Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Bảy tuần lễ 7  TN    Bí quyết vào Nước Trời (Mc 10,13-16)     
Thứ Sáu tuần lễ 7  TN    Hôn nhân linh thánh (Mc 10,1-12)     
Thứ Năm tuần lễ 7  TN    Hãy nên như muối mặn mà (Mc 9,41-50)     
Thứ Tư tuần lễ 7  TN    Cổ võ sự bao dung (Mc 9,38-40)     
Thứ Ba tuần lễ 7  TN    Ai lớn hơn ai ? (Mc 9,30-37)     
Đức Ma-ri-a, Mẹ Hội Thánh  TN    Đưa Mẹ về nhà mình (Ga 19,25-34)     
Lễ Chúa Thánh Thần  Mùa Phục Sinh    Những người loan báo Tin Mừng đầy Thánh Thần (Ga 20,19-23)     
Lễ Chúa Thánh Thần  Mùa Phục Sinh    Xin ngự đến      (Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên)
Lễ Chúa Thánh Thần  Mùa Phục Sinh    Hoa trái Thánh Thần      (Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)
Thứ Bảy tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đển nên giống Chúa hơn (Ga 21,20-25)     
Thứ Sáu tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Trắc nghiệm lòng mến (Ga 21,15-19)     
Thứ Năm tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Chúa Giêsu cầu nguyện ( Ga 17,20-)     
Thứ Tư tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đăng Giả Hội (Ga 17,11b-19)     
Thánh Mát-thi-a, tông đồ (14/5)  Mùa Phục Sinh    Ờ lại trong tình yêu Chúa (Ga 15,9-17)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5350
Số Ca Sĩ: 207
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 383
Khách: 383
Thành viên: 0
CN 18 TN  Năm A

Với 5 cái bánh và 2 con cá, Đức Giêsu đã cho đám đông ăn uống thỏa thuê

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một cử chỉ là biểu tượng sứ mệnh của Đức Giêsu.

Bốn thánh sử đều tường thuật câu truyện hoá bánh ra nhiều. Cả thảy là sáu lần mà hai lần trong Matthêu và Máccô trong những bối cảnh khác nhau. Ở đây chúng ta gặp một trường hợp duy nhất là cùng một biến cố mà có những ngần ấy trình thuật khác nhau; điều đó đủ nói lên tầm mức quan trọng và vẻ phong phú của biến cố đối với huấn giáo.

Hôm nay Giáo Hội đề nghị ta suy niệm trình thuật thứ nhất trong hai trình thuật của thánh Matthêu.

- Tác giả đã đặt câu truyện vào một bối cảnh bi thảm. Nỗi thất bại đã trải qua trong “chính quê hương của mình” ở Nagarét (13,53-55) Đức Giêsu lại vừa mới hay tin Gioan Tẩy Giả bị Hêrôđê ra lệnh chém đầu (14,1-3). Khởi sự một chuyến đi lánh nạn sẽ dẫn Người từng chặng lần lượt đến miền Césarée Philipphe “Người lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng, riêng biệt”.

- Không như một bài báo tường thuật biến cố xảy ra, bài trình thuật rất mau chóng lộ ra - cho ai xem xét kỹ lưỡng - là một bài tích luỹ những vay mượn các mẫu của Cựu Ước, đồng thời được đọc lại dưới ánh sáng kinh nghiệm bữa ăn Thánh Thể của các cộng đồng tín hữu đầu tiên.

+ Gặp lại “đám đông” đã đi bộ mà theo Chúa, còn Người thì dùng thuyền tìm nơi êm ả, thanh vắng, Đức Giêsu “chạnh lòng thương” (đúng chữ là “quặn lòng") họ. Lúc bắt đầu bài giảng về truyền giáo, Đức Giêsu đã quặn lòng như vậy khi nhìn thấy đám đông không người chăn dắt (9,36). Người cũng sẽ quặn lòng như thế khi gặp người mờ ở Giêricô (20,34). Trước mặt đám người đông đúc mà Người trông thấy khi “ra khỏi thuyền”, Đức Giêsu tỏ mình ở đây là MỤC TỬ ĐÍCH THỰC mà các ngôn sứ đã loan báo (cf. Ez, 34), là Mục Tử Thiên Chúa sai đến để quy tụ dân Người và đưa họ đến những đồng cỏ xanh tươi.

F. Prud' homme chú giải: “Người chạnh lòng thương”. Từ ngữ chỉ thứ xúc động của tình yêu sâu xa, như bản năng, bắt nguồn từ trong tim hay trong “ruột gan” của một người mẹ; đó không phải chỉ là tình cảm thuần tuý, nhưng là lòng trắc ẩn có sức tác động. Trong Cựu Ước động từ ấy chỉ tình yêu của Đức Giavê đối với dân Người, một tình yêu thuộc bản tính của Thiên Chúa...

Truyền thống nguyên thuỷ đã trình bày việc Chúa hoá bánh ra nhiều như một cử điệu chỉ thoát ra từ lòng trắc ẩn của Đức Giêsu. Trong bài tường thuật của mình, thánh Máccô dùng Ezechiel 34 để mô tả Đức Giêsu mang những nét của vị Mục tử đích thực mà dân trông đợi. Thánh Matthêu lại dùng cũng điểm quy chiếu trên ở 9,36 để nói lên ý tưởng là sứ mệnh của các tông đồ có nguồn gốc trong tình yêu trắc ẩn của Đức Giêsu. Ở đây cũng vậy, cử chỉ xót thương của Đức Giêsu được gợi nên do tình cảnh của đám đông đang đi tìm kiếm mà chẳng biết, đang “đi theo” mà đích thực chẳng khám phá ra Đấng Cứu Thế. Cái “đói” đích thực của đám đông này là thế đó. Hành động của Đức Giêsu sẽ mang tính biểu tượng cho tất cả sứ mệnh của Người, và các tông đồ sẽ tham dự chặt chẽ vào sứ mệnh đó.

Những con người nghèo khổ đói khát này, tất cả đều cần được chữa lành và hết thảy không trừ một ai đều được mời gọi tham dự bàn tiệc” ("Assemblée, du Seigneur” số 49, trang 24).

Cũng giống như ba tác giả kia, thánh Matthêu nhấn mạnh đến sự bất cân xứng lớn lao giữa số thực phẩm mang tới: “Năm cái bánh và hai con cá”, và đám đông ăn no nê: “Chừng năm ngàn người, không kể đàn bà và trẻ em”. Như thế Đức Giêsu được giới thiệu như vị NGÔN SỨ ĐƯỢC TRÔNG ĐỢI, vượt trên cả chính Élisée người đã nuôi ăn một trăm người bằng hai mươi cái bánh lúa mạnh (2 Các Vua 4,42-44). Thời đại mới, thời đại ứng nghiệm những hình ảnh của Giao ước cũ, đã được khai trương trong con người Đức Giêsu.

+ Cảnh được đặt vào “một chỗ hoang vắng”. Đối với thánh sử Matthêu, đó là một cách để chào mừng Đức Giêsu là Môsê mới tụ họp dân Chúa tiến vào hoang mạc (Xh 16,4) rồi dẫn họ tới Đất Hứa thực, nơi đó “mọi người sẽ được nuôi ăn và ăn no nê” (Nl 6,11; 11,15; 31,20).

+ Sau cùng khi nhấn mạnh đến số thực phẩm quá dồi dào được ban tặng miễn phí, thánh sử hàm ý chỉ Đức Giêsu là CHỦ BÀN ĂN quy tụ quanh Người những đám dân tản mác vào dự bàn tiệc của Đấng Cứu thế (Cf. Isaie 55, bài đọc một của Chúa nhật XVIII thường niên).

2. Một cử chỉ biểu tượng sứ mệnh của Giáo Hội:

Nếu cảnh hoá bánh ra nhiều mạc khải bằng biểu tượng căn tính đích thực và sứ mệnh của Đức Giêsu, thì cảnh ấy cũng vén lên bức màn về sứ mệnh của các môn đệ Người phải thực hiện cho tới ngày Người trở lại.

- Vả lại khi đặt cảnh hoá bánh ra nhiều vào lúc “chiều đến”, giống như ở Tiệc Ly (26,20), thánh Matthêu có vẻ như muốn đúc kết trình thuật của mình để cho nó có vẻ long trọng hơn, một phong cách phụng vụ hơn, và như thế tập trung hơn những cái nhìn hướng về những cử chỉ của Đức Giêsu. Những cử chỉ được thánh sử tường thuật bằng cùng những lời lẽ như những cử chỉ Chúa đã làm trong bữa ăn sau hết với các môn đệ: “Cầm lấy bánh”, “đọc lời chúc tụng” (hoặc “tạ ơn"), “bẻ ra” và “trao cho” (Mt 26,26). Những cử chỉ này chính là những cử chỉ của truyền thống phụng vụ về nghi lễ “Bẻ bánh” diễn ra trong các buổi họp hội của các tín hữu. Đối với thánh sử, đó là một cách để trình bày việc hoá bánh ra nhiều như là một báo hiệu tiệc Thánh Thể sau này.

- Còn về nhiệm vụ dành cho các môn đệ, thánh Matthêu cũng loan báo bằng biểu tượng thừa tác vụ mà sẽ là chính tác vụ của các ông trong việc cử hành Thánh Thể vốn được sinh hoạt trong các cộng đồng tín hữu: “Đức Giêsu cầm lấy bánh... bẻ ra, trao cho các môn đệ. Và môn đệ trao cho đám đông”.

J. Perron giải thích: “Đức Giêsu đã muốn cần đến các tông đồ, và muốn cho các ông khai trương ngay hôm đó, nhiệm vụ vốn phải là nhiệm vụ của chính các ông. Thánh Matthêu còn nhấn mạnh ở đây tầm quan trọng và phẩm cách của chức vụ này khi dùng cũng một động từ “trao cho”, mà chủ từ trước tiên là Chúa Giêsu, rồi sau là các môn đệ; điều đó hàm ý rằng: có cùng một ơn ban, và ơn đó được trao qua tay các môn đệ. Phải chăng Đức Giêsu đã muốn như thế, bởi trước đó, Người vừa mới nói với các ông: “Chính anh em hãy cho họ ăn?” ("Lire La Bible”, số 52, trang 227).

- Chuyện kể kết thúc ở việc thu gom những “mẩu bánh còn thừa": “mười hai giỏ đầy”, cũng bằng con số các chi tộc Israel là dấu hiệu nói lên rằng công việc Chúa làm vượt trên số những người được hưởng ơn ngay tức thì, mà còn lan rộng tới cả một dân tộc. Là biểu tượng tiêu biểu việc Chúa ban ơn tràn trề, mười hai thúng đầy này cũng còn là dấu chỉ rằng thứ lương thực này còn mãi cho những ai được mời gọi tham dự cùng một bữa ăn trong cuộc lữ hành hôm nay của Giáo Hội: mỗi lần chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể, một cách nào đó, là chúng ta lấy ra ở trong “mười hai thúng” đã được uỷ thác chiều hôm đó cho mười hai tông đồ.

Như thế, việc hoá bánh ra nhiều, suy niệm về “bánh” của Đức Giêsu, về chính con người Đức Giêsu, và về sứ mệnh của Người, dưới ngòi bút của thánh sử Matthêu, trở thành sự chiêm ngắm Giáo Hội kẻ trao bánh, Giáo Hội kẻ trao ban Đức Giêsu trong khi tiếp tục sứ mệnh của mình trong thế giới.

Đã đọc: 1320


15 bài mới hơn
CN 18 TN  Năm C     Cùng đích cuộc đời ta (Lc 12,13-21)

CN 18 TN  Năm C     Đổi mới cuộc đời   Tác giả: Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm  

CN 18 TN  Năm C     Biết dùng tiền của   Tác giả: ViKiNi  

CN 18 TN  Năm C     Những kho lớn hơn

CN 18 TN  Năm B     Đức tin đem lại sự sống (Ga 6,24-35)

CN 18 TN  Năm B     Lương thực trường sinh   Tác giả: Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm  

CN 18 TN  Năm B     Đằng sau vật chất hữu hình   Tác giả: Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm  

CN 18 TN  Năm B     Đời còn thiếu

CN 18 TN  Năm A     Cộng tác với Chúa (Mt 14,13-21)

CN 18 TN  Năm A     Các con hãy cho họ ăn   Tác giả: Lm. Đam. Trần Văn Điều  

CN 18 TN  Năm A     Cộng tác với Chúa

CN 18 TN  Năm A     Quan tâm tới cái đói

CN 18 TN  Năm C     Phải coi chừng (Lc 12,13-21)

CN 18 TN  Năm C     Sống là chuẩn bị chết   Tác giả: Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền  

CN 18 TN  Năm C     Kính sợ Thiên Chúa

15 bài cũ hơn
CN 18 TN  Năm C     Lấy gì mà đổi được linh hồn mình

CN 18 TN  Năm C     Hạnh phúc không nơi tiền của

CN 18 TN  Năm C     Làm giàu vì biết chia sẻ

CN 18 TN  Năm B     Lời ban sự sống

CN 18 TN  Năm B     Bánh từ nhà đem đến

CN 18 TN  Năm B     Nhân loại và niềm khát khao Thiên Chúa   Tác giả: Gm. Giuse Vũ Văn Thiên  

CN 18 TN  Năm B     Lương thực trường sinh   Tác giả: Gm Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN 18 TN  Năm A     Yêu thương   Tác giả: Lm. Đaminh Nguyễn Quang, OP  

CN 18 TN  Năm A     Thiên Chúa nuôi con người

CN 18 TN  Năm A     Tấm bánh liên đới   Tác giả: TGM Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN 18 TN  Năm A     Lòng thương

CN 18 TN  Năm A     Bánh hóa nhiều

CN 18 TN  Năm C     Tham lam

CN 18 TN  Năm C     Nghèo

CN 18 TN  Năm C     Tham



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


Fiat

Bài Mới Đăng
Lễ Thăng Thiên B: Quê Trời Sống Yêu ...
Lễ Thăng Thiên B: Chúa về Trời
Lễ Thăng Thiên B: Rao giảng Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Loan báo Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Cần một trí tuệ ...
Lễ Thăng Thiên B: Hướng về Trời
CN 6 PS B: Yêu thương
CN 6 PS B: Tình yêu của Chúa
CN 6 PS B: Ở lại trong tình Chúa để ...
CN 6 PS B: Thiên Chúa Là Tình Yêu

Nghe nhiều tháng 05
CN 14 TN B: Tốt xấu
Chúa đã đến
CN 22 TN A: Từ bỏ chính mình
Thánh Đa Minh: Cuộc đời thánh Đa Minh
CN 23 TN A: Nhân ái
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
CN 1 MC C: 3 Cám dỗ đời thường
CN 30 TN B: Xin nhìn thấy
CN 3 PS B: Nỗi sợ

Đọc nhiều tháng 05
Tăng ca
Cuộc lữ hành đức tin
Chiếc áo tàng hình
Lỡ dịp may
Hãy nhìn đời như một ly cocktail
Không thể lên thiên đàng
Cổ tích mùa thi
Ông tướng gầy
Chú thỏ tinh khôn
Nghệ thuật tha thứ


Album mới

 Lễ Chúa Thánh Thần 7

 Lễ Thăng Thiên năm B 3

 CN 6 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm