Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Bảy tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Gặp gỡ Thiên Chúa (Ga 14,7-14)     
Thứ Sáu tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Tình yêu trọn vẹn (Ga 14,1-6)     
Thánh Mác-cô, tác giả Tin Mừng (25/4)  Mùa Phục Sinh    Cần được Chúa Kitô lấp đầy ! (Mc 16,15-20)     
Thứ Tư tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Lời Chúa là ánh sáng đời tôi (Ga 12,44-50)     
Thứ Ba tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Thuộc về đoàn chiên Chúa (Ga 10,22-30)     
Thứ Hai tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Kẻ quen người lạ là ai ? (Ga 10,1-10)     
CN 4 PS  Năm B    Đẹp người đẹp đạo (Ga 10,11-18)     
CN 4 PS  Năm B    Nghe - Biết - Theo      (Lm. Trịnh Ngọc Danh)
CN 4 PS  Năm B    Trật đường rầy      (TGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
CN 4 PS  Năm B    Mục tử nhân lành     
Thứ Bảy tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Gắn bó với Thày Giê su (Ga 6,51.60-69)     
Thứ Sáu tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Tranh luận sôi nổi (Ga 6,52-59)     
Thứ Năm tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Để cho Chúa lôi kéo (Ga 6,44-51)     
Thứ Tư tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Giêsu, Tấm Bánh Tình Yêu (Ga 6,35-40)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5325
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 88
Khách: 88
Thành viên: 0

Chương Sáu: Con người được quyền tự do lựa chọn

Bất cứ một ton giáo đúng đắn nào cũng đều giảng dạy cho tín hữu của mình những đạo lý căn bản để sống đúng nghĩa là một con người lương thiện, biết làm lành lánh dữ. Vì đang sống trong một thế giới Thiện – Ác lẫn lộn, con người phải tranh đấu vất vả, chống trả với mọi hiểm nguy rình rập tứ bề, để vươn lên, hướng thiện. Thế giới loài vật đơn giản hơn nhiều, nó không cần những chọn lựa luân lý mà con người phải trực diện hằng ngày. Thú vật chỉ sống theo bản năng ăn, ngủ, chơi đùa, an nhiên tự tại. Chỉ riêng con người, nhờ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, mới biết tự do chọn lựa để nói ‘Không’ hoặc ‘Có’ theo đạo lý làm người. Chúng ta có thể không ăn, mặc dù đang đói, có thể không làm những hành vi dục tình mặc dầu bản năng đòi hỏi, không phải sợ bị trừng phạt, nhưng vì chúng ta hiểu được sự khác biệt giữa Thiện và Ác.

Loài vật tới mùa đòi hỏi ái ân thì tự kiếm bạn đường để cùng nhau tiếp nối định luật tự nhiên sinh con đẻ cái, chuyện rất bình thường, tình yêu, ái ân là căn nguyên của những thảm kịch. Cô con gái tới tuổi dậy thì, đang mỏi mòn chờ đợi được một chàng thanh niên hẹn hò đi chơi mà chẳng có anh nào chú ý, vì cô, may ra chỉ đẹp nết mà không đẹp người. Một cậu học sinh lớp 12 không thể tập trung tư tưởng để học hành vì cô bạn gái đã tàn nhẫn hát bài: ‘Đừng yêu tôi’ nhạc Vũ Thành An. Một nàng thiếu nữ áp dụng ca dao ‘Không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian sự thường’ lỡ gặp thằng phải gió sở khanh quất ngựa truy phong, nàng không hề muốn phá thai, nhưng không còn phương cách chọn lựa nào khác. Một đức ông chồng gương mẫu hiền lành sáng sớm đi làm kiếm tiền đến chiều về thấy cửa nhà trống trơn, bà vợ đã dắt con bỏ trốn không một lời giã biệt. Những nạn nhân bị hãm hiếp, những cách thế thoả mãn nhục dục bệnh hoạn, những cái chết đau thương tự tử vì thất tình… Thảm kịch tiếp nối tai hoạ, khi đời sống lẫn lộn Thiện – Ác.

Nhưng cũng chính trong thế giới Thiện – Ác này, tình yêu con người tiềm ẩn nhiều ý nghĩa hạnh phúc mà thế giới loài vật không thể có. Tình yêu mật ngọt trên môi, dịu dàng say đắm, ân cần chia sẻ nièm vui nỗi buồn, giao ước hẹn thề trăm năm chung thuỷ. Loài vật có thể kết bạn để truyền sinh nòi giống, nhưng chỉ có con người mới biết yêu thương, với tất cả những đau khổ của tình yêu đôi khi đem lại.

Loài vật khi sinh con đẻ cái chắc cũng phải chịu phần nào những đau đớn thể xác, chúng cũng chăm sóc bầy con, nhưng khi con đủ lông đủ cánh, có thể tự kiếm ăn, bố mẹ loài vật bắt đầu lơ là, bỏ bê. Hãy thử quan sát một hồ cá, hai bố mẹ cá hùng hổ xông xáo xua đuổi bọn cá ngoại lai để bảo vệ đàn các con nhỏ xíu. Đến khi con lớn, bố mẹ cá đẻ thêm đợt khác, lần này bố mẹ cũng sẵn sàng rượt đuổi đám anh chị đã lớn muốn mon men lại gần mấy em. Không có tình nghĩa trong thế giới loài vật.

Đối với loài người, sinh con là một hệ trọng, không kể người mẹ phải chịu đựng những cơn đau xé lòng, dưỡng nuôi và giáo dục con cái là một trách nhiệm lớn lao cần nhiều nghị lực. Cha mẹ phải truyền đạt những giá trị luân lý, đạo đức cho con, phải lo lắng quan tâm từng miếng ăn giấc ngủ, phải cẩn thận đề phòng những nguy hiểm dễ ảnh hưởng lên đầu óc ngây thơ khờ dại, phải cương quyết, phải đắn đo, phải sẵn lòng tha thứ, phải một đời hy sinh chịu đựng vì con. Rồi công ăn việc làm, sự nghiệp tương lai, nhà của an cư lạc nghiệp, vợ chồng phải tối ngày vật lộn chiến đấu với cuộc đời để mong đời sống con cái được tốt đẹp. Tôi nhớ lại hình ảnh một bà mẹ cố nuốt trôi những củ khoai lang sùng cay đắng để dành cho con nửa chơm trắng mỗi ngày. Tôi nhớ tới một gia đình Việt nam tại Úc, người cha bệnh hoạn, người mẹ già yếu ăn cơm với xì dầu để dành tiền hàng tháng gửi cho đứa con bên trại tị nạn Galang, nhiều lắm, nhưng đứa con ngỗ nghịch mỗi lần gửi thư đều viện dẫn đủ mọi lý do để xin thêm tiền nó không hề biết cha mẹ của nó đau khổ đến dường nào.

Đời sống thảo mộc rồi cũng tới lúc úa tàn, đời sống thú vật rồi cũng phải chết nhưng chỉ có con người mới cảm nhận được sâu xa sự chết. Thú vật theo bản năng cũng biết tự bảo vệ để sống còn, nhưng chỉ có con người mới thấu hiểu được thân phận trăm năm giới hạn của mình. Vì biết được rằng mình sẽ chết, những nhạc sĩ, nghệ sĩ, văn sĩ, thi sĩ sẽ để lại những tác phẩm bất hủ cho đời. Chúng ta sẽ kết bạn, sẽ lập gia đình, sinh con để hình ảnh của mình không bị mất đi vĩnh viễn, chúng ta sẽ hoạt động nhiệt tình, sẽ làm việc hăng say vì thời gian không nhiều, mỗi ngày cái chết lại gần hơn.

Vị linh mục hỏi giáo lý một cậu bé sắp sửa xưng tội lần đầu: “Con hãy cho cha biết, ai đã tạo dựng nên con?” Cậu trả lời: “Thiên Chúa đã tạo dựng nên con một phần. “Vị linh mục ngạc nhiên hỏi lại: “Tại sao lại chỉ có một phần?” Cậu đáp: “Thiên Chúa tạo dựng nên con, lúc con được sinh ra, nhưng chính con đã tự lớn lên và trưởng thành.”

Khi Thiên Chúa tạo dựng con người giống như hình ảnh của mình, Ngài đã ban cho con người tự do. Tự do được quyền chọn lựa chối bỏ cách sống thú tính bản năng. Loài vật không thể có tự do. Nhưng nếu đã gọi là tự do, thì có khi chúng ta chọn lựa đúng, có khi chọn lựa sai. Dĩ nhiên mọi người đều có khả năng nhận định sự khác biệt giữa sai và đúng, tốt và xấu, thiện và ác, nhưng nếu chúng ta bị bắt buộc chỉ được chọn những gì là đúng, tốt, thiện, thì sự chọn lựa này không phải là tự do.

1. Thiên Chúa phải tôn trọng tự do của con người.

Một người cha dò hỏi ý kiến con mình: “Chiều hôm nay con muốn ở nhà làm bài hay muốn đi chơi với bạn bè, tuỳ ý con, con hãy tự chọn.” Nếu đứa con muốn đi chơi, người cha lại trả lời: “Không được, con đã chọn sai, bố không thể cho phép con rời khỏi nhà nếu chưa làm xong bài! Con chọn lại đi!” Lần này thằng con rụt rè chấp nhận ở nhà làm bài, ông bố mỉm cười nói: “Ba rất vui vì con đã chọn đúng ý ba!” Loại tự do độc tài quân phiệt!

Hãy tưởng tượng rằng có lần Thiên Chúa cũng dò hỏi ý kiến của một chàng thanh niên: “Con định làm gì để có tiền tiêu xài? Chịu khó dậy sớm đi làm cực khổ hay đi ăn cướp, Chúa liền nói: “Không được, ăn cướp là phạm tội, Ta không cho phép con làm như vậy, chọn lại đi!” Lần này chàng thanh niên miễn cưỡng đồng ý đi làm. Chúa sung sướng mỉm cười!

Thiên Chúa dư sức ngăn cản được một vụ cướp, nhưng chàng thanh niên không có tự do chọn lựa, quyền tự do lựa chọn giữa Thiện và Ác. Vô hình chung, chàng thanh niên bị đối xử ngang hàng như thú vật, vì chàng không có tự do.

Để chúng ta được tự do, để chúng ta được quyền sống đúng ý nghĩa là một con người, Thiên Chúa phải tôn trọng sự tự do lựa chọn của chúng ta, không cần biết nó đúng hay sai, tốt hay xấu.
Vì được tự do, nên nếu một người muốn sống ích kỷ hay gian dối, Thiên Chúa không thể cạn ngăn được. Nếu một tên ăn trộm đang hành nghề, Thiên Chúa cũng không thể giơ tay che mắt hắn thực hiện ý đồ gian ác. Nếu một tên sát nhân sửa soạn giết người, Chúa không thể làm lá chắn hay áo giáp để che chở cho nạn nhân.

Nhưng Thiên Chúa có thể dạy bảo cho chúng ta biết những gì là xấu xa tội lỗi, Ngài có thể báo trước rằng chúng ta sẽ ân hận khi phạm tội, và nếu chúng ta biết lắng nghe Ngài, chúng ta sẽ lãnh nhận được nhiều bài học quí giá.

Một người mẹ đang dạy con tập đi, từng bước chập chững, nếu thấy con chực ngã, bà sẽ vội đưa tay ra đỡ. Cha mẹ trần thế có thể can thiệp vào công việc, hay ngăn cản con cái đi đây đi đó, nếu họ thấy được những hiểm nguy đang chờ đón con mình. Nhưng Thiên Chúa thì khác, bởi vì đã trao ban tự do cho con người. Ngài phải tuyệt đối tôn trọng những sự lựa chọn của họ, dù đúng hay sai, dù tốt hay xấu, Ngài không có quyền can thiệp hay cản ngăn, cũng như Ngài đã không cản ngăn A Dong EVà tự do ăn trái cấm oan nghiệt ngày xưa.

2. Khi con người lạm dụng tự do, tao hoạ xuất hiện.

Câu hỏi trở về: Tại sao những người hiền lành lại bị nhiều tai hoạ giáng xuống cuộc đời? Ánh sáng cuối đường hầm dần toe lộ: Vì con người đã xử dụng quyền hạn tự do của mình để chọn lựa những sai lầm, xấu xa. Con người tự do hành hạ, đánh đập, nói xấu, thù hận, lừa dối, cướp bóc, hãm hại, chém giết lẫn nhau. Thiên Chúa trên cao chỉ có thể nhìn xuống xót thương và đau buồn khi ‘gà cùng một mẹ’ đá nhau túi bụi, một mất một còn, không đội trời chung.

Thống kê cho biết (2.5.1995), Herald Sun Melbourne) trên thế giới hiện giờ, sự nghèo đói vẫn là chứng bệnh giết người khủng khiếp nhất. Trong số 5.6 tỷ người, thì hơn 1 tỷ sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực; hơn 200 triệu trẻ em thiếu dinh dưỡng. Tại các quốc gia chậm tiến, hơn 12 triệu em bé dưới 5 tuổi bị chết trong năm 1993 vì thiếu thuốc men. Nếu các em được sống tại những nước phát triển với hệ thống y tế hoàn hảo hơn, thì số tử vong chỉ trong khoảng 350 ngàn. Tới năm 2000, sẽ có khoảng 5 triệu em bị nhiễm vi khuẩn HIV, và 10 triệu em bị mồ côi cũng vì HIV. Hằng năm có 26 triệu người chết vì những chứng bệnh khác và có khoảng 20 triệu phụ nữ phá thai trong những điều kiện không an toàn, trong số đó, 70 ngàn người bị chết. Con người ích kỷ chỉ biết nghĩ cho riêng mình, đã lạnh lùng nhẫn tâm trước những đói khổ của người khác và đã xử dụng bừa bãi hai chữ ‘tự do’ cao quý.

Đệ Nhị Thế Chiến, sáu triệu người Do Thái đã bị giết trong những phòng hơi ngạt, trại tập trung tử thần, lò thiêu xác. Hitler và những người ủng hộ cho quyền hành của ông là nguyên nhân chính gây nên cuộc tàn sát kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Con người đối xử dã man với con người. Bác Ái Nhĩ Lan đòi quyền tự trị khỏi tay Anh Quốc, họ dùng khủng bố làm phương tiện chính để biện minh cho cứu cánh. Gài bom phá hoại, nổ súng bừa bãi, ám sát yếu nhân. Cho đến bây giờ, 1995, chỉ có những người vô tội bị thiệt mạng, cứu cánh vẫn chưa thể đạt được. Mới đây nhất tại thành phố Oklahoma bên Mỹ, một vụ gài bom 450 ký nổ tung, gần hai trăm người chết, hơn ba trăm người bị thương. Đau lòng nhất là trong toà nhà bị xập có một phòng giữ trẻ, người ta chỉ cứu được hai em, tất cả các em khác đều chết tức tưởi.

Chiến tranh tại Iraq, Iran, Do Thái, Palestine, Lebanon, Nam Phi, Đông Âu, Nam Mỹ vẫn tiếp diễn với mức độ khủng khiếp hằng ngày, những nạn nhân nằm xuống, chẳng biết có nhắm mắt yên bình được hay không?

Nhìn lại quên hương Việt Nam, đã từ hàng ngàn năm, trăm năm và mới đây nhất, sau ba mươi năm nội chiến tương tàn, xương người đã chất thành núi, máu đỏ đã chảy thành sông, nước mắt xuôi nguồn như đại dương phiền muộn, đau khổ cùng cực, nghèo đói thảm thương như đang sống giữa hoả ngục trần gian. Lịch sử thì họ đình công luận tội, tôi chỉ biết một điều: Chính con người đã giết hại và tự làm khổ anh em đồng loại.

Kể làm sao hết được nững thảm cảnh vượt biên, chìm tàu, hải tặc, hãm hiếp, đói khát, ăn thịt người, cướp bóc, giành giật. Tại trại tị nạn, người ta mưu đoạt quyền lợi, hăm he tố cáo vu oan giá hoạ, ức hiếp kẻ cô thân cô thế, dụ dỗ chiếm đoạt lòng tin và thân xác của những tâm hồn thơ dại, lừa dối bội bạc tình yêu ngang trái, những em bé chào đời khóc hai lần vì thân phận mồ côi cha mẹ. Chính sách thanh lọc được đề nghị khi thế giới quá mệt mọi lòng rộng lượng, người ta mua chuộc, hối lộ, bất chấp công lý, luân lý, người ta bon chen danh tiếng, ganh ghét, trả thù nhau.

Tại các quốc gia định cư, khi lo lắng vật chất không còn, người ta tiếp tục bôi xấu, chia rẽ, phân định giai cấp giàu nghèo, tri thức, công nhân, thất nghiệp, phú quí sinh lễ nghĩa, ích kỷ quyền lợi cá nhân ly than ly dị, bỏ bê gia đình, con cái, ăn chơi, hưởng thụ. Tha hồ tự do, tha hồ chối bỏ cỗi nguồn quá khứ, văn hoá truyền thống dân tộc. Chúa cũng ngậm ngùi và Ngài đành im lặng.

Ngài đang ở đâu khi 6 triệu người Do Thái bị giết? Khi đến bây giờ, năm 1995, chiến tranh vẫn sôi động nhiều nơi trên thế giới? Tại sao Ngài không dùng quyền uy tối thượng của mình để sai thiên lôi giáng một búa sấm sét vào đầu Hitler năm 1939? Nếu Hitler chết từ hồi đó, chắc chắn Đệ Nhị Thế Chiến không xẩy ra, và có lẽ Ngài đã cứu được hằng mấy chục triệu người? Một nạn nhân sống sót trở về từ trại tử thần của Đức Quốc Xã đã viết trong nhật ký câu hỏi này: “Lạy Chúa, người chết nhiều quá! chết tức tưởi hàng loạt, chết căm hờn không nhắm mắt. Ngài về phe những nạn nhân vô tội hay những kẻ sát nhân khát máu?” Ngài có biết đau khổ là gì không? Ngài có thể để ý đến những tiếng rên siết tuyệt vọng của loài người đang oan trách Ngài không?

3. Ngài ở đâu?

Mẫu truyện dưới đây sẽ trả lời cho thắc mắc của chúng ta: Vào ngày tận thế, hàng tỷ người đang chầu chực chung quanh Ngôi Chúa để chờ Ngài phán xét. Một cô gái Do Thái, nạn nhân bị bắn trong trại tử thần Đệ Nhị Thế Chiến, bỗng dẫn dữ lên tiếng: “Tại sao Thiên Chúa lại có quyền phán xét chúng tôi? Ngài làm sao biết được đau khổ là gì! Vừa nói cô vừa vén tay áo lên để lộ những vết thẹo sần sùi: Xem nè! Tôi đã bị tra tấn, bị hành hạ và bị giết chết”.

Một người da đen cởi áo ra, người ta thấy một vết dây thừng tím ngắt chung quanh cổ, anh hét lên: “Tôi chẳng có tội gì cả, tụi da trắng treo cổ tôi chỉ vì tôi là người da đen!”

Một cô học sinh lỡ dại mang thai, cũng phàn nàn: “tại sao tôi phải đau khổ? Đâu phải lỗi của tôi, chỉ tại cái thằng phản bội khốn nạn đểu cáng lừa dối tôi mà tôi!”

Thế là người ta nhao nhao lên phản đối Thiên Chúa. Họ liền họp lại để bàn luận cách đối phó với Thiên Chúa, vì họ cho rằng: Trước khi Thiên Chúa có thể là quan toà phán xét nhân loại, Ngài cũng phải chịu đựng đau khổ như con người đã từng chịu đựng từ bấy lâu nay. Họ đồng ý với nhau để yêu cầu Thiên Chúa một điều duy nhất là đích thân Thiên Chúa phải xuống trần gian làm người với những điều kiện như sau: Hắn phải được sinh ra là người Do Thái để bị bách hại, phải làm những công việc cực kỳ khó khăn đến độ bố mẹ hắn cũng không hiểu được hắn đang làm gì. Hãy để cho hắn bị bạn bè thân thiết phản bội, bị kết án dù hắn vô tội, bị tra tấn đánh đòn, cuối cùng hắn phải chết tức tưởi thảm thương.

Tất cả mọi người lúc đầu vỗ tay ủng hộ, la hét rầm trời với những điều kiện ép buộc Thiên Chúa phải chấp nhận. Nhưng thật bất ngờ, họ bỗng nhiên im lặng. Sự lặng thinh kéo dài mãi cho đến lúc mọi người đều nhận ra rằng chính Chúa Giêsu đã thực hiện tất cả những gì họ đã hỏi, từ vài ngàn năm trước.

Chúa Giêsu đã sinh ra trong chốn khó khăn nghèo hèn, không cửa không nhà giữa đêm đông lạnh giá. Ngài đã bị bỏ rơi và phản bội, Ngài cô đơn trong vườn giữa đêm thanh vắng, Ngài bị quân lính điểu đi như một tên tù cực kỳ nguy hiểm dù Ngài vô tội, Ngài bị chế diễu, hành hạ, đánh đập và cuối cùng chết treo trên thập giá. Ngài không hề sử dụng uy quyền để bảo vệ chính mình và để thẳng tay trừng phạt những kẻ tàn ác với Ngài. Thiên Chúa là nạn nhân, một nạn nhân thảm thương nhất trong mọi nạn nhân, bởi vì tất cả những cực hình, bất hạnh, đau khổ ở trần gian này Ngài đều phải lãnh nhận để chuộc tội và để nêu gương cho muôn người. Khi chính ngài đã gánh vác và đã trải qua quá nhiều những kinh nghiệm đau đớn như vậy, chắc chắn Ngài vô cùng cảm thông với những đứa con tụi hờn rên siết, bởi thế, Ngài đã dịu dàng nhắn nhủ: “Các con hãy tới cùng Ta, hỡi những ai lao khổ nhọc nhằn, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho”. Ngài không thể can ngăn hay can thiệp vào những tội ác của con người, chính bởi vì Ngài đã trao cho con người tự do, nên Ngài phải tuyệt đối tôn trọng lời cam kết đó.

Một cậu học sinh chuyên môn đi chơi sau khi tan học nên thương về nhà trễ. Ba mẹ cậu vô cùng lo lắng, sợ con tai nạn dọc đường. Nói hoài cũng không được, ba cậu liền ra điều kiện: Nếu cậu còn về trễ không có lý do chính đáng, thì trong bữa cơm tối, cậu chỉ được ăn bánh mì khô và uống nước lã. Lần sau, cậu tái phạm, và hình phạt được thi hành. Ngồi trước bàn ăn ê hề thịt cá, mà đĩa của cậu chỉ là bánh mì, cậu tủi thân muốn khóc.Đợi một lúc khi cậu đã có vẻ hối hận, ba cậu liền đổi đĩa thức ăn ngon lành đầy ắp của mình để lấy phần bánh mì khô của cậu. Hai mươi năm sau, khi thành danh thành tài, cậu vẫn nhắc lại kỷ niệm xưa bằng một giọng bùi ngùi: “Chính Ba tôi đã cho tôi biết Thiên Chúa là ai, lúc người tự nguyện lãnh nhận hình phạt giùm tôi khi đổi phần thức ăn”.

Câu truyện nổi tiếng “Dấu Chân Trên Cát”: Một người đơn độc trong cuộc hành trình dọc bờ biển, anh ta luôn thấy bốn dấu chân, hai dấu chân của anh và hai dấu kia của Chúa. Anh rất vui mừng khi có Chúa là bạn đồng hành. Duy chỉ có một điều anh ta để ý, thắc mắc và giận dữ hỏi Chúa: “Tại sao lúc con bình thường hạnh phúc, con vẫn thấy bốn dấu chân. Nhưng khi con vật vã đau khổ, con chỉ thấy hai dấu chân. Lạy Chúa! Ngài đi đâu chơi lúc bấy giờ?” Thiên Chúa nhân từ thì đáp trả: “Khi con đau khổ mà chỉ thấy hai dấu chân, thì đó chính là lúc ta đang mang con trên vai hay đang bồng con trên tay”.

4. Tự do định hướng đời mình.

Để trở thành một con người với đầy đủ quyền hạn đúng nghĩa, con người phải có tự do lựa chọn. Bi kịch xuất hiện khi con người chọn làm những điều sai lầm, gian ác. Các nhà tâm lý học, khi phỏng vấn những kẻ sát nhân trộm cướp, thường hay nhắc đến quá khứ tội nghiệp của họ để giải thích cho những chọn lựa lỡ lầm trong hiện tại. Các luật sư biện hộ cũng thường đưa ra những sự kiện quá khứ của thân chủ để giảm án, khoan hồng cho những hành động thiếu tự do, sáng suốt. Đây là vấn đề then chốt mà chúng ta cần phải suy xét cẩn thận:

Tôi rất đồng ý với các nhà tâm lý cho rằng trong một lựa chọn, chúng ta có thể chịu rất nhiều ảnh hưởng của quá khứ: Mồ côi cha mẹ, thất học, nghèo đói, bị bỏ rơi, bị hành hạ roi vọt, bị chửi máng, bị ép chế tình dục; thiếu sự chăm sóc, giáo dục, tình thương, thất bại trong sự nghiệp, tình trường, cuộc sống vất vả, lọc lừa, gian dối, gương mù gương xấu chung quanh, thần kinh rối loạn, nô lệ ma tuý cần sa, mê cờ mê bạc, nghiện chè nghiện rượu, ghen tuông tuyệt vọng…Tất cả những yếu tố kể trên, tuỳ môi trường và hoàn cảnh sống, có thể là động lực thúc đẩy tội nhân nhúng tay vào tội ác, và như vậy, họ không hẳn có tự do chọn lựa một cách sáng suốt. Đây chính là lý do khi luận tội, công lý trong toà án sẽ được xem xét kỹ lượng từng chi tiết để quyết định hình phạt. Tuy vậy, ngoại trừ những bệnh nhân mất trí không thể kiểm soát chính mình, một người phạm tội, dù bị ảnh hưởng của những bất hạnh của tuổi thơ, cũng không có nghĩa là người đó hoàn toàn vô tội, hoàn toàn không chịu bất cứ trách nhiệm nào trong tội ác mình đã gây ra. Nếu cho rằng những tội nhân ấy đã bị xui khiến, bị thúc đẩy, bị lôi cuốn, bị dụ dỗ hay bị ép buộc bởi một ảnh hưởng nào đó để phạm tội, họ không có tự do chọn lựa, nên họ không có tội gì cả, thì chúng ta đã đẩy tội nhân này xuống ngang hàng với thú vật, một con vật sẽ hoàn toàn sống theo bản năng: Đói thì kiếm ăn, dù có phải xé xác đồng loại, tới mùa thèm khát dục tình thì đi kiếm đực kiếm cái, dù có phải vung tay hạ sát địch thủ giành giựt với mình. Thú vật không có tội, bởi vì nó được tạo dựng để sống theo bản năng. Con người cũng có đầy đủ những bản năng thú vật, nhưng con người còn có luân lý, đạo đức, lương tâm và tự do lựa chọn. Không nhiều thì ít, chúng ta phải chịu trách nhiệm một phần nào đó trong những hành động chọn lựa của mọi người. Đổ lỗi tất cả cho hoàn cảnh, viện dẫn mọi lý do để bênh vực cho những lỗi phạm của mình, thì vô hình chung chúng ta đã trở về nguyên dạng của đời sống thú vật.

Chẳng cần phải tranh luận dông dài, thực tế đã chứng minh: Một ông bác sĩ nổi tiếng tài ba và đức độ, không ai biết quá khứ thê thảm của ông, gia đình nghèo mạt, hai anh em mồ côi cha, khi lên tám tuổi, người mẹ cũng qua đời trên giường bệnh vì bệnh phổi. Đứa em ngày xưa, thay vì thù hận cuộc đời, lại nhất quyết trở thành bác sĩ để cứu giúp mọi người, đền bù cho sự bất lực của cậu không thể cứu sống mẹ năm nào. Người anh ngược lại, đang nằm trong tù với bản án sát nhân trung thân khổ sai. Cùng một môi trường sống, đứa em là bác sĩ, thằng anh là tù nhân. Dù có bị hoàn cảnh chi phối và ảnh hưởng đến mức độ nào chăng nữa, con người vẫn còn có tự do và nhân phẩm để định hướng đời mình.

Hoạ sĩ Leonardo de Vinci, khi vẽ bức hoạ nổi tiếng ‘Bữa Tiẹc Ly’, đã phải khổ tâm đi tìm những người mẫu để đại diện cho khuôn mặt của Chúa Giêsu và các tông đồ. Vào một ngày nọ, khi đi tham dự thánh lễ chiều chủ nhật, ông thấy được hình ảnh rõ nét của Chúa Giêsu thể hiện trong khuôn mặt của một ca viên trong ca đoàn: Khuôn mặt của tình yêu, của sự dịu dàng, ngây thơ và độ lượng khoan dung. Chàng thanh niên tên là Pictri Bandinelli, sau đó được chọn để làm người mẫu vẽ Chúa Giêsu.

Thời gian qua đi, bức xẽ vẫn chưa hoàn tất, vì Leonardo không thể kiếm được hình ảnh của một người với sự tuyệt vọng, gian ác, tham lam và tội lỗi đại diện cho Giuđa. Mười năm sau, kể từ lúc bắt đầu vẽ bức tranh, ông vào nhà tù và kiếm được người ông muốn tìm để vẽ Giuđa. Gã tù nhân lại chính là Pietri Bandinelli, người mà trước đây ông đã nhờ để làm vẽ Chúa Giêsu. Chỉ trong vòng 10 năm, một hình bóng thần tượng Giêsu đã bị thay đổi thành tên gain tham bội phản Giuđa. Con người có tự do để định hướng đời mình!

Tự do để định hướng đời mình, có những định hướng xấu, nhưng cũng có nhiều định hướng tốt. Các bác sĩ trước khi ra trường đều phải long trọng tuyên thệ trước mặt tổ phụ ngành y là mình sẽ tận tâm tận lực cứu chữa bệnh nhân, xả thân giúp đời. Đã có một thiểu số bác số mở phòng mạch, gain lận Medicara, làm ăn bất chính, cạnh tranh kiếm khách như hàng tôm chợ cá, vơ vét tiền bạc của thường dân và chính phủ (truyện xảy ra bên Mỹ, thập niên 80, khá nhiều dược sĩ và bác sĩ Việt Nam bị bắt), nhưng đa số các ‘lương y như từ mẫu’ đã chung thuỷ với lời thề hứa của mình, họ có thể thức khuya dậy sớm, giấc ngủ cũng chập chờn nửa tỉnh nửa mơ chờ đợi một tiếng gọi khẩn cấp. Lương tâm thầy thuốc khắc khoải với những chứng bệnh lạ chưa tìm được phương thức cứu chữa, họ bỏ công nghiên cứu tìm tòi, họ hy sinh thời giờ sức khoẻ. Có một số bác sĩ khác, sẵn sàng từ bỏ mọi cơ hội kiếm tiền dễ dàng, âm thầm trở về trại tị nạn để chăm sóc đồng bào hay tình nguyện đăng lính dù chiến trường đang sôi động, họ ngã gục bên đồng đội bị thương mà trên tay vẫn nắm chặt chai nước biển giơ cao.

Terry Fox bị cắt một chân vì mang mầm ung thư xương. Em biết trước được thời gian còn lại ngắn ngủi của đời mình. Thay vì ngồi đó than trời trách phận, em can đảm tự đứng lên tổ chức một cuộc đi bộ đường dài băng ngang Canada. Giữa cuộc hành trình, em hôn mê bất tỉnh và qua đời. Nhờ sức mạnh kiên cường của em, hội Chống Ung Thư gây quỹ hơn 24 triệu đôla.

Trại cấm Hồng Công, hàng mấy chục ngàn người tìm tự do mà chỉ thấy ngục tù. Thế giới hầu như ngoảnh mặt làm ngơ, họ đã quá mệt mỏi. Các viên chức chính phủ tha hồ làm tình làm tội dân tị nạn. Đời sống trong trại thiếu thốn đủ mọi bề, tinh thần khủng hoảng, sợ hãi. Những tiếng kêu thảm thiết nài van người Việt Nam hải ngoại tìm cách cứu giúp, can thiệp. Có vài đoàn thể, hội từ thiện, các tôn giáo đã vẫn động quyên tiền bạc, quần áo, sách vở báo chí để gởi về giúp đỡ đồng bào ruột thịt khốn khổ. Đa số thầm lặng ngủ yên trong vỏ ốc đại dương ích kỷ, họ có thể vung tiền xây nhà lầu, mua xe mới, sắm sửa đồ đạc sang trọng, nhưng bố thí vài đồng cho kẻ nghèo hèn họ cũng thấy tiếc tiền. Em họ tôi, Đ.T.C, nhân viên Cao Uỷ Viên Liên Hiệp Quốc ở Hồng Công, sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Úc, đã tình nguyện sang trại để hoạt động, như một người trung gian giữa dân tị nạn và chính phủ. Em làm việc bất kể ngày đêm, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, trăn trở tìm đủ cách để giúp đỡ từng trường hợp khó khăn. Em như một trái banh lăm lóc tung qua đá về, theo những hằn học căm thù của hai địch thủ. Nếu bênh che cho dân mình thì bị nghi ngờ, theo dõi, bị kẻ xấu miệng đâm thọc lên Cao Uỷ, rằng Đ.T.C làm việc thiếu công tâm. Nếu bất đắc dĩ phải thực hiện đúng chính sách của Cao Uỷ, thì dân mình lại ta thán nặng nhẹ, rằng người Việt mà không chịu giúp đỡ đồng bào, Ba bốn năm trời cắn răng hy sinh nhẫn nại vì lý tưởng phục vụ, em tôi về lại Úc thăm gia đình, chỉ phải về vì hết chịu đựng nổi những ngày tháng cận với ngục tù tị nạn. Cả đêm tâm sự với em, vào đúng dịp lễ Phục Sinh, 1994, tôi nhớ nhất một câu em nói: “Đồng bào mình ở Hồng Kông đã cạn sạch nước mắt từ lâu, bây giờ họ khóc bằng máu”. Rồi máu cũng phải cạn qua các cuộc đấu tranh, biểu tình, tự sát, tuyệt thực. Ba tuần sau, Đ.T.C sang lại Hồng Kông, tiễn em đi, cô tôi cứ khóc rằng, than thở với tôi: “Anh cầu nguyện và khuyên nhủ em dùm cô, cô cứ nghĩ rằng nó giúp người khác như vậy đủ rồi! Bảo nó về lại Úc làm việc, rồi cũng phải lập gia đình chứ, vậy mà nó nhất định không chịu!”

Em tôi đã tự do, can đảm định hướng đời mình. Em chẳng cần danh vọng tiền tài, dù em dư khả năng sáng tạo lập một mái ấm gia đình vợ hiền con ngoan, nhà cửa dư dả sung túc. Em tôi chỉ như một thân lau sậy nhất quyết vươn thẳng theo lý tưởng đã chọn. Đã có những gốc cổ thụ sóng chết vì lý tưởng phục vụ tha nhân trong thế giới hiện tại: Mẹ Teresa Ấn Độ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, các y sĩ trong bệnh viện, những nam nữ tu sĩ giáo dân xả thân hoạt động, đạo quân cứu tế Salvation Army, hội Vincent de Paul ở khắp thế giới, các hội đoàn trong Công Giáo Tiến Hành, và rất nhiều người khác vẫn lặng lẽ, âm thầm hoạt động, hy sinh, chịu đựng chỉ vì một mục đích duy nhất: Để chứng minh rằng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân vẫn còn tồn tại trọn vẹn giữa trần gian này.
Khi chúng ta có toàn quyền và tự do để định hướng cuộc đời, người này sẽ mang lại hạnh phúc, kẻ khác sẽ gây nên những thảm kịch cho nhân loại. Như vậy, tại sao chúng ta lại đang tâm oán trách Thiên Chúa?


10 bài mới hơn
  Chương Bảy: Phản ứng và thái độ của chúng ta khi đau khổ xuất hiện
  Chương Tám: Cầu nguyện trong đau khổ
  Chương Chín: “Lạy Chúa, tại sao Ngài im lặng?”
  Thay lời kết
10 bài cũ hơn
  Chương Năm: Sinh, Lão, Bệnh, Tử
  Chương Bốn: Định luật thiên - tự - nhiên
  Chương Ba: Nguồn gốc đau khổ
  Chương Hai: Câu truyện ông Gióp:
  Chương Một: Những lập luận thường dùng để giải thích và cắt nghĩa đau khổ
  Lời dẫn nhập
  Nội dung

Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


Nguyen That

Bài Mới Đăng
CN 3 PS B: Bình an
CN 3 PS B: Nỗi sợ
CN 3 PS B: Lòng tin
CN 3 PS B: Bình an của Chúa
CN 3 PS B: Nhân chứng bình an
CN 3 PS B: Chúa không bỏ cuộc với chúng ...
CN 2 PS B: Bình an nội tâm
CN 2 PS B: Thế nào là thái độ sống ...
CN 2 PS B: Cội nguồn của đức tin
CN 2 PS B: Thiên Chúa yêu chúng ta

Nghe nhiều tháng 04
Chúa đã đến
Lễ Phép Rửa C: Hãy sống xứng danh Kitô ...
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
CN 28 TN A: Cái ăn cái mặc
Mùng 2 Tết: Đạo hiếu
Lễ Chúa Ba Ngôi A: Mầu nhiệm tình yêu
CN 4 PS A: Ơn gọi linh mục và tu sĩ
54. Biết cân bằng cuộc sống
Ngày thứ 1: Thinh lăng & Bình an
CN 32 TN A: Khôn ngoan và khờ dại

Đọc nhiều tháng 04
Anh yêu em khác mọi người
Nhắc lại chuyện cũ
Chú thỏ tinh khôn
Khiếu kiện
Ly dị, trò chơi
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...
Còn anh thì sao ?
I'm sorry (Xin lỗi)
Ba sợi tóc vàng của con quỷ
Cánh cửa không bao giờ khóa


Album mới

 CN 4 Phục Sinh năm B 3

 CN 3 Phục Sinh năm B 3

 CN 2 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm