Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đã thấy và đã tin (Ga 20,1-10)     
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Đón nhận ơn Phục Sinh      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Mặt trời hé mọc     
Canh Thức Vượt Qua  Mùa Phục Sinh    Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác (Lc 24,1-12)     
Thứ Sáu Tuần Thánh  Mùa Chay    Chúa chết vì ta (Ga 18,1-19,42)     
Thứ Năm Tuần Thánh  Mùa Chay    Thiên Chúa yêu đến cùng (Ga 13,1-15)     
Thứ Tư Tuần Thánh  Mùa Chay    Ai là Giu-đa ? (Mt 26,14-25)     
Thứ Ba Tuần Thánh  Mùa Chay    Đau đớn đợi chờ trong khoan dung (Ga 13,21-33.36-38)     
Thứ Hai Tuần Thánh  Mùa Chay    Cứ phung phí đi tình yêu ! (Ga 12,1-11)     
CN Lễ Lá  Năm B    Cuộc khổ nạn kéo dài (Mc 14,1-15,47)     
CN Lễ Lá  Năm B    Thiên Chúa ẩn dấu     
CN Lễ Lá  Năm B    Vụ án Baraba và Chúa Giêsu      (Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
CN Lễ Lá  Năm B    Bạo lực      (Lm. Anthony Trung Thành)
Thứ Bảy tuần lễ 5  Mùa Chay    Chết thay - Quy tụ (Ga 11,45-57)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5311
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 82
Khách: 82
Thành viên: 0
CN 5 MC  Năm B

Tác giả: Lm. Phêrô Trần Thanh Sơn
     
Chúa Giêsu, hạt giống chịu mục nát

Ngay từ đầu Mùa Chay, phụng vụ đã kêu mời mỗi người chúng ta sám hối, để có thể xứng đáng đón nhận ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô trong ngày đại lễ Phục Sinh sắp tới. Trong chiều hướng đó, suốt 4 Chúa Nhật vừa qua, Tin mừng đã lần lượt giới thiệu cho chúng ta những khía cạnh khác nhau của Đức Giêsu, Đấng cứu độ duy nhất của chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi mãi (x. Dt 13, 8).

Ngay tuần đầu tiên của Mùa Chay, lời Chúa đã cho chúng ta thấy, Đức Giêsu chính là một con người thật. Ngài đến để tái lập lại những gì mà Nguyên tổ đã làm đổ vỡ qua việc Ngài chiến thắng cám dỗ. Không chỉ là con người thật, Đức Giêsu còn là Con yêu dấu của Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật. Đây là điều được chính Chúa Cha xác nhận trong cuộc biến hình trên núi của Đức Giêsu mà Tin mừng Chúa Nhật 2 đã thuật lại. Vừa là Thiên Chúa vừa là con người, nên Đức Giêsu đã trở nên Đấng trung gian giữa con người và Thiên Chúa, hay nói theo cách nói của Tin mừng Gioan trong Chúa Nhật 3, Đức Giêsu chính là Đền thờ nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa. Không những là Đền Thờ, Đức Giêsu còn là hiến lễ của tình yêu, khi Ngài chấp nhận "giương cao" trên thập giá, để đem lại sự sống đời đời cho những ai tin Ngài như lời Ngài tuyên bố với Nicôđêmô trong Tin mừng Chúa Nhật 4 vừa qua.

Và hôm nay, trong ngày Chúa Nhật có thể nói là cuối cùng của Mùa Chay, bởi vì bước sang tuần tới, chúng ta đã vào Tuần Thánh tưởng niệm trực tiếp đến cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, phụng vụ cho thấy, khi chấp nhận cái chết thập giá, Đức Giêsu đã trở nên hạt giống gieo vào lòng đất, chấp nhận mục nát để trổ sinh nhiều bông trái như chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng.

Khi chấp nhận mục nát như hạt giống gieo vào lòng đất với cuộc Vượt Qua trên thập giá, Đức Giêsu đã sống trọn vẹn mầu nhiệm tự huỷ nơi bản thân mình. Mầu nhiệm này đã bắt đầu bằng việc Nhập Thể và kéo dài trong suốt cuộc sống của Ngài như chúng ta đã nghe trong mấy tuần lễ vừa qua. Sự tự huỷ này trước hết, hệ tại ở sự vâng phục hoàn toàn của Đức Giêsu trước Thánh Ý của Chúa Cha. Tâm tình vâng phục đó của Đức Giêsu cũng được tỏ lộ cách cụ thể qua lời Ngài thưa với Chúa Cha, mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay: "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh…Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ nầy. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ nầy. Lạy Cha, xin làm vinh danh Cha".

Mặc dù luôn đặt ý Cha trên hết mọi sự, nhưng trong bản tính của một con người, đứng trước con đường thập giá, Đức Giêsu cũng không khỏi sợ hãi, xao xuyến, ngại ngần. Ngài sợ hãi vì trước mắt, thập giá chính là "một điều điên rồ đối với dân ngoại và là một cớ vấp phạm cho người Do thái" (1 Cr 1, 23). Vì thế, khi biết rằng sắp đến "giờ" của Ngài, Đức Giêsu đã phải thốt lên: "Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này" . Lắng nghe lời tâm sự tha thiết từ đáy lòng của Đức Giêsu, chúng ta thấy rằng: sống vâng phục không phải là điều dễ dàng. Sự vâng phục này đòi hỏi Đức Giêsu một sự cố gắng, kiên trì để vượt qua bản thân, sẵn sàng đón nhận các biến cố vui buồn Thiên Chúa gởi đến từng ngày trong cuộc sống, hay nói một cách khác, Đức Giêsu cũng đã phải “học” để có thể sống vâng phục, như lời tác giả thư Do thái viết: "Dầu là Con Thiên Chúa, Người (Đức Giêsu) đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu". Thế nhưng, chính nhờ sự vâng phục trọn vẹn đó của Đức Giêsu: "khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người".

Như thế, với việc đi con đường tự huỷ, Đức Giêsu đã chứng minh một chân lý xem ra có vẻ nghịch lý: "Cho là nhận, "Chết là con đường đưa tới sự sống". Thật vậy, với kinh nghiệm thường ngày, chúng ta cũng có thể nhận ra điều này. Mỗi khi chúng ta mở bàn tay để cho là lúc chúng ta có thể nhận được, và sẽ trở nên phong phú. Còn nếu chúng ta cứ nắm bàn tay lại để giữ cho chính mình, thì cũng đồng thời, chúng ta cũng không thể đón nhận được bất cứ điều gì. Như thế, chúng ta sẽ rất nghèo nàn, cô đơn. Tới đây, có lẽ, chúng ta có thể hiểu được phần nào câu nói của Đức Giêsu: "Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời". Cảm nghiệm sâu sắc chân lý từ mầu nhiệm tự huỷ này của Đức Giêsu, thánh Phanxicô, trong lời kinh Hoà Bình, đã ca lên:" Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời".

Như thế, với việc sống mầu nhiệm tự huỷ là Đức Giêsu đã thực hiện một cuộc Vượt Qua: vượt qua cái hữu hình để đạt đến cái vô hình; vượt qua sự chết để đến sự sống; vượt qua cái giới hạn để đạt đến cái vĩnh cửu; vượt qua những nghi thức, lề luật, lễ bái bên ngoài để đưa con người đạt đến một mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa từ trong con tim yêu thương của mình. Thực hiện cuộc vượt qua này, Đức Giêsu đã làm ứng nghiệm trọn vẹn điều mà ngôn sứ Giêrêmia đã báo trước cách đó hơn 600 năm: "Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng. Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta".

Đức Giêsu đã sống mầu nhiệm tự huỷ để đem lại ơn cứu độ cho tất cả chúng ta. Đồng thời, Ngài cũng mời gọi chúng ta đi con đường tự huỷ như thế để có sự sống đời đời. Thế nhưng, trong thực tế, mỗi người chúng ta thường chỉ nghĩ đến mình mà quên đi người khác, như lời Đức Thánh Cha nói trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay: "Thời đại chúng ta đặc biệt bị rơi vào cám dỗ sống ích kỷ, nó luôn ẩn núp trong tâm hồn con người... người ta bị đồn dập tấn công bởi những thông điệp ít nhiều công khai tán dương nền văn hoá phù du và chủ nghĩa khoái lạc". Giữa một thế giới như thế, Đức Thánh Cha nhắc bảo chúng ta: "Người tín hữu được mời gọi bước theo dấu chân của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, Đấng, khi hoàn toàn vâng phục ý muốn của Chúa Cha, đã tự hủy (x. Pl 2,6 tt), và khiêm tốn ban tặng chính mình cho chúng ta trong một tình yêu vị tha và trọn vẹn, cho đến chết trên thập giá. Núi Canvê loan báo cách hùng hồn sứ điệp về tình yêu của Ba Ngôi đối với con người thuộc mọi thời đại và dân nước". Và để sống mầu nhiệm tự huỷ cách cụ thể, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta thực hiện lời Chúa dạy trong sách Công vụ Tông đồ: "Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35).

Trong đời sống gia đình, nếu từng thành viên luôn biết "cho đi ", nghĩa là, biết quên mình để nghĩ đến người khác và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của nhau: người chồng luôn nghĩ đến vợ, người vợ luôn nghĩ đến chồng; cha mẹ hết lòng lo cho con cái; con cái luôn nghĩ đến những vất vả, cực nhọc của cha mẹ để bớt đi những đòi hỏi không cần thiết, thì dù cuộc sống vật chất có vất vả, khó khăn, nhưng tôi chắc chắn rằng gia đình chúng ta sẽ có niềm vui, hạnh phúc và bình an. Và cuối cùng, cả gia đình chúng ta sẽ được ở cùng Đức Giêsu như lời Ngài đã hứa: "Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng ở đó ". Amen.

Đã đọc: 1346


15 bài mới hơn
CN 5 MC  Năm B     Chứng tá trung gian (Ga 12,20-33)

CN 5 MC  Năm B     Huyền nhiệm sự sống   Tác giả: TGM. Giuse Vũ Văn Thiên  

CN 5 MC  Năm B     Hạt lúa mục nát   Tác giả: TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN 5 MC  Năm B     Hạt lúa trơ trọ   Tác giả: Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.  

CN 5 MC  Năm A     Hướng về phục sinh (Ga 11,1-45)

CN 5 MC  Năm A     Tôi là sự sống lại

CN 5 MC  Năm A     Để phép lạ xẩy ra

CN 5 MC  Năm A     Hãy ra khỏi mồ   Tác giả: TGM. Giuse Vũ Văn Thiên  

CN 5 MC  Năm C     Chúa mở ra con đường sống (Ga 8,1-11)

CN 5 MC  Năm C     Thiên Chúa khoan dung

CN 5 MC  Năm C     Ai sạch tội ném đá đi   Tác giả: Lm. Trầm Phúc  

CN 5 MC  Năm C     Đừng phạm tội nữa

CN 5 MC  Năm B     Để sinh nhiều hoa trái (Ga 12,20-33)

CN 5 MC  Năm B     Phục vụ tha nhân như Chúa Giêsu phục vụ   Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang   

CN 5 MC  Năm B     Nếu hạt lúa chết đi, nó mơi sinh nhiều hạt khác   Tác giả: Trầm Phúc  

15 bài cũ hơn
CN 5 MC  Năm A     Lagiarô sống lại

CN 5 MC  Năm A     Đức tin

CN 5 MC  Năm C     Quả tang

CN 5 MC  Năm C     Tình cảm

CN 5 MC  Năm C     Đường lối

CN 5 MC  Năm B     Giá trị đau khổ   Tác giả: Lm. Đaminh Nguyễn Quang, OP  

CN 5 MC  Năm B     Hạt lúa

CN 5 MC  Năm B     Sự sống   Tác giả: Lm. Thu Băng, CMC  

CN 5 MC  Năm B     Tình Yêu Là Cội Nguồn   Tác giả: Sr. Ngọc Quyên, CMR  

CN 5 MC  Năm B     Giá trị của đau khổ   Tác giả: Lm. Minh Vận, CMC  

CN 5 MC  Năm A     Chết   Tác giả: Lm. Đaminh Nguyễn Quang. OP  

CN 5 MC  Năm A     Lưỡi hái hay chìa khóa vàng?    Tác giả: R. Veritas  

CN 5 MC  Năm A     Tin vào cái gì, hay là tin vào ai?    Tác giả: Achille Degeest  

CN 5 MC  Năm A     Thầy là Sự Sống Lại

CN 5 MC  Năm A     Sự sống



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


bachma_uyenlee

Bài Mới Đăng
Lễ Lá năm B: Bất công
Lễ Lá năm B: Tạ ơn Chúa đã len lỏi ...
Lễ Lá năm B: Hai nét của tình yêu Thiên ...
Lễ Lá năm B: Tình thương và sự phản ...
Những tảng đá hay ngăn trở làm tâm ...
Lễ Thánh Giuse: Gương mẫu của người ...
Chúa đã làm gì để chạm vào tâm hồn ...
Lễ Thánh Giuse: Buông bỏ cái tôi
Trở về với Chúa (Ngày thứ 3)
Trở về với Chúa (Ngày thứ 2)

Nghe nhiều tháng 03
Lễ nhận tòa Giáo phận Vinh
Lễ Thăng Thiên C: Chứng nhân
Lễ Thăng Thiên B:Loan báo Tin Mừng
CN 2 MC C: Mầu nhiệm cứu độ
CN 22 TN C: Đức khiêm tốn
CN 3 MV B: Căn phòng soi tỏ
CN 28 TN A: Tất cả đều được mời dự ...
25. Để hạnh phúc đến thật tự nhiên
CN 28 TN B: Để Lời được lớn lên
CN 3 MV B: Làm chứng về ánh sáng

Đọc nhiều tháng 03
Chuyện 2.000 năm rồi
Chuột nhiều vô kể
Ích lợi của hôn nhân
Chết 3 ngày sống lại
Khiếu kiện
Cuộc lữ hành đức tin
Những trang giấy trắng
Thần học về Thập giá
Tại sao chết?
Không thể lên thiên đàng


Album mới

 CN Phục Sinh 8

 Tam Nhật Thánh 6

 Lễ Lá năm B 2


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm