Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Ba tuần lễ 5  Mùa Phục Sinh    Bình an của lòng thương xót (Ga 14,27-31a)     
Thứ Hai tuần lễ 5  Mùa Phục Sinh    Vâng lời vì yêu mến (Ga 14,21-26)     
CN 5 PS  Năm B    Ở lại trong Chúa (Ga 15,1-8)     
CN 5 PS  Năm B    Nếu hạt lúa chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác      (Lm. Trầm Phúc)
CN 5 PS  Năm B    Giao ước mới      (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc)
CN 5 PS  Năm B    Xin tôn vinh danh Cha      (Gm. Phêrô Kiều Công Tùng)
Thứ Bảy tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Gặp gỡ Thiên Chúa (Ga 14,7-14)     
Thứ Sáu tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Tình yêu trọn vẹn (Ga 14,1-6)     
Thánh Mác-cô, tác giả Tin Mừng (25/4)  Mùa Phục Sinh    Cần được Chúa Kitô lấp đầy ! (Mc 16,15-20)     
Thứ Tư tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Lời Chúa là ánh sáng đời tôi (Ga 12,44-50)     
Thứ Ba tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Thuộc về đoàn chiên Chúa (Ga 10,22-30)     
Thứ Hai tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Kẻ quen người lạ là ai ? (Ga 10,1-10)     
CN 4 PS  Năm B    Đẹp người đẹp đạo (Ga 10,11-18)     
CN 4 PS  Năm B    Nghe - Biết - Theo      (Lm. Trịnh Ngọc Danh)

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5333
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 222
Khách: 222
Thành viên: 0

Chương Năm: Sinh, Lão, Bệnh, Tử

Cổ nhân đã gồm tóm một đời người trong bốn chữ: Sinh – Lão - Bệnh - Tử. Dĩ nhiên không phải ai cũng sống theo thứ tự bốn giai đoạn đó, bởi vì có những bất hạnh lìa trần trong tuổi thanh xuân chưa kịp ‘lão’, có những xác thân khở mạnh yêu đời bất ngờ tức tưởi ra đi chưa kịp ‘bệnh’. Như vậy, chỉ có hai giai đoạn chính mà mọi người đều chia sẻ với nhau: Sinh - Tử. Sinh ra trong tiếng khóc của chính mình và chết đi trong tiếng khóc của người thân. Sinh ra trong đau đớn banh da xẻ thịt của người mẹ và chết đi trong trái tim rướm máu quặn thắt ruột gan của tình thân mẫu, phụ tử, vợ chồng. Đau khổ như hình với bóng bén gót cuộc đời. Có những cơn đau thể xác tê liệt thần kinh, uất nghẹn tiếng la hét chịu đựng, có những niềm đau trái tim gục ngã tinh thần, yếu mềm tiếng lòng nức nở thở than. Nhưng nếu đau khổ gắn liền với thân phận con người, đau khổ phải có mục đích, một lý do nào đó để biện minh cho sự hiện diện – không ai muốn - của nó.

1. Đau đớn thể xác

Tại sao thể xác chúng ta lại cảm thấy đau đớn? Trong bốn trăm hài nhi được sinh ra, sẽ có một em mắc phải chứng bệnh kỳ lạ: Em thường xuyên tự gây thương tích mà không hề biết hay cảm thấy đau đớn. Em có thể dùng dao tự rạch mình, dùng lửa đốt, ngã từ trên cao xuống, gẫy ta gẫy chân. Em không bao giờ biết khóc lóc hay phàn nàn khi sưng cổ, khi đau bụng. Cha mẹ em, ngay cả bác sĩ, cũng không thể chuẩn đoán được bệnh tình của em cho tới lúc quá trễ.

Thử hỏi rằng chúng ta có muốn dống như em bé bất hạnh chẳng bao giờ hết đau đớn là gì hay không?

Không ai thích chịu đau đớn thể xác, nhưng chính ‘sự biết đau’ là một cần thiết cho sự sống còn của con người. Đau đớn thể xác là một cảnh giác tự nhiên báo động cho mỗi người biết rằng chúng ta đã làm việc quá độ, hay một phần chi thể nào đó không hoạt động bình thường. Đã có rất nhiều lực sĩ thể thao phải giã từ sự nghiệp lúc còn rất trẻ, đôi khi còn bị tàn phế, bởi vì họ đã gắng sức quá mức, đã uống thuốc giảm đau khi cơ thể đòi hỏi cần được chăm sóc, nghỉ ngơi. Đã có những người được xe cứu thương đưa thẳng vào khu cấp cứu vì họ xem thường những báo động của cơ thể qua những cơn đau nhẹ, tưởng rằng không sao nào ngờ ung thư.

Đau đớn thể xác, không phải là hình phạt của Thiên Chúa, nhưng là dấu hiệu ‘cẩn thận, coi chừng’ những trục trặc bất thường của một cơ thể tự nhiên. Đời sống sẽ không được thoại mái khi chúng ta bị cơn đau hành hạ, một người khi bị nhức răng thì có cao lương mỹ vị ê hề trước mặt anh cũng không thèm. Nhưng đời sống sẽ nguy hiểm nếu chúng ta không biết đau đớn là gì.

2. Ý nghĩa trong đau đớn thể xác

Tuy vậy, đau đớn thể xác, thật ra, chỉ là những cơn đau của một động vật. Người hay thú đều đau như nhau. Chúng ta không cần phải có linh hồn mới biết đau khi bị một mũi dao nhọn đâm vào người. Có những niềm đau khác, kinh khủng hơn nỗi đau thể xác, mà chỉ có con người mới cảm thấy được, chỉ có con người mới tìm được ý nghĩa trong những đau khổ này.

Các khoa học gia đã tìm được phương cách đo lường mức độ đau đớn mà chúng ta có thể cảm thấy. Chẳng hạn như họ đo được rằng nhức đầu thì đau hơn bị trầy da cổ da tay, và họ đã khẳng định rằng có hai sự đau đớn khủng khiếp nhất mà con người phải chịu đựng: Thứ nhất, đau đớn lúc sinh con, thứ hai, đau sạn thận. Xét theo phần thể xác. Cả hai đều ngang nhau không hơn không kém. Nhưng đau sạn thận thì vô ý nghĩa, vì nó chỉ là hậu quả của một phần chi thể kém hiệu năng, còn đau đớn lúc sinh con là một niềm đau tự nguyện hiến dâng, một cơn đau linh thánh sáng tạo. Người bịo sạn thận sau khi được giải phẫu, sẽ không bao giờ muốn đau lần thứ hai, nhưng người phụ nữ lúc sinh con, sẽ sẵn lòng chấp nhận sự đau đớn này để tiếp tục thiên chức làm mẹ. Tôi biết có một người vợ dịu hiền Việt nam, lúc sinh con so thì miệng vừa rên rỉ vừa la hét vừa…chửi chồng vừa thề thốt từ nay tôi chừa, tôi cạch đến già. Vậy mà bẵng đi một dạo, gặp lại mới biết ‘nàng đã năm con, sinh năm một, năm thứ tư sinh đôi’.

3. Học hỏi từ đau khổ

Sự đau đớn là cái giá phải trả của đời sống. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ không còn thắc mắc tại sao con người lại phải chịu đau khổ. Câu hỏi bây giờ sẽ là: Chúng ta làm được gì khi chịu đau khổ, để đau khổ sẽ tiềm ẩn và mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống? Có thể chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được tại sao chúng ta đau khổ, và sẽ không bao giờ kiểm soát được nguyên nhân của mọi đau khổ, tuy vậy chúng ta chắc chắn sẽ học hỏi được rất nhiều qua những kinh nghiệm đau khổ, cũng như biết được con người thật sự của mình nhờ nó. Thiên Chúa không dùng đau khổ để răn dạy con người, nhưng con người cần phải lợi dụng đau khổ để học hỏi. Sự đau khổ sẽ làm cho một số người cay đắng tuyệt vọng, ganh ghét tị hiềm; nhưng chính nó cũng làm cho nhiều người khác biết yêu thương cuộc đời và con người hơn xưa, và biết quý trọng giá trị mỗi ngày sống qua.

4. Đau khổ của bệnh tật

Tuy không thể đưa ra một xác quyền rõ ràng, nhưng tôi nghĩ rằng bệnh tật hình như cũng nằm trong ảnh hưởng chi phói của định luật tự nhiên, vì tôi không thể tin là Chúa đã gởi bệnh đến cho một người vì một lý do nào đó. Tôi không thể tin là Chúa có sẵn một danh sách căn bênh hàng tuần để phân chia cho người may mắn hay người kém may mắn, những người xứng đáng được hay không xứng đáng được, những người vác được thánh giá hay không chịu nổi đau khổ. Tôi có thể cảm thông với những nạn nhân khi bị bệnh hoạn hay lúc đau đớn, thường tự hỏi rằng mình đã làm gì nên tội để phải lãnh nhận những đau khổ như thế. Nhưng thật ra quyền định đoạt ốm đau hay khoẻ mạnh không nằm trong tay Thiên Chúa, Ngài không dùng bênh tật như một hình phạt đẻ sửa dạy loài người. Đã có thời rất nhiều tín hữu tin rằng bệnh AIDS/HIV là do Thiên Chúa gửi đến để cảnh cáo nhân loại về những tội lỗi xấu xa xác thịt, ma tuý, đồng tính luyến ái. Giáo Hội Công Giáo phải đưa ra một tuyên ngôn xác định rõ rệt bác bỏ luận điểm sai làm trên.

Khi bệnh tật tấn công thân xác, vi trùng xâm nhập, kháng thể trong con người sẽ tự động kết hợp để chống trả và đẩy lùi đối phương. Nếu kháng thể không đủ mạnh, chúng ta cần thêm sự trở lực của thuốc men, cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ sinh tố, cần được những giấc ngủ yên bình. Yếu tố tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng, vì người ta có thể bị bệnh khi họ tuyệt vọng, buồn rầu, đau khổ, khi họ bị bỏ rơi, nản chí, không nơi nương tựa, cô đơn, chán sống. Người ta cũng có thể bình phục nhanh chóng sau một cơn bệnh khi họ được sự chăm sóc ân cần yêu thương của nhiều người và kho họ còn có một hướng đi lạc quan yêu đời trong tương lai.

Khi tìm hiểu cặn kẽ về những cấu trúc hoạt động của thân thể, và sẵn sàng chấp nhận những định luật tiến hoá của tự nhiên, chúng ta biết rằng, con người không thể lợi dụng và hành hạ thân thể mình quá mức, nếu không muốn nhiễm bệnh. Những đêm dài thức trắng những điếu thuốc liên tiếp trên môi, những chai bia nốc vội từ giờ này sang giờ khác, những buông thả tình dục quá độ, những chất độc khích thích cần sa ma tuý làm tê liệt thần kinh, những cuồng loạn ăn chơi trác táng, ngay cả những công việc thực hiện gần như 24 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần là những tác hại khủng khiếp cho thân thể, vốn dĩ rất nhảy cảm, mỏng manh. Bệnh tật xuất hiện trong những trường hợp này chỉ là hậu quả tất nhiên, không thể đổ lỗi cho Thiên Chúa.

Rất tiếc, tôi không thể kiếm được một câu trả lời thoả đáng cho những căn bệnh ung thư hay tật nguyền bẩm sinh. Chỉ biết rằng với đà tiến bộ của khoa học, những chứng bệnh ung thư ngày xưa không còn khó trị nữa. Số tử càng ngày càng ít hơn so với số sinh. Bởi vậy chúng ta có quyền tin tưởng ở những bộ óc thông minh xuất chúng của con người, sẽ đóng góp những nghiên cứu, phương cách chuẩn bệnh, trị bệnh của mình, để phục vụ cho đời sống nhân loại mai này.

5. Thừa hưởng những bất toàn di truyền

Con người hôm nay là một giai đoạn cuối cùng của một quá trình tiến hoá lâu dài từ tỷ tỷ năm trước bắt đầu là thảo mộc, rồi tới côn trùng, động vật và con người dễ bị thương tích, bệnh hoạn và chết đi. Đời sống thảo mộc thảnh thơi chấp nhận định luật tự nhiên: hoa nở rồi tàn, lá rơi để trổ mầm sống mới, hàng cây tiếp nối những hàng cây. Đời sống động vật cũng vậy được sinh ra. Sống một thời gian rồi chết, không biết luyến tiếc, thắc mắc hay phàn nàn ỉ ôi. Tuy vậy, có một khác biệt lớn lao: Sự sống chết của động vật hay thảo mộc rất bình thường, những sự sống chết của con người là một thảm kịch đau khổ. Trải qua nhiều giai đoạn tiến hoá, con người vẫn phải chịu thừa hưởng những bất toàn di truyền của tiền nhân. Động vật cũng nhiễm bệnh, cũng chết vì bệnh, cũng có thể truyền bệnh cho nhau nếu không đủ kháng thể để sống còn, nó sẽ tuyệt giống. Chẳng thành vấn đề. Nhưng cuộc đời con người vô cùng quan trọng, chúng ta sẽ can đảm kháng cử với mọi bệnh tật để duy trì sự sống. Bởi vậy, với yếu tố di truyền, cha mẹ có thể đẻ lại những mầm bệnh, những tật nguyền, những khiếm khuyết cho con cháu.

Một em bé chào đời với một trái tim nhỏ hơn bình thường, khuyết tật xuất hiện theo di truyền từ cha mẹ. Nếu em chết ngay sau khi được sinh ra, thì cha mẹ em rất buồn, nhưng sẽ khuây khoả dần dần với thời gian. Nhưng nếu nhờ những tiến bộ nhiệm mầu của y khoa, em được cứu sống, được lớn lên như mọi người, trở thành bác sỹ, nhạc sỹ, hay thi sỹ. Rồi lập gia đình, yêu vợ yêu con, mọi người đều quý mến. Bỗng nhiên đến 30 tuổi tròn chững bệnh tái phát trầm trọng, anh vĩnh viễn nhắm mắt. Thảm kịch này lớn gấp triệu lần cho vợ con và những người thân yêu của anh. Biết đâu bố mẹ anh không nghĩ: “Giá con chết từ hồi nhoe thì đỡ hơn nhiều!”.

Thật ra, nếu các bác sỹ và y tá không tận tình cứu chữa những trẻ nhỏ mang khuyết tật bẩm sinh; nếu luật pháp chỉ cho phép những đôi hôn phối khoẻ mạnh lập gia đình với nhau để tránh né những mầm bệnh di truyền. Thì nhân loại có thể tránh được nhiều thảm kịch. Nhưng con người không phải là động vật máu lạnh, con người có lương tâm, luân lý, đạo đức. Và như vậy, chúng ta sẵn lòng chấp nhận tất cả: người khoẻ mạnh cũng như đau yếu: lá lành đùm lá rách.

Nói cho cùng thì tôi không thể hiểu tại sao nhiều bệnh nhân tội nghiệp trên thế giới đang mắc phải những chứng bệnh ngặt nghèo chờ chết, nhưng tôi tin rằng Thiên Chúa không hề gửi đến bệnh tật cho con người. Ngài cũng không thể giơ tay làm phép lạ thường xuyên để cứu sống họ. Khi ông Gióp, trong lúc đau khổ, đã tra hỏi lòng nhân từ và sự công minh chính trực của Thiên Chúa, ông không cần những câu đáp trả triết lý thần học của những người bạn, ông cần được cảm thông, chia sẽ thương yêu và những xác quyết minh định sự lương thiện tốt lành của ông. Cũng như vậy, tôi tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ ban sức mạnh và sự can đảm cho những người, không phải bởi vì lỗi lầm của họ đang chịu nhiều đau khổ trong nỗi sợ hại đón chờ ‘thần’ chết.

6. Thân phận làm người phải trực diện với sự chết

Tôi cũng không hiểu tại sao định mệnh con người lại gắn liền với sự chết. Nhưng chúng ta hãy tự tưởng tượng xem hình ảnh của một thế giới sẽ như thế nào, nếu trong đó mọi người đều bất tử.

Homer, tác giả truyện Odyssey kể lại rằng cô công chúa thuỷ chung, Calypos, bất tử vì là con của Thượng Đế. Một hôm, đang tung tăng bơi lội, cô gặp anh Ulysses, một thanh niên chài lưới tầm thường và đem lòng và đem lòng yêu thương. Theo dõi câu truyện, chúng ta sẽ thấy cô công chúa ganh tức với chàng thanh niên chài lưới, bởi vì anh được chết, bởi vì anh không sống tới muôn đời, cho nên đời sống của anh tràn đầy ý nghĩa, anh biết đời mình chỉ có giới hạn, nên mỗi quyết định, mỗi hành động anh đều suy nghĩ chín chắn, cẩn thận, anh quí trọng từng giây phút trong đời, anh ra sức phục vụ cho mọi người trong làng và chia sẻ những tình cảm bệnh tật khó nghèo của bạn bè anh em. Hạnh phúc của anh, là nụ cười sau cùng trước khi nhắm mắt lìa đời.

Swift, tác giả ‘Cuộc hành trình của Gulliver’ đã viết một truyện ngắn giả tưởng như sau: Cứ mỗi một thế hệ con người vừa xuất hiện, sẽ có một em bé chào đời với một chấm đỏ giữa trán, biểu tưởng của sự bất tử, em sẽ không thể chết được dù có gặp bất cứ tai nạn nguy hiểm tới đâu chăng nữa. Gullier tưởng rằng những đứa trẻ này sẽ là những người may mắn nhất trên trần gian, được đặc biệt sinh ra mà lại không bị chi phối bởi định luật phải chết của tự nhiên. Nhưng khi Gullier gặp đám người bất tử này, anh mới khám phá ra rằng họ là những người đau khổ nhất và đáng tội nghiệp nhất. Họ cũng lớn lên, cũng già đi và yếu ớt lụm khụm. Những bạn hữu và người thân đồng trang lứa đều đã chết. Tới 80 tuổi, họ phải chia toàn bộ gia tài cho con cháu, nếu không con cháu chẳng bao giờ được hưởng gia tài của ông bà bất tử. Họ cũng nhuốm bệnh, răng yếu, tai điếc, mắt mờ, họ sống cô đơn lủi thủi trong đau khổ bất tử, muốn chết cũng không chết được!

Người bất tử ganh tức với người có thể chết, người bất tử đáng tội nghiệp vì họ không thể chết. Ý tưởng ‘một ngày nào đó tôi sẽ phải nằm xuống vĩnh viễn’ có thể làm chúng ta sợ hãi và đau khổ, nhưng nếu ‘không chết được’ biết đâu còn khổ hơn nữa! Thực tế đã chứng minh, rất nhiều người muốn chết để được thoát khỏi cái cõi ‘đời là bể khổ’ này.

Nếu mọi người đều được trường sinh bất tử, chẳng bao lâu thế giới sẽ phải đối phó với nạn nhân mãn, hoặc vợ chồng chẳng giám sinh con. Đời sống sẽ tẻ nhạt, nhàm chán vì chẳng có gì mới lạ. Bằng ấy khuôn mặt gặp nhau hằng ngày, già nua, cằn cỗi. Chẳng phải chết nên chẳng phải làm việc, ăn không ngồi rồi, thế giới bấy giờ sẽ kêu gào Thượng Đế đòi được quyền chết.

Chết là điều kiện cần thiết của đời sống. Bất cứ mọi cuộc viễn du nào cũng cần một lần trở về nghỉ ngơi. Tuy vậy, không phải cái chết nào cũng đơn giản, tốt đẹp như nhau, và dù biết rằng sự chết là một định luật tất nhiên, nhưng khi phải đối diện với những cái chết của người thân yêu, chúng ta đều đau khổ. Không ai cắt nghĩa hay giải thích được trọn vẹn sự sống và sự chết. Không ai kiểm soát được hay kéo dài thêm tuổi thọ khi ngày phải đến sẽ đến. Bởi vậy, tôi tự nhủ, đừng mất công hỏi Chúa tai sao bố tôi, em tôi phải chết, nhưng hãy hỏi Ngài rằng: ‘Con phải làm gì khi bố con, em con đã chết?’ Con tiếp tục ngồi đó để thương tiếc, khóc lóc vật vã khi người thân qua đời, hay con mạnh dạn đứng dậy, chấp nhận thân phận làm người giới hạn của mình, để tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương cuộc đời, dù đời nhiều khi, rất mỏng manh? Chắc chắn, con có quyền lựa chọn đời sống của riêng con.


10 bài mới hơn
  Chương Sáu: Con người được quyền tự do lựa chọn
  Chương Bảy: Phản ứng và thái độ của chúng ta khi đau khổ xuất hiện
  Chương Tám: Cầu nguyện trong đau khổ
  Chương Chín: “Lạy Chúa, tại sao Ngài im lặng?”
  Thay lời kết
10 bài cũ hơn
  Chương Bốn: Định luật thiên - tự - nhiên
  Chương Ba: Nguồn gốc đau khổ
  Chương Hai: Câu truyện ông Gióp:
  Chương Một: Những lập luận thường dùng để giải thích và cắt nghĩa đau khổ
  Lời dẫn nhập
  Nội dung

Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


hongnhungbh67

Bài Mới Đăng
CN 4 PS B: Thương ... người mục tử
CN 4 PS B: Những tấm gương của người ...
CN 4 PS B: Hy sinh cho đoàn chiên
CN 4 PS B: Tôi biết chiên của tôi
CN 4 PS B: Mục tử khao khát cống hiến ...
CN 4 PS B: Sứ mệnh của Chúa Giêsu
CN 4 PS B: Thí mạng sống vì chiên
CN 4 PS B: Tình yêu của nghe - biết - hy ...
CN 3 PS B: Bình an
CN 3 PS B: Nỗi sợ

Nghe nhiều tháng 04
Chúa đã đến
Lễ Phép Rửa C: Hãy sống xứng danh Kitô ...
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
Lễ Chúa Ba Ngôi A: Mầu nhiệm tình yêu
CN 17 TN C: Kiên trì cầu nguyện
CN 28 TN A: Cái ăn cái mặc
Mùng 2 Tết: Đạo hiếu
CN 4 PS A: Ơn gọi linh mục và tu sĩ
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy
CN 28 TN A: Không măc y phục cưới

Đọc nhiều tháng 04
Anh yêu em khác mọi người
Nhắc lại chuyện cũ
Cuộc lữ hành đức tin
Chú thỏ tinh khôn
Còn anh thì sao ?
Khiếu kiện
Ly dị, trò chơi
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...
I'm sorry (Xin lỗi)
Vinh quang Đức Mẹ Maria


Album mới

 CN 5 Phục Sinh năm B 3

 CN 4 Phục Sinh năm B 3

 CN 3 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm