, theo tự do của bạn và chính bạn là người phải lãnh nhận hậu quả trước tiên chứ không phải ai khác.

Quyết định của bạn không thể dựa vào lời khen hay tiếng chê của người khác, bạn phải có lập trường. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là bạn dửng dưng với dư luận, với những đòi hỏi, khát vọng hay ý kiến của người khác; một người trưởng thành tự nhiên biết cân nhắc và chọn lựa. Người tự lập có thể dựa vào phán đoán của mình và quyết định chọn lựa; tuy nhiên cũng có thể tham khảo ý kiến người khác. Tự lập không phải là độc đoán, lập dị. Tự lập bao gồm sự phụ thuộc lẫn nhau, kết hợp cả sự dịu dàng và mạnh mẽ của tinh thần độc lập và phụ thuộc.

Học để biết tự lập và phụ thuộc lẫn nhau

Ngay từ trong gia đình, chúng ta cần phải có tinh thần tự lập. Bạn có suy nghĩ riêng, lập trường riêng, có chọn lựa riêng, và dĩ nhiên cha mẹ cũng phải dành cho con cái một khoảng tự do, một góc riêng tư. Không tự lập thì làm sao làm chủ được đời mình; bạn thấy đấy, hệ quả khôn lường. Rất nhiều người dù đã lớn tuổi nhưng vẫn sống tình trạng ấu trĩ, không thể phán đoán hay quyết định được điều gì. Có lẽ chúng ta không muốn mình là loại người như thế.

Tuy nhiên người tự lập đích thực không phải là kẻ luôn phản kháng lại với thế giới, cũng không phải là cỗ máy lạnh lùng cứ vận hành đều đặn. Họ là người biết sống phụ thuộc vào nhau, biết cho đi - lãnh nhận, biết tin vào chính mình và cũng tin vào tha nhân. Nhờ vậy, họ biết nhạy cảm với nhu cầu của người khác, biết đón nhận và cũng biết chọn lựa, thay đổi; biết đánh thức những tài năng, sở trường, kiến thức và cảm xúc của mình đồng thời nhận ra rằng đôi khi mình cũng cần được sự giúp đỡ, và không phải vì thế mà con người mình bị thay đổi.

Cuộc sống luôn là tương trợ, là sống với, sống cùng. Chẳng ai hiện hữu đơn độc. Sự hiện hữu của chúng ta cần thiết cho người khác và ngược lại, sự hiện hữu của tha nhân cũng cần thiết cho chúng ta. Sự hỗ tương qua lại này làm cho cuộc sống trở nên phong phú và tròn đầy. Khám phá ra mình hiện hữu nơi tha nhân, và tha nhân hiện hữu nơi mình, là một nhận thức căn bản để chúng ta biết thế nào là sự tự lập và phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống.

Trách nhiệm với sự tự do của mình

Tự lập bao gồm yếu tố tự do. Tự do là quà tặng cao quý giúp chúng ta sống trưởng thành hơn. Tuy nhiên, chúng ta không sống một mình, chúng ta sống trong xã hội với những con người có quyền tự do, có nhu cầu tự do, và họ cũng là những người tự do. Sự tự do của mọi người đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng và có trách nhiệm đối với nhu cầu và quyền lợi của người khác.

Sự tự do của ngưới Kitô hữu nói lên rằng chúng ta có thể nhìn thấy điều vĩ đại hơn đằng sau những lợi tức nhỏ bé, và chúng ta có thể quan tâm, trách nhiệm với tha nhân trong hoàn cảnh cụ thể của họ. Quả thực, tự do bao gồm tinh thần trách nhiệm, tự do yêu thương. Nếu bị nhốt kín trong ngục tù của lòng ham muốn, tham lam ích kỷ, chúng ta sẽ không có tự do.

Sự tự do đích thực làm cho chúng ta có thể lớn lên và diễn tả chính mình trong việc đáp ứng nhu cầu của tha nhân như là chính nhu cầu của chúng ta vậy. Khi tự do trở thành vô giới hạn, tha hồ sống theo sở thích, chẳng cần quan tâm tới ai, thì lúc ấy không còn là tự do nữa mà là bừa bãi, phóng túng.

Đối với người Kitô hữu, tự do phải được đặt trong viễn cảnh : tự do thoát khỏi tội lỗi và tự do yêu thương. Thánh Phêrô khiển trách mạnh mẽ những người đã đẩy người khác vào sai lầm và ngoan cố : “Họ hứa cho những kẻ đó được tự do, nhưng chính họ lại làm nô lệ cho lối sống dẫn đến hư vong, vì đã thua ai thì phải làm nô lệ cho người ấy” (2 Pr 2, 19). Những nết xấu như ích kỷ, bất công, lạm dụng người khác … có thể sẽ thống trị đời sống chúng ta. Đức Giêsu Phục Sinh hứa ban sức mạnh cho chúng ta vượt qua mọi tội lỗi và được tự do để yêu thương.


KẾT LUẬN

Con người ngày nay đang dần dà để lộ ra sự yếu đuối, bất lực của mình qua việc không kiềm chế nổi cái tôi ích kỷ, qua việc sử dụng sức mạnh như một phương tiện tiêu diệt, gây chết chóc, tang thương. Chẳng hạn những thai nhi vô tội, không có sức kháng cự, đã bị con người, có khi là chính cha mẹ khước từ. Hay người ta sử dụng sức mạnh để phục vụ chiến tranh, khủng bố … Sức mạnh đích thực phải mang đến sự biến đổi trong hân hoan và sự sống.

Rất thường khi, người ta hiểu sức mạnh theo nghĩa tiêu cực, sức mạnh công phá và hủy diệt, sức mạnh áp chế kẻ khác, sức mạnh đồng tiền, sức mạnh của kẻ quyền thế … Sức mạnh ở đây phải được hiểu theo nghĩa tích cực, sức mạnh thực sự phải có khả năng sáng tạo, xây dựng cuộc sống, phải dẫn tới cái đẹp, tình yêu; và sức mạnh chỉ có thể là tích cực nếu nó được sử dụng để thăng tiến con người, làm triển nở cuộc sống, làm cho cuộc sống tươi sáng và có ý nghĩa.

Bước vào cuộc hành trình, bạn sẽ thấy cuộc đời muôn ngả. Nếu cứ đứng mãi ở ngã ba đường, bạn sẽ chẳng bao giờ tới đích được. Cuộc sống đang mời gọi chúng ta khám phá, dấn thân, và giải thưởng vĩ đại không phải chỉ là sự thành công mà là chính sự thành toàn đời ta. Muôn năng lực còn đang ẩn chìm, đang chờ thời cơ thi thố, vấn đề là chúng ta có can đảm cất bước đăng trình hay không. Nếu coi cuộc đời như một cuộc chơi, thì cuộc chơi nào càng mạo hiểm lại càng thú vị !


10 bài mới hơn
  2. Một thời để sống
  3. Lao động: nguồn sáng tạo thế giới mới
  4. Tiền bạc không mua được hạnh phúc
  5. Những nỗi đau ngọt ngào
  6. Sự diệu kỳ của năng lực giới tính
  7. Huyền nhiệm tình yêu
10 bài cũ hơn
  Lời nói đầu

Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


tan hien

Bài Mới Đăng
CN 4 PS B: Thương ... người mục tử
CN 4 PS B: Những tấm gương của người ...
CN 4 PS B: Hy sinh cho đoàn chiên
CN 4 PS B: Tôi biết chiên của tôi
CN 4 PS B: Mục tử khao khát cống hiến ...
CN 4 PS B: Sứ mệnh của Chúa Giêsu
CN 4 PS B: Thí mạng sống vì chiên
CN 4 PS B: Tình yêu của nghe - biết - hy ...
CN 3 PS B: Bình an
CN 3 PS B: Nỗi sợ

Nghe nhiều tháng 04
Chúa đã đến
Lễ Phép Rửa C: Hãy sống xứng danh Kitô ...
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
Lễ Chúa Ba Ngôi A: Mầu nhiệm tình yêu
CN 17 TN C: Kiên trì cầu nguyện
CN 28 TN A: Cái ăn cái mặc
Mùng 2 Tết: Đạo hiếu
CN 4 PS A: Ơn gọi linh mục và tu sĩ
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy
CN 28 TN A: Không măc y phục cưới

Đọc nhiều tháng 04
Anh yêu em khác mọi người
Nhắc lại chuyện cũ
Cuộc lữ hành đức tin
Chú thỏ tinh khôn
Còn anh thì sao ?
Khiếu kiện
Ly dị, trò chơi
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...
I'm sorry (Xin lỗi)
Vinh quang Đức Mẹ Maria


Album mới

 CN 5 Phục Sinh năm B 3

 CN 4 Phục Sinh năm B 3

 CN 3 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm