Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Bảy tuần lễ 7  TN    Bí quyết vào Nước Trời (Mc 10,13-16)     
Thứ Sáu tuần lễ 7  TN    Hôn nhân linh thánh (Mc 10,1-12)     
Thứ Năm tuần lễ 7  TN    Hãy nên như muối mặn mà (Mc 9,41-50)     
Thứ Tư tuần lễ 7  TN    Cổ võ sự bao dung (Mc 9,38-40)     
Thứ Ba tuần lễ 7  TN    Ai lớn hơn ai ? (Mc 9,30-37)     
Đức Ma-ri-a, Mẹ Hội Thánh  TN    Đưa Mẹ về nhà mình (Ga 19,25-34)     
Lễ Chúa Thánh Thần  Mùa Phục Sinh    Những người loan báo Tin Mừng đầy Thánh Thần (Ga 20,19-23)     
Lễ Chúa Thánh Thần  Mùa Phục Sinh    Xin ngự đến      (Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên)
Lễ Chúa Thánh Thần  Mùa Phục Sinh    Hoa trái Thánh Thần      (Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)
Thứ Bảy tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đển nên giống Chúa hơn (Ga 21,20-25)     
Thứ Sáu tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Trắc nghiệm lòng mến (Ga 21,15-19)     
Thứ Năm tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Chúa Giêsu cầu nguyện ( Ga 17,20-)     
Thứ Tư tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đăng Giả Hội (Ga 17,11b-19)     
Thánh Mát-thi-a, tông đồ (14/5)  Mùa Phục Sinh    Ờ lại trong tình yêu Chúa (Ga 15,9-17)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5350
Số Ca Sĩ: 207
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 397
Khách: 397
Thành viên: 0
CN 3 MV  Năm C

Tác giả: Lm. Vũ Xuân Hạnh
     
Làm

Làm! Một động từ rất ngắn gọn: chỉ có một tiếng, nhưng lại là một con đường dài, khởi đi từ suy nghĩ đến cái miệng hoặc cái tai và đến bàn tay. Làm! Một động từ mà bản thân nó chẳng nói lên điều gì tốt hay xấu. Nhưng khi nó trượt hết con đường dài đến với bàn tay, thì kết quả của nó có thể là hoa trái của tình yêu, nhưng cũng có thể gây ra không biết bao nhiêu hận thù, chết chóc. Làm! Đơn giản là thế, nhưng cũng phức tạp không ít. Vì chỉ một hành vi nào đó, có khi thể hiện ra bên ngoài là một nghĩa cử rất yêu thương, lại ẩn chứa bên trong nó là một thái độ mua chuộc, mưu lợi, tệ hơn: trả thù. Có khi nó là một sự che đậy giả tâm của một ai đó.

Tháng mười một năm 2003 vừa qua, và cả những ngày đầu tháng mười hai này nữa, xem trên các phương tiện truyền thông, thế giới đã chứng kiến thật nhiều những cuộc giết hại lẫn nhau, làm cho bất cứ ai, dù thờ ơ nhất, cũng phải ngậm ngùi đau xót. Tại Đất Thánh, quê hương của Chúa Giêsu, người ta đổ máu nhau gần như mỗi ngày. Sự thù hận làm cho người ta trở nên những kẻ điên cuồng. Hết đánh bom cảm tử đến càn quét, cày xới nhà cửa, đất đai của nhau. Và bay giờ, cũng tại Đất Thánh, người ta đang cố tình dựng lên bức tường ngăn cách. Nếu phải gọi tên cho bức tường này, có lẽ phải gọi nó là sự thất bại của con người cho một mơ ước rất đơn giản: hòa bình! Đơn giản là thế, vậy mà bao nhiêu năm rồi vẫn cứ giằn co, máu vẫn cứ thay nhau mà đổ, mà chảy, đỏ thắm cả niềm đau.

Tại Iraq, những cuộc đánh bom giết người, tàn phá tài sản liên tục xảy ra, mặc cho thế giới lên án, căm phẫn, mặc cho những bên có liên quan, những người trong cuộc, các nhà lãnh đạo lo sợ. Nổi cộm trong các lần đó, người ta ghi nhận cuộc tử nạn của 19 ngườ Ý (gồm 12 quân cảnh, 5 hiến binh và 2 dân thường), 14 người khác cùng 80 người bị thương. Tất cả thuộc tổng hành dinh quân đội Ý tại An Nasiriyah hôm 12.11. 2003.

Cũng tại Iraq, ngày 30.11, thành phố Suwayrah đã chứng kiến cuộc thảm sát, đốt cháy hai chiếc xe chở 8 nhân viên thuộc Trung tâm tình báo Tây Ban Nha. Chưa kể trước đó, ngày 9. 10, một nhân viên người Tây Ban Nha bị ám sát tại thủ đô Baghdad…

Và có lẽ, cuộc đánh bom gây kinh hoàn nhất trong tháng 11 vừa qua đó là cuộc tấn công lãnh sự quán Anh và ngân hàng HSBC tại Istanbul, thủ đô Thổ Nhỉ Kỳ. Cuộc đánh bom này đã tàn sát gần 30 người và khoảng 450 người bị thương. Ngay cả Tổng lãnh sự Anh, ông Roger Short cũng đã thiệt mạng.

Ngược thời gian xa hơn một chút. Tuần lễ trước đó, cũng tại Istanbul, khủng bố tấn công bằng bom phá sập hai giáo đường Do Thái, đã làm thiệt mạng ít nhất 25 người.

Tại Nigeria, ngày 21. 11. 2003, người Hồi giáo đã đốt cháy 13 nhà thờ Công giáo, cùng nhiều nhà cửa và cửa hiệu.

Đó mới là những con số và sự kiện ghi nhận trong nửa sau tháng 11. Nếu ước tính những vụ khủng bố và bạo động trong một năm hay xa hơn nữa, chắc không ai dám nghĩ tới, vì nó sẽ làm ta rùng mình khiếp sợ. Thật là trái ngược, trái ngược đến mức mâu thuẫn hoàn toàn, vì tận trong tâm, ai cũng yêu hòa bình, ai cũng muốn sống niềm vui và hạnh phúc. Nhưng tại sao khi hành động, thì việc làm của con người lại có quá nhiều nguy hiểm, đe dọa và giết chóc. Lòng người sao tàn nhẫn đến thế!

Người ta nhân danh sự lớn mạnh, sự giàu có của quốc gia mình để trút bao nhiêu bom đạn và huênh hoan rằng, sẽ dẹp yên bạo động, trừ vạ khủng bố. Không biết người ta đã trừ, đã dẹp đến đâu, đạt được những thành quả nào, chỉ biết rằng, hôm nay nhân loại vẫn đang mất bình an, thế giới càng đầy dẫy hận thù, nguy cơ của những cái chết tập thể không ai lường hết được.

Con người dường như không ngăn nổi sự điên cuồng của bản thân, hay cũng có thể trở nên những kẻ điên cuồng. Tất cả những điều đó đều gói trong một động từ duy nhất: LÀM. Và sử dụng động từ làm như thế đã biến con người ta thành những kẻ say máu đến độ thèm khát giết chóc, lao mình vào giết chóc. Những kẻ đánh bom cảm tử là một điển hình.

Cũng cùng một động từ làm, nhưng đối với thánh Gioan Tẩy Giả, nó lại quásức thân thương, đáng yêu và đáng học đòi. Thánh Gioan đề nghị mọi người động từ LÀM, mà nếu ai sống như thế, chẳng những bản thân bình an, cuộc sống của mọi người xung quanh cũng sẽ hưởng bình an lớn lao.

Đọc lại bài Tin Mừng hôm nay, ta sẽ cảm nhận tất cả tình cảm đáng yêu, đáng quý, đáng trân trọng của động từ làm mà thánh Gioan đề nghị: Dân chúng hỏi thánh Gioan, “Chúng tôi phải LÀM gì?”. Thánh Gioan trả lời cho họ biết phải làm gì bằng những việc làm thật cụ thể, thật gần gũi, dính kết ngay trong bổn phận của mỗi một người. Và tùy từng đấng bậc, nhiệm vụ mà thánh Gioan dạy họ làm:

* Đối với dân chúng: “Ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”.

* Đối với người thu thuế: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”.

Đối với các quân nhân: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”.

Nếu ở thời đại chúng ta, chắc chắn thánh Gioan cũng không đề nghị một cái gì khác hơn, nhưng vẫn chỉ là một động từ làm kết dính vào bổn phận của từng người, của chính bạn và chính tôi.

Điều cần chú ý ở đây là những gì thánh Gioan nói cũng chính là những gì Chúa Giêsu dạy. Trong Tin Mừng, động từ LÀM được nhắc đi, nhắc lại rất nhiều lần. Chẳng hạn trước câu hỏi của người thanh niên giàu có: “Tôi phải làm gì để sống đời đời”, Chúa dạy: “Ngươi hãy bán tất cả của cải và phân phát cho người nghèo, rồi đi theo Ta”. Như vậy, điều cần làm ở đây, đó là sự trút bỏ để nên nghèo khó, là lòng bác ái với anh chị em nghèo.

Hay ở nơi khác, Chúa dạy người luật sĩ bằng dụ ngôn về người Samari tốt bụng, giúp đỡ người bị nạn trên đường đi. Và Chúa kết luận: “Anh hãy đi và LÀM như vậy” (Lc 6, 46). “Làm như vậy”, nghĩa là nếu người Samari trong dụ ngôn tốt bụng thế nào, thì người luật sĩ và cả chúng ta cũng hãy tốt bụng như thế. “Làm như vậy” còn là cúi xuống để nâng dậy những anh chị em khốn cùng, bất hạnh, đói rét… “Làm như vậy”, nghĩa là chấp nhận xóa mình, chấp nhận hao mòn sức lực, thời giờ, để hiến thân như chính Chúa đã hiến thân cho chúng ta.

Dẫu biết rằng con đường dài nhất làcon đường đi từ nói hoặc nghe đến làm. Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện được. Chỉ cần chúng ta học lấy mỗi ngày một chút, chú ý thêm mỗi ngày một chút, chắc chắn không có gì khó đến mức không thể làm được. Đó là chưa kể tới ơn Chúa trợ giúp ta. Với ơn Chúa, chúng ta vững tin rằng, lòng mình sẽ được biến đổi để trở nên mềm mại hơn, đáng yêu hơn và dễ đến với anh em hơn. Bởi vậy động từ làm mà hôm nay thánh Gioan đề nghị sẽ là một từ ngữ đẹp hơn hết mọi thứ mà ta có thể cho là đẹp.

Chúng ta nói tới những việc làm gây chấn động thế giới bằng sự giết người tàn bạo. Nhưng cụ thể nơi tâm hồn mỗi người thì sao? Có lẽ bạn và tôi không ai dám nghĩ tới việc hãm hại anh chị em quanh mình, nhưng cách này cách khác, bằng sự đố kỵ, bằng thái độ chấp nhất, không tha thứ, không bao dung, nói không tốt về người khác, hoặc có khi trả đũa một người nào, không phải bằng giết người, nhưng bằng một hành động, một việc làm nào đó…., ta đã không LÀM tốt, không LÀM như Tin Mừng dạy. Vì thế, nhiều lần bản thân mỗi người đã xúc phạm đến anh chị em, gây đổ vỡ trong tình yêu, trong những mối tương thân tương ái, và làm mất bình an trong lòng người khác, nặng hơn: đào sâu thêm mối oán hận, thù nghịch nào đó…

Không biết có phải bi quan quá không, khi nói rằng: Nếu đi từ suy nghĩ đến hành động đã khó, thì từ suy nghĩ đến suy nghĩ đúng, lan rộng tới hành động: làm đúng, lại càng khó. Bởi thế, đứng trước mọi hiểm họa do lòng người độc ác đã tàn nhẫn gây nên, người Kitô hữu được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa, hãy sống những gì Tin Mừng dạy và làm những gì hợp Thánh ý Thiên Chúa để thế giới hòa thuận hơn, cuộc sống con người bình an hơn. Khi môi trường xung quanh có bình an, mỗi người cũng sẽ tràn ngập bình an.

Đã đọc: 1220


15 bài mới hơn
CN 3 MV  Năm B     Chứng nhân ánh sáng (Ga 1,6-8.19-28)

CN 3 MV  Năm B     Loan báo niềm vui   Tác giả: TGM. Giuse Vũ Văn Thiên  

CN 3 MV  Năm B     Chứng nhân của ánh sang   Tác giả: TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN 3 MV  Năm B     Người làm chứng

CN 3 MV  Năm A     Nỗi khắc khoải của vị Tiền Hô (Mt 11,2-11)

CN 3 MV  Năm A     Anh em hãy vui lên   Tác giả: Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ  

CN 3 MV  Năm A     Gioan ngồi trong tù   Tác giả: ViKiNi  

CN 3 MC  Năm A     Thầy có phải là Đấng phải đến?   Tác giả: Huệ Minh  

CN 3 MV  Năm C     Làm việc lành xứng với lòng sám hối (Lc 3,10-18)

CN 3 MV  Năm C     Sám hối là thay đổi thang giá trị cuộc sống   Tác giả: Lm. Joshepus Quang Nguyễn  

CN 3 MV  Năm C     Niềm vui trong Chúa   Tác giả: Lm. Anthony Trung Thành  

CN 3 MV  Năm C     Niềm vui của chờ đợi   Tác giả: Dã Quỳ  

CN 3 MV  Năm B     Đến để làm chứng (Ga 1,6-8.19-28)

CN 3 MV  Năm B     Đức tính ngôn sứ hôm nay   Tác giả: Lm. Joshepus Quang Nguyễn  

CN 3 MV  Năm B     Ánh sáng Tin Mừng

15 bài cũ hơn
CN 3 MV  Năm C     Đổi đời (Lc 3,10-18)

CN 3 MV  Năm B     Vui mừng

CN 3 MV  Năm A     Sứ giả của Thiên Chúa

CN 3 MV  Năm A     Đấng phải đến

CN 3 MV  Năm A     Việc Ngài làm

CN 3 MV  Năm C     Chúng tôi sẽ phải làm gì ?

CN 3 MV  Năm C     Để tiến tới một thế giới tốt hơn

CN 3 MV  Năm B     Sứ giả Tin Mừng

CN 3 MV  Năm B     Bạn là ai ?   Tác giả: Lm. Đaminh Nguyễn Quang, OP  

CN 3 MV  Năm B     Vui mừng

CN 3 MV  Năm B     Chứng nhân

CN 3 MV  Năm B     Những lời chứng

CN 3 MV  Năm A     Vọng và hy vọng   Tác giả: An-tôn Lương Văn liêm  

CN 3 MV  Năm A     Vui lên

CN 3 MV  Năm A     Gioan Tiền Hô



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


lê văn nhâm

Bài Mới Đăng
Lễ Thăng Thiên B: Quê Trời Sống Yêu ...
Lễ Thăng Thiên B: Chúa về Trời
Lễ Thăng Thiên B: Rao giảng Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Loan báo Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Cần một trí tuệ ...
Lễ Thăng Thiên B: Hướng về Trời
CN 6 PS B: Yêu thương
CN 6 PS B: Tình yêu của Chúa
CN 6 PS B: Ở lại trong tình Chúa để ...
CN 6 PS B: Thiên Chúa Là Tình Yêu

Nghe nhiều tháng 05
CN 14 TN B: Tốt xấu
Chúa đã đến
CN 22 TN A: Từ bỏ chính mình
Thánh Đa Minh: Cuộc đời thánh Đa Minh
CN 23 TN A: Nhân ái
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
CN 1 MC C: 3 Cám dỗ đời thường
CN 30 TN B: Xin nhìn thấy
CN 3 PS B: Nỗi sợ

Đọc nhiều tháng 05
Tăng ca
Chiếc áo tàng hình
Cuộc lữ hành đức tin
Lỡ dịp may
Hãy nhìn đời như một ly cocktail
Không thể lên thiên đàng
Cổ tích mùa thi
Ông tướng gầy
Chú thỏ tinh khôn
Nghệ thuật tha thứ


Album mới

 Lễ Chúa Thánh Thần 7

 Lễ Thăng Thiên năm B 3

 CN 6 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm