Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đã thấy và đã tin (Ga 20,1-10)     
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đón nhận ơn Phục Sinh      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Mặt trời hé mọc     
Canh Thức Vượt Qua  Mùa Phục Sinh    Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác (Lc 24,1-12)     
Thứ Sáu Tuần Thánh  Mùa Chay    Chúa chết vì ta (Ga 18,1-19,42)     
Thứ Năm Tuần Thánh  Mùa Chay    Thiên Chúa yêu đến cùng (Ga 13,1-15)     
Thứ Tư Tuần Thánh  Mùa Chay    Ai là Giu-đa ? (Mt 26,14-25)     
Thứ Ba Tuần Thánh  Mùa Chay    Đau đớn đợi chờ trong khoan dung (Ga 13,21-33.36-38)     
Thứ Hai Tuần Thánh  Mùa Chay    Cứ phung phí đi tình yêu ! (Ga 12,1-11)     
CN Lễ Lá  Năm B    Cuộc khổ nạn kéo dài (Mc 14,1-15,47)     
CN Lễ Lá  Năm B    Thiên Chúa ẩn dấu     
CN Lễ Lá  Năm B    Vụ án Baraba và Chúa Giêsu      (Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
CN Lễ Lá  Năm B    Bạo lực      (Lm. Anthony Trung Thành)
Thứ Bảy tuần lễ 5  Mùa Chay    Chết thay - Quy tụ (Ga 11,45-57)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5311
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 144
Khách: 144
Thành viên: 0
Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN

Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ

* LỊCH SỬ

Lễ hôm nay không phải là ngày tử đạo của hai vị thánh Tông Đồ, nhưng có lẽ là ngày di chuyển hài cốt của hai vị vào hang toại đạo trên đường Vua Appia, gần nhà thờ San Sebastianô ngày hôm nay. Người ta gặp thánh lễ này lần đầu tiên trong lịch của thành phố Rô-ma vào năm 354.

Simon, anh (hay em ?) của Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Ga-li-lê, làm nghề đánh cá, có gia đình. Tất cả đều bình thường cho đến ngày Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người. Đức Giêsu đã ban cho ông tên mới là Kê-phát, theo nghĩa Do Thái là Đá (từ đó dịch sang Ngữ là Petrus : Phê-rô). Tên mới này nói lên sứ vụ trong tương lai của ông (so Mt 16.13-20). Phê-rô luôn đứng đầu trong danh sách Mười Hai Tông Đồ.

Sau khi Chúa Giêsu về trời, Phê-rô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Ông đón nhận những người ngoại giáo đầu tiên gia nhập vào Hội Thánh (Cv 10,11). Lịch sử minh chứng ngài đã dừng chân tại Rô-ma và tử đạo dưới thời hoàng đế Nê-rô (khoảng năm 64-67).

Thánh Phao-lô tử đạo vào năm 67. Xưa hội thánh lấy ngày 30.6, sau ngày kính trọng thể Phêrô-Phaolô, để kính nhớ đặc biệt thánh Phaolô, nhưng lịch mới 1970 không còn nữa, ngược lại Hội Thánh nâng lễ “Thánh Phaolô trở lại” tháng Giêng lên bực cao hơn. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)

A. Hạt giống...

Đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe cho thấy 3 mức độ hiểu biết về Chúa Giêsu :

1. Mức độ của dân chúng : nếu chỉ thấy những việc Chúa Giêsu làm và nghe những lời Ngài dạy mà không suy nghĩ thêm thì người ta chỉ biết Ngài là một ngôn sứ thôi.

2. Mức độ của Phêrô : được ơn Chúa soi sáng, Phêrô hiểu Chúa Giêsu là Đức Kitô Con Thiên Chúa. Nhưng nếu ơn soi sáng của Thiên Chúa không có sự hợp tác tức là sự “đi theo” của con người thì dù có hiểu biết Chúa Giêsu, con người vẫn có thể phản đối và cản bước Thiên Chúa (x. Các câu phía sau : cc 21-23)

3. Mức độ Chúa Giêsu đòi hỏi nơi người môn đệ : hiểu biết Chúa Giêsu cộng thêm với sự từ bỏ và vác thập giá đi theo Ngài.

B.... nẩy mầm.

1. Chúng ta thử xem xem chúng ta hiểu biết Chúa Giêsu tới mức độ nào :

- Nếu chỉ coi Ngài là một ngôn sứ thì mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài sẽ rất thấp. Có chăng là chỉ để xin ơn ?

- Còn nếu đã coi Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa, là lẽ sống đời mình, thì mối giây liên hệ đã cao hơn nhưng chưa hẳn là đã hoàn hảo nhất là khi ta còn sợ khó, ngại khổ vì Ngài?

Có rất nhiều cách để khước từ thập giá : khi không tiếp nhận cuộc sống như một ơn ban, khi nhìn các biến cố chỉ với cặp mắt của con người, khi bán đứng lương tâm vì chút lợi lộc vật chất, khi đóng kín niềm tin trong các buổi phụng vụ mà quên rằng sống đạo là sống niềm tin kitô trong từng phút giây cuộc sống. ("Mỗi ngày một tin vui")

- Còn nếu ta sẵn sàng bỏ tất cả và vác thập giá đi theo Ngài thì chắc chắn chúng ta sẽ thành thánh! Thánh Phêrô và Phaolô cũng không làm gì khác hơn như thế.

2.. Ngày kia, hoàng đế của một vương quốc lớn đã mời gọi các nghệ sĩ từ nhiều nước đến dự cuộc thi “mô tả chân dung hoàng đế”. Các nghệ sĩ Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và các thứ đá hoa kim cương quí nhất. Các nghệ sĩ Ai cập thì mang đến đủ thứ đồ nghề và một khối cẩm thạch hảo hạng. Sau cùng người ta rất nhạc nhiên khi thấy phái đoàn Hy Lạp chỉ mang vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng.

Mỗi phái đoàn dự thi trong một căn phòng đặc biệt của cung điện. Khi thời gian đã hết, Đức vua cho trưng bày các tác phẩm tranh giải. Ông hết sức khen các bức chân dung của chính mình do các nghệ sĩ Ấn Độ và Ai cập tạc nên. Sau cùng đến phòng trưng bày của người Hy Lạp, hoàng đế chỉ thấy duy nhất một bức tường đã được đánh bóng đến độ khi hoàng đế nhìn vào ông thấy khuôn mặt của mình hiện ra từng nét. Và phái đoàn Hy Lạp đã đoạt giải nhất trong cuộc thi đó.

Sứ mệnh căn bản của mỗi kitô hữu là hoạ lại dung nhan của Đức Kitô nơi cuộc sống và tâm hồn của mình. Để đạt được điều đó, chúng ta phải đục đẽo, phải loại bỏ tất cả những gì là gồ ghề, thô nháp, những thói hư tật xấu và phải cầu xin để có một đức tin vững mạnh.

3. Nhìn lại cuộc đời theo Chúa của Phêrô chúng ta thấy ông đã sẵn sàng để cho Chúa uốn nắn, mài dũa ông như thế nào. Rất nhiều lần Chúa đã trách mắng ông, thậm chí có lần Chúa đã gọi ông là “Đồ Satan”, thế nhưng Phêrô vẫn luôn một lòng một dạ trung thành để rồi sau này ông có thể viết cho đoàn chiên Chúa trao cho Ông như thế này: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em” (1Pr 1,15) - Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. (1Pr 2,9)         

Đối với Phaolô thì chúng ta khỏi cần phải nói: Sau khi được Chúa kêu gọi trên con đường ông đi Damas, ông đã vào ẩn mình trong hoang địa. Ở đó Chúa đã tôi luyện ông để ông trở nên giống Chúa đến nỗi Ngài có thể tự hào: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. Và Ngài khuyên những ai tin Chúa: “Anh em đã nhận Đức Ki-tô Giê-su làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người”

Chúng ta hãy để cho Chúa uấn nắn, gọt dũa cuộc đời  của chúng ta...sao cho được trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài!

4. Mừng lễ hai thánh tông đồ Phêrô Và Phaolô hôm nay, chúng ta cũng còn phải nhớ lại lời Chúa đã nói với Phêrô “Anh là Tảng Đá”.

Vào quãng đầu thế kỷ 19, Na-pô-lê-ông đệ nhất của nước Pháp đã chinh phục hầu hết các nước Châu âu. Năm 1804 ông lên ngôi hoàng đế.

Để được các nước Âu châu thần phục mình, ông đã mời Đức Giáo Hoàng Piô VII đến tấn phong hoàng đế cho ông. Ông cũng cố gắng thuyết phục vị Giáo Hoàng dời tòa thánh về Pa-ris. Nghe những lời vừa đe dọa vừa vuốt ve của Na-pô-lê-ông, Đức Piô VII chỉ mỉm cười và nói:

- Hài kịch của ông thật là xuất sắc.

Bị chạm tự ái, Na-pô-lê-ông cầm lấy sơ đồ vương cung thánh đường thánh Phê-rô vừa xé vừa nói:

- Đây là điều mà ta sẽ làm cho Giáo Hội. Ta sẽ dẫm nát Giáo Hội ra từng mảnh.

Nghe thế vị Giáo Hoàng vẫn bình tĩnh nói:

- Bây giờ lại đến lượt bi kịch.

Đúng vậy, Na-pô-lê-ông đã bắt đầu bi kịch bằng cách tống giam vị Giáo Hoàng rồi chiếm lấy những lãnh thổ thuộc về Giáo Hội. Nhưng thảm kịch lại xảy ra cho chính ông. Đúng bốn ngày sau Na-pô-lê-ông thất trận lần đầu tiên, từ trong tù, vị Giáo Hoàng cũng thể hiện quyền lãnh đạo của ngài. Ngài đã dứt phép thông công Na-pô-lê-ông, nghĩa không cho ông tham dự vào đời sống của Giáo Hội nữa.

Na-pô-lê-ông gầm thét lên cách giận dữ, ông nói với Đức Giáo Hoàng:

- Đức Giáo Hoàng nghĩ rằng với việc rút phép thông công ấy, binh sĩ của ta sẽ buông súng ư ?

Chỉ vài năm sau, từ những cánh đồng băng giá bên nước Nga, một bản báo cáo được đánh đi:”Các binh sĩ của chúng ta đang buông súng”.

Năm 1812, Na-pô-lê-ông dẫn quân ra khỏi nước Nga, và năm sau đó ông hoàn toàn bị quân đồng minh đánh bại. Tại chính biệt thự Phông-ten-bơ- rô nơi ông đang giam giữ Đức Giáo Hoàng Piô VII, hoàng đế của nước Pháp đã ký tên từ chức. Và Đức Piô VII trở lại Rô-ma giữa tiếng reo hò mừng vui của thế giới công giáo.

Hãy tin vào Chúa Giêsu và quyền năng của Ngài để luôn được sống trong bình an mặc cho những sóng gió phũ phàng nhiều lúc làm cho chúng ta có cảm tưởng rằng con thuyền Giáo Hội như có vẻ sắp chìm. Hãy nhớ Chúa Giêsu luôn ở với Giáo Hội của Người. Amen.

Đã đọc: 1332


15 bài mới hơn
Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô,tông đồ  TN     Hiệp nhất xây dựng Hội Thánh (Mt 16,13-19)

Thánh Phê-rô và Phao-lô, tông đồ  TN     Cảm nghiệm đức tin (Mt 16,13-19)

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Niềm tin của Phêrô (Mt 16,13-19)

Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Đức tin

Thánh Phê-rô và Phao-lô  TN     HIệp nhất xây dựng Hội Thánh (Mt 16,13-19)

Lễ thánh Phêrô và Phaolô  TN     Thánh Phaolô

Thánh Phê-rô và Phao-lô, tông đồ  TN     Kỳ quan của Thiên Chúa (Mt 16,13-19)

Lễ thánh Phêrô và Phaolô  TN     Hai con người

Lễ thánh Phêrô và Phaolô  TN     Cùng một đức tin (Mt 16,13-19)

Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô, tông đồ   TN     Trông cậy vào sức mạnh của ơn Chúa (Mt 16, 13-19)

Thánh Phê-rô và Phao-lô, tông đồ, tử đạo (29/6)  TN     Cảm nghiệm đức tin (Mt 16,13-19)

Thánh Phê-rô và Phao-lô, tông đồ  TN     Hai trụ cột của Hội Thánh (Mt 16,13-19)

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Thánh Phaolô Tông Đồ

15 bài cũ hơn
Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Phêrô và Phaolô

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Hội của những người nghèo hèn tội lỗi

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Tranh cãi thế nào

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Phêrô Tông đồ

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Một đức tin

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Giáo Hội

Thánh Phêrô và Phaolô  TN     Hiệp nhất xây dựng Giáo Hội (Mt 16,13-19)



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


thanhvan37

Bài Mới Đăng
Lễ Lá năm B: Bất công
Lễ Lá năm B: Tạ ơn Chúa đã len lỏi ...
Lễ Lá năm B: Hai nét của tình yêu Thiên ...
Lễ Lá năm B: Tình thương và sự phản ...
Những tảng đá hay ngăn trở làm tâm ...
Lễ Thánh Giuse: Gương mẫu của người ...
Chúa đã làm gì để chạm vào tâm hồn ...
Lễ Thánh Giuse: Buông bỏ cái tôi
Trở về với Chúa (Ngày thứ 3)
Trở về với Chúa (Ngày thứ 2)

Nghe nhiều tháng 03
Lễ nhận tòa Giáo phận Vinh
Lễ Thăng Thiên C: Chứng nhân
Lễ Thăng Thiên B:Loan báo Tin Mừng
CN 28 TN A: Tất cả đều được mời dự ...
CN 2 MC C: Mầu nhiệm cứu độ
CN 22 TN C: Đức khiêm tốn
CN 28 TN B: Để Lời được lớn lên
CN 3 MV B: Căn phòng soi tỏ
CN 3 MV B: Tôi chỉ là, khi tôi không là
Dạy ẩn sĩ đọc kinh

Đọc nhiều tháng 03
Chuyện 2.000 năm rồi
Chuột nhiều vô kể
Ích lợi của hôn nhân
Chết 3 ngày sống lại
Khiếu kiện
Cuộc lữ hành đức tin
Những trang giấy trắng
Thần học về Thập giá
Tại sao chết?
Không thể lên thiên đàng


Album mới

 CN Phục Sinh 8

 Tam Nhật Thánh 6

 Lễ Lá năm B 2


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm