Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
CN 4 PS  Năm B    Đẹp người đẹp đạo (Ga 10,11-18)     
CN 4 PS  Năm B    Nghe - Biết - Theo      (Lm. Trịnh Ngọc Danh)
CN 4 PS  Năm B    Trật đường rầy      (TGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
CN 4 PS  Năm B    Mục tử nhân lành     
Thứ Bảy tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Gắn bó với Thày Giê su (Ga 6,51.60-69)     
Thứ Sáu tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Tranh luận sôi nổi (Ga 6,52-59)     
Thứ Năm tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Để cho Chúa lôi kéo (Ga 6,44-51)     
Thứ Tư tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Giêsu, Tấm Bánh Tình Yêu (Ga 6,35-40)     
Thứ Ba tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Đói khát Bánh Trường Sinh (Ga 6,30-35)     
Thứ Hai tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Đứng ảo tưởng (Ga 6,22-29)     
CN 3 PS  Năm B    Cốt lõi niềm tin và sứ vụ (Lc 24,35-48)     
CN 3 PS  Năm B    Nhẫn tiền      (Trầm Thiên Thu)
CN 3 PS  Năm B    Đừng sợ      (TGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
CN 3 PS  Năm B    Anh em là chứng nhân     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5325
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 172
Khách: 172
Thành viên: 0
Cung hiến thánh đường Latêranô (9/11)  TN

Tác giả: Gm. Nguyễn Khảm
     
Cung hiến thánh đường Latêranô

Anh chị em có biết tại sao nhà thờ mình được gọi là nhà thờ Chính Toà không? Các bạn có biết tại sao nhà thờ mình có cái ngai không? Cái ngai đó chính là cái tòa, và vì thế nên được gọi là Chính Toà. Đây là nhà thờ của Giám Mục, và là nhà thờ mẹ của tất cả các nhà thờ trong giáo phận Sài Gòn.

Đền thánh Latêranô mà hôm nay chúng ta cử hành kỷ niệm cung hiến, là nhà thờ mẹ của tất cả các nhà thờ trên toàn thế giới.

Tại sao vậy? Trong hai ba thế kỷ đầu tiên giữa lòng đế quốc Rôma, Giáo Hội Công giáo đã phải chấp nhận những cuộc bắt bớ và bách hại rất ác liệt. Bắt đầu từ thời hoàng đế Nêrô. Nhưng đến thời Công-tăng-ti-nô, có 1 câu chuyện kể lại rằng: Trong một lần xuất quân ông ta thầm thĩ cầu nguyện, dù ông ta không theo đạo Công giáo. Khi ấy ông ta ngước nhìn lên trời thì thấy một cảnh tượng thật lạ lùng. Một lá cờ Thánh giá phất phới tung bay có dòng chữ: “Với dấu này ngươi sẽ thắng”. Ngay sau đó ông liền cho binh sĩ may nhiều lá cờ Thánh giá để đi đánh nhau và đã chiến thắng.

Sau đó ông ta đã trở lại đạo, và cũng từ đó Giáo Hội Công giáo được sống trong cảnh thái bình không còn bị bắt bớ bách hại nữa. Rồi Công giáo dần dần đã trở thành như Quốc giáo được mọi ưu đãi.

Nhà vua cho xây dựng nhiều nhà thờ nguy nga tráng lệ. Trong đó có một ngôi đền thờ nhà vua xây dành cho Giám Mục ở Rôma, cũng có nghĩa là cho Đức Giáo Hoàng. Chính vì đó mà Đền thờ ấy trở thành nhà thờ mẹ của các nhà thờ trên toàn thế giới.

Có một điều lạ là trong ngày kỷ niệm cung hiến đền thánh nguy nga tráng lệ đó tại sao Hội Thánh lại cho công bố bài Tin Mừng về việc thanh tẩy Đền thờ?

Đây là một điều đáng suy nghĩ. Tại sao ta phải thanh tẩy và thanh tẩy cái gì? Chắc các bạn sẽ trả lời rằng Chúa Giêsu đã nói: “Các ngươi đã biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán...”. Lý do họ đem các thứ hàng hóa bên ngoài vào bên trong nhà thờ mà buôn bán như một siêu thị. Nếu nói như thế thì không hoàn toàn đúng. Nói cách khác là oan cho người ta.

Đền thờ Giêrusalem thời Chúa Giêsu là đền thờ xây lần thứ 3. Đầu tiên là trong thời Cựu Ước, dưới thời vua Salômon. Đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, quân Babylon tấn công triệt hạ đền thờ và dân Do Thái bị bắt đi lưu đày. Vài chục năm sau, vua Ba Tư đánh bại quân Babylon, nên vua Ba Tư ra chiếu chỉ cho phép dân Do Thái hồi hương. Sau đó họ đã xây dựng lại trên nền đất cũ một ngôi đền thờ mới, nhưng không nguy nga tráng lệ như xưa. Đến thời vua Hêrôđê nghĩa là thời Chúa Giêsu, vua cho xây lại to hơn và đặc biệt là cho trang hoàng thật lộng lẫy sang trọng, nguy nga, tráng lệ.

Đền thờ ấy rất rộng, bên ngoài có nhiều lớp sân. Sân ngoài cùng dành cho người ngoại giáo (nghĩa là ngoại giáo chỉ được phép dừng ở đó, bước vào trong sẽ có tội). Kế tiếp là sân dành cho phụ nữ. Tiếp đến là sân của đàn ông. Sau cùng mới đến sân dành cho các thầy tư tế nghĩa là như các Linh mục bây giờ. Nếu nói họ buôn bán thì chỉ được ở mãi sân phía ngoài cùng chứ làm gì có chuyện vào mãi tận bên trong.

Việc buôn bán, đổi tiền như thế là có lý do chính đáng. Lý do tôn giáo đàng hoàng. Vì ngày xưa dân Do Thái đi hành hương dâng của lễ là phải đem theo lễ vật. Nhà giàu thì chiên, bò; nghèo thì cặp chim gáy, đôi chim câu. Nếu đem từ xa xôi đến thì vất vả và bất tiện lắm, nên cứ đến đền thờ mà mua. Bước vào trong đền thánh họ không còn xài tiền của đế quốc Rôma nữa vì họ cho đó là đồng tiền ngoại giáo, dơ bẩn không xứng đáng với Chúa, nên phải đổi thành tiền của Đền thờ. Vì thế mới có dịch vụ “kiều hối” phục vụ bà con. Lý do đó rất chính đáng, như thế có lý gì để Chúa Giêsu lên án?

Các bạn đặt thêm một câu hỏi nữa. Thế ai buôn bán, ai đổi tiền? Thưa chính là các tư tế. Họ không công khai ra mặt, nhưng cho con cháu thực hiện để kiếm chút ít lợi nhuận.

Tư tế là người phục vụ Đền thánh. Đền thánh là nơi để thờ phượng tôn vinh Thiên Chúa mà tư tế lại trở thành kẻ lợi dụng tôn giáo để làm ăn. Đền thánh biến thành phương tiện để cho tư tế kiếm chác lợi nhuận. Tội nó nằm ở chỗ đấy. Chính vì vậy mà Chúa Giêsu mới thanh tẩy. Ngài lật đổ các bàn đổi tiền, Ngài đuổi con buôn ra khỏi đền thờ.

Một nhà văn Việt Nam là Nguyễn Khải có một nhận xét: “Ở trong thời mở cửa kinh tế thị trường, ở đâu cũng thấy trổ cửa. Nhà thương, nhà trường, nhà chùa đều có trổ cửa. Chỉ có mỗi nhà thờ là chưa trổ cửa”. Nhận xét này ta thấy rất đúng. Chưa có nhà thờ nào trổ cửa để mở căn-tin hay quán cà phê. Như thế nhà thờ cũng còn khá. Nhưng đừng vì thế mà các bạn vui vội. Bởi vì Chúa Giêsu tấn công không phải là chuyện bên ngoài. Mục tiêu của Ngài là tấn công vào chuyện bên trong.

Những sinh hoạt buôn bán, đổi tiền ở Đền thờ có lý do chính đáng nhưng nội dung bên trong đã bị múc cạn. Ngày hôm nay cũng thế, biết đâu các nghi thức tế tự, các cử hành phượng tự của chúng ta trong nhà thờ, tự nó là chính đáng nhưng nội dung đã bị múc cạn. Đặc biệt là trách nhiệm của các linh mục. Khi linh mục biến nhà thờ và những cử hành phượng tự thành một phương tiện để làm ăn, thành một nơi để rao giảng những hệ ý thức và những tư tưởng xa lạ với Tin Mừng của Chúa Giêsu, trách nhiệm của các linh mục rất nặng nề.

Hôm nay tôi không có ý nói với các bạn chuyện này, mà tôi có ý thưa với các bạn rằng: Việc chúng ta kỷ niệm cung hiến Đền thờ Latêranô, ta phải nhớ lại lời của thánh Phaolô nói: “Anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần của Thiên Chúa ngự trong anh em đó sao”.

Mỗi người chúng ta là một đền thờ. Vậy chúng ta phải tự đặt cho mình một câu hỏi rằng: Trong đền thờ là chính thân xác tôi, chính là con người tôi đây, có thực sự là Thiên Chúa đang nắm chủ quyền? Có thực sự là Thiên Chúa đang được tôn vinh không? Hay là một ai khác, một cái gì khác đang thống trị con người tôi, thân xác tôi?

Nếu chúng ta không chấp nhận để cho Thiên Chúa làm chủ trong cuộc đời mình, thì bằng cách nào đó các bạn sẽ mời một ai khác, một cái gì khác làm chủ cuộc đời các bạn. Vì đã là người sống trong cuộc đời, bao giờ chúng ta cũng có thái độ khi đối diện với những biến cố, những con người trong cuộc sống. Những thái độ đó có thể khác nhau và sự khác nhau trong thái độ đó bắt nguồn từ chỗ mỗi một người có một thang giá trị khác nhau về cuộc sống. Thang giá trị này tùy thuộc vào niềm tin của chúng ta.

Nói thế thì có vẻ triết lý quá. Tôi xin kể một câu chuyện cho dễ hiểu hơn. Tôi có dịp được xem một phim truyện có tên là “Những ngả đường tình yêu”. Phim truyện này làm nổi bật khuôn mặt của hai cô gái. Một cô từ quê lên thành phố học, vất vả gian nan lắm mới ăn học thành tài. Nhờ có năng lực nên được vào làm ở một công ty và được cất nhắc lên làm thư ký riêng cho giám đốc. Có việc làm, có chân đứng, rồi cô ta bắt đầu quan tâm đến ông giám đốc lớn tuổi, góa vợ nhưng vô cùng giàu sang. Có ý như thế, nên cô gái đó sẵn sàng lập mưu bày kế để đạt được mục đích của mình, kể cả việc dâng hiến cuộc đời. Vì toan tính như vậy nên cô ta sẵn sàng khước từ quay lưng lại với người yêu cũ là một kỹ sư, đã vất vả đưa cô lên thành phố lo cho ăn học. Bên cạnh đó một hình ảnh đối chọi của cô gái khác, chính là cô con gái của ông giám đốc. Lúc đầu cô này chả có tình cảm gì với anh kỹ sư, nhưng lâu ngày tình cảm phát sinh, nhất là từ lúc anh kỹ sư bị tình phụ, cô ta càng cảm thấy thương nhiều hơn, và hai người đã gắn bó với nhau.

Hình ảnh của hai cô gái đó diễn tả hai thái độ sống của cuộc đời, hai thái độ hoàn toàn khác nhau. Tại sao lại khác nhau? Thưa vì mỗi người có một thang giá trị khác nhau. Nơi cô thư ký, trong thang giá trị của cô ta: Tiền bạc là giá trị lớn nhất. Nơi cô gái kia, trong thang giá trị của cô: Tình yêu là quý giá nhất. Sở dĩ người ta có thang giá trị như vậy là cả hai đều dựa vào một niềm tin. Một người tin có tiền bạc là sẽ có tất cả, là hạnh phúc suốt đời. Một người thì tin là có tình yêu thì sẽ hạnh phúc, đời sẽ đẹp. Không dựa vào luân lý mà dựa vào niềm tin.

Tôi muốn dùng hình ảnh ấy để thưa với các bạn là: Trong cuộc sống của chúng ta những thái độ, những cách ứng xử hàng ngày của mình tùy thuộc thang giá trị mà mình có về cuộc đời. Thang giá trị lại dựa vào một niềm tin nào đó. Niềm tin đúng nghĩa không chỉ có nghĩa là tôi chấp nhận một điều nào đó, mà tôi không thể chứng minh được niềm tin đúng. Những niềm tin đúng nghĩa phải là phó thác, là trao gởi. Nói một cách khác đúng hơn là phải đón nhận Thiên Chúa làm chủ cuộc đời mình.

Hiểu như vậy khi mừng lễ cung hiến hôm nay, không phải là chúng ta nhìn tới mãi đền thờ ở Rôma, mà đúng hơn là chúng ta phải nhìn lại đền thờ tâm hồn mình. Không phải nhìn bên ngoài, đúng hơn phải nhìn vào bên trong và đặt câu hỏi: Có thực sự là Chúa đã làm chủ cuộc đời tôi không? Bên cạnh đó chúng ta phải chấp nhận một cuộc thanh tẩy để chủ quyền Thiên Chúa được tái lập trong đền thờ tâm hồn mình. Điều này rất quan trọng đối với Hội Thánh.

Nhà văn Góp-ki sau này là một linh mục Chính Thống giáo viết một câu rất hay: Nếu một ngày nào đó tất cả mọi nhà thờ trên thế giới bị huỷ diệt, lúc ấy mỗi tín hữu sẽ là một đền thờ. Trái tim của họ sẽ là bàn thờ tế lễ cho Thiên Chúa.

Tôi rất thích câu nói này. Nhưng tôi muốn nói thêm câu của Góp-ki: Không phải là một ngày nào đó mà ngày hôm nay. Không phải là khi nào các ngôi nhà thờ bằng gỗ, bằng đá bị huỷ diệt mà ngay bây giờ, khi mà trên toàn thế giới vẫn còn có những ngôi nhà thờ đẹp đẽ khang trang, thì mỗi tín hữu phải là một đền thờ, và trái tim họ phải là một đền thờ. Nếu không thì ngôi nhà thờ này sẽ vô nghĩa.

Tôi muốn gợi lên những suy nghĩ về đền thờ Latêranô xa xăm, để nhìn về đền thờ của tâm hồn chính chúng ta.

Xin Chúa cho công tâm có đủ sự khiêm tốn để nhìn nhận thực trạng về tâm hồn của mình, và có đủ can đảm để đón nhận sự thanh tẩy của Chúa làm cho đền thờ của mình trở nên thanh khiết. Amen.

Đã đọc: 724


15 bài mới hơn
Cung Hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô (9/11)  TN     Kính trọng nơi linh thánh (Ga 2,13-22)

Cung Hiến Thánh Đường La-tê-ra-nô (9/11)  TN     Thân thể Chúa Giêsu chính là Đền Thờ (Ga 2,13-22)

15 bài cũ hơn
Cung hiến thánh đường Latêranô (9/11)  TN     Ai dại ? Ai khôn ? (Mt 25,1-13)

Cung hiến Thánh đường Latêranô (9/11)  TN     Thanh tẩy hoặc phá hủy (Ga 2,13-22)

Cung hiến Thánh đường Latêranô (9/11)  TN     Thiếu sót là chúng ta (Ga 2,13-22)

Cung hiến vương cung thánh đường Sài gòn (9/12)  TN     Nhà thờ

Cung hiến thánh đường Latêranô (9/11)  TN     Hiện diện để yêu thương (Ga 2,13-22)



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


SNGUYEN27607

Bài Mới Đăng
CN 3 PS B: Bình an
CN 3 PS B: Nỗi sợ
CN 3 PS B: Lòng tin
CN 3 PS B: Bình an của Chúa
CN 3 PS B: Nhân chứng bình an
CN 3 PS B: Chúa không bỏ cuộc với chúng ...
CN 2 PS B: Bình an nội tâm
CN 2 PS B: Thế nào là thái độ sống ...
CN 2 PS B: Cội nguồn của đức tin
CN 2 PS B: Thiên Chúa yêu chúng ta

Nghe nhiều tháng 04
Chúa đã đến
Lễ Phép Rửa C: Hãy sống xứng danh Kitô ...
Mùng 2 Tết: Đạo hiếu
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
Lễ Chúa Ba Ngôi A: Mầu nhiệm tình yêu
CN 28 TN A: Cái ăn cái mặc
54. Biết cân bằng cuộc sống
Ngày thứ 1: Thinh lăng & Bình an
Lễ Tử Đạo VN: Các Thánh Tử Đạo ...
CN 4 PS A: Ơn gọi linh mục và tu sĩ

Đọc nhiều tháng 04
Anh yêu em khác mọi người
Chú thỏ tinh khôn
Nhắc lại chuyện cũ
Khiếu kiện
Ly dị, trò chơi
Còn anh thì sao ?
I'm sorry (Xin lỗi)
Một trăm ngàn đô la
Ba sợi tóc vàng của con quỷ
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...


Album mới

 CN 4 Phục Sinh năm B 3

 CN 3 Phục Sinh năm B 3

 CN 2 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm