Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Ba tuần lễ 5  Mùa Phục Sinh    Bình an của lòng thương xót (Ga 14,27-31a)     
Thứ Hai tuần lễ 5  Mùa Phục Sinh    Vâng lời vì yêu mến (Ga 14,21-26)     
CN 5 PS  Năm B    Ở lại trong Chúa (Ga 15,1-8)     
CN 5 PS  Năm B    Nếu hạt lúa chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác      (Lm. Trầm Phúc)
CN 5 PS  Năm B    Giao ước mới      (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc)
CN 5 PS  Năm B    Xin tôn vinh danh Cha      (Gm. Phêrô Kiều Công Tùng)
Thứ Bảy tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Gặp gỡ Thiên Chúa (Ga 14,7-14)     
Thứ Sáu tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Tình yêu trọn vẹn (Ga 14,1-6)     
Thánh Mác-cô, tác giả Tin Mừng (25/4)  Mùa Phục Sinh    Cần được Chúa Kitô lấp đầy ! (Mc 16,15-20)     
Thứ Tư tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Lời Chúa là ánh sáng đời tôi (Ga 12,44-50)     
Thứ Ba tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Thuộc về đoàn chiên Chúa (Ga 10,22-30)     
Thứ Hai tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Kẻ quen người lạ là ai ? (Ga 10,1-10)     
CN 4 PS  Năm B    Đẹp người đẹp đạo (Ga 10,11-18)     
CN 4 PS  Năm B    Nghe - Biết - Theo      (Lm. Trịnh Ngọc Danh)

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5333
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 88
Khách: 88
Thành viên: 0
CN Truyền Giáo  TN

Truyền giáo

“Không biết khi Con Người đến, liệu còn gặp thấy niềm tin trên mặt đất nữa không?” Lời kết của bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Câu hỏi đó hướng đến một lời mời gọi tích cực, nhưng cũng có thể nói lên một thực trạng tiêu cực của niềm tin không chỉ cho các đồ đệ khi xưa nhưng còn cho chính con người ngày nay.

“Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”. Sứ mạng truyền giáo loan báo Tin Mừng tình yêu cứu độ mà Chúa Giêsu đã khai mở và thực hiện, Ngài đã truyền lại cho Giáo Hội tiếp tục sứ mạng ấy. Đã hơn 2000 năm qua đi và trong bối cảnh của Chúa nhật cầu nguyện cho việc truyền giáo, cộng đoàn chúng ta qui tụ nơi thánh đường này để cùng nhìn lại sứ mạng Kitô hữu của mình.

Trong sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về Ngày Quốc Tế Truyền Giáo, Ngài nhấn mạnh đến hai ý nghĩa của việc cử hành ngày quốc tế truyền giáo, đó là: mời gọi canh tân về ý thức truyền giáo, nhắc lại tính cấp bách của hoạt động truyền giáo. Đây là sứ vụ liên quan đến mọi Kitô hữu. Quả vậy, ngay từ ngày được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, mỗi Kitô hữu đã đón nhận sứ mạng tư tế, vương đế và tiên tri. Nói theo lối trình bày của Hiến Chế Anh Sáng Muôn Dân (Lumen Gentium) thì truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Giáo Hội tồn tại là vì sứ vụ, nghĩa là lý do hiện diện của Giáo Hội là truyền giáo. Và như vậy lệnh truyền của Đức Giêsu về truyền giáo là lệnh truyền cho mỗi Kitô hữu, là bổn phận trách nhiệm của mỗi Kitô hữu.

Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Rôma viết: “Tất cả những ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát. Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe nếu không có ai rao giảng?”

Nhìn vào thực tế hôm nay số người Kitô hữu chỉ chiếm một phần năm dân số thế giới. Lục địa Á Châu gần bốn tỷ người mà trong đó người tín hữu chỉ là một con số quá bé nhỏ với 2,7/o. Còn trong đất nước chúng ta với dân số hơn 70 triệu trong đó người Công giáo chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 6/o (chưa được một phần mười). Đây phải là nỗi thao thức của mỗi Kitô hữu chúng ta. Cụ thể hơn nhìn vào giáo xứ, vào khu vực địa phương chúng ta đây còn bao nhiêu người chưa được nghe nói về Chúa, về Tin Mừng của Ngài, chưa tin theo Chúa? Lý do nào vậy? Trong đó có trách nhiệm của tôi không? Sẽ không thừa khi nói lên hiện trạng không ít người vẫn còn cho rằng việc truyền giáo là của các Đức Giám mục, Linh mục, Tu sĩ; mà quên rằng chính mình cũng có bổn phận đó. Bên cạnh đó, không thiếu những người Công giáo lý luận: “Oi thôi, đạo nào cũng là đạo, đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành. Và nếu một người ăn ngay ở lành theo tiếng lương tâm ngay thẳng của họ thì dù họ không được rửa tội, họ vẫn có thể được cứu rỗi. Vậy thì tại sao tôi phải mời gọi họ tin vào Tin Mừng cứu độ, mời gọi họ lãnh nhận Bí tích Rửa tội, gia nhập Giáo Hội.

Để trả lời cho lập luận trên, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin xác nhận lại một cách rõ ràng rằng bổn phận truyền giáo của Kitô hữu là cần thiết. Mọi người đều mắc tội nguyên tổ, lương tâm con người có thể sai lầm. Họ vẫn cần nghe Tin Mừng, cần ơn thánh Chúa để có sức mạnh lướt thắng…

Mọi tôn giáo đều có những tia sáng mà chúng ta không được phép coi thường hay dập tắt. Mọi tôn giáo đều là tia sáng khởi đầu của đức tin mà chúng ta mong đợi những tia sáng đó khai triển thành bình minh huy hoàng và dẫn đưa vào ánh sáng rực rỡ của đức khôn ngoan Kitô.

Nói đến truyền giáo, trong suy nghĩ của chúng ta thường là dấn thân làm việc truyền giáo và ai càng làm được nhiều thì người ấy càng được xem là nhà truyền giáo lớn. Lịch sử Giáo Hội qua từng thời kỳ xuất hiện những gương mặt vĩ đại trong hoạt động truyền giáo mà tiêu biểu là thánh Phanxicô Xavier, một đời bươn chải, lặn lội đem Tin Mừng đến vùng xa xôi. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, ẩn bên trong những hoạt động, động lực cho những hoạt động, kim chỉ nam cho mọi hoạt động ấy là cả một tinh thần cầu nguyện của các nhà truyền giáo cũng như mọi tín hữu. Có thể nói cầu nguyện là linh hồn của hoạt động truyền giáo. Nếu thiếu cầu nguyện thì hoạt động chỉ là những thanh la inh ỏi, hời hợt bên ngoài. Thiếu cầu nguyện cũng là thiếu nền tảng giáo lý cho việc rao giảng.

Trong bài đọc 1, sách Xuất hành thuật lại việc Môsê giơ tay cầu nguyện và Giosuê đánh bại quân Amalech. Khi Môsê hạ tay xuống, sức mạnh của Giosuê không còn nữa, nhưng khi ông giơ tay lên thì phần thắng nghiêng về phía Giosuê. Chiến thắng ấy là của Môsê cùng với Môsê: một sự dung hòa giữa cầu nguyện và hoạt động.

Một hình ảnh minh họa cho sự dung hòa giữa cầu nguyện và hoạt động trong hoạt động truyền giáo đó là thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu. Chưa từng bước ra ngoài hoạt động truyền giáo, nhưng chỉ bằng hy sinh và cầu nguyện cho các nhà thừa sai trong việc rao giảng Tin Mừng vậy mà thánh nữ đã được tôn phong làm thánh Tiến sĩ Hội thánh, bổn mạng các xứ truyền giáo.

Gần chúng ta hơn có mẹ Têrêsa Calcutta, một người mà cả thế giới đều biết đến với những hoạt động cho tình yêu thương. Mẹ không chỉ làm cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu bằng lời nói nhưng mẹ nói về Chúa Giêsu, bày tỏ gương mặt của Ngài bằng chính cuộc sống yêu thương của mẹ. Mẹ đã định nghĩa về một nhà truyền giáo, đó là: “Một tín hữu Chúa Giêsu đến độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Ngài”.

Truyền giáo chúng ta tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa, một Đức Giêsu Kitô, Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, Đấng đã hiến thân để cứu chuộc mọi người. Và truyền giáo là sứ vụ của Giáo Hội và là một nghĩa vụ mà đức bác ái đòi buộc mỗi Kitô hữu phải thực hiện cho anh em đồng loại mình.

Con người ngày nay cần nhân chứng hơn thầy dạy. Và như thế, truyền giáo không chỉ là rao giảng một giáo lý mà cần thiết là chia sẻ một cuộc sống yêu thương. Đây chính là cốt lõi mà Chúa Giêsu đã cô đọng trong giới luật mến Chúa yêu người. Chúng ta thường nói “giữ đạo”. Giữ để khỏi mất. Nhưng giữ cũng còn nghĩa là không muốn cho đi. Bước chân truyền giáo không bao giờ được phép “giữ” mà luôn luôn là “cho” đi.

Khi sống yêu thương tôi luôn mở lòng ra để cho đi, để ban tặng. Tình yêu như một nghịch lý: khi tình yêu càng cho đi thì càng được đầy tràn, càng cho nhiều càng được nhiều, trao ban trọn vẹn sẽ nhận lãnh trọn vẹn. Như thế, truyền giáo chính là truyền tình yêu mà chúng ta đã kín múc từ nơi Thiên Chúa và đem trao lại cho anh em mình.

Trong một xã hội mà người tín hữu chỉ là thiểu số thì việc truyền giáo hiện nay chính là quyết tâm sống để người khác nhận ra Chúa Giêsu là Đấng đã đến chỉ để rao giảng về một thứ đạo của tình yêu thương. Mỗi người chúng ta trong khả năng, hoàn cảnh của mình đều có thể truyền giáo vì không ai nghèo đến nỗi không có gì để ban tặng. Như thế sống yêu thương là một hành động truyền giáo thiết thực nhất có thể kín múc được tình yêu Thiên Chúa.

Đã đọc: 690


15 bài mới hơn
CN Truyền Giáo  Năm A     Tránh nhầm lẫn đáng tiếc (Mt 22,15-21

CN Truyền Giáo  Năm A     Nên giống Chúa   Tác giả: Mạc Hương  

CN Truyền Giáo  TN     Như thế là cầu nguyện (Lc 18,9-14)

CN Truyền Giáo  TN     Truyền giáo hay rao giảng Tin Mừng   Tác giả: Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty  

CN Truyền Giáo  TN     Được rửa tội và được sai đi   Tác giả: TGM Giuse Vũ Văn Thiên  

CN Truyền Giáo  TN     Thầy ở cùng anh em

CN Truyền Giáo  TN     Sáng cặp mắt đức tin (Mc 10,46-52)

CN Truyền Giáo  TN     Giáo dân truyền giáo   Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng  

CN Truyền Giáo  TN     Giá chuộc muôn người   Tác giả: Lm. Trầm Phúc  

CN Truyền Giáo  TN     Sứ mạng truyền giáo   Tác giả: Gm. Giuse Vũ Văn Thiên  

CN Truyền Giáo  TN     Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian   Tác giả: Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ  

CN Truyền Giáo  TN     Truyền giáo là phục vụ (Mc 10,35-45)

CN Truyền Giáo  TN     Hãy thả lưới bên phải thuyền

CN Truyền Giáo  TN     Xin hãy sai con   Tác giả: Lm. Ignatiô Trần Ngà  

CN Truyền Giáo  Năm A     Muốn truyền giáo phải ra đi (Mt 22,15-21)

15 bài cũ hơn
CN Truyền giáo  TN     Truyền giáo bằng đời sống    Tác giả: TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN Truyền Giáo  TN     Khốn cho tôi nếu không rao giảng Tin Mừng   Tác giả: Lm. Augustine   

CN Truyền Giáo  TN     Thầy ở cùng anh em

CN Truyền Giáo  TN     Truyền giáo

CN Truyền Giáo  TN     Đức Maria, mẫu gương truyền giáo   Tác giả: Lm. Giuse Hoàng Kim Toan  

CN Truyền Giáo  TN     Đời sống chứng nhân

CN Truyền Giáo  TN     Sống đạo   Tác giả: Lm. Đaminh Nguyễn Quang, OP  

CN Truyền Giáo  TN     Chứng tá

CN Truyền Giáo  TN     Hãy loan báo Tin Mừng   Tác giả: TGM Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN Truyền Giáo  TN     Khiêm nhường trong truyền giáo   Tác giả: Gm. JB Bùi Tuần  

CN Truyền Giáo  TN     Quyền năng từ trên cao

CN Truyền Giáo  TN     Tinh thần truyền giáo   Tác giả: GM Giuse Vũ Duy Thống  

CN Truyền Giáo  TN     Hãy đi khắp thế gian

CN Truyền Giáo  TN     Tin Mừng cho người ngoại biên   Tác giả: GM JB. Bùi Tuần  



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


Mattheu

Bài Mới Đăng
CN 4 PS B: Thương ... người mục tử
CN 4 PS B: Những tấm gương của người ...
CN 4 PS B: Hy sinh cho đoàn chiên
CN 4 PS B: Tôi biết chiên của tôi
CN 4 PS B: Mục tử khao khát cống hiến ...
CN 4 PS B: Sứ mệnh của Chúa Giêsu
CN 4 PS B: Thí mạng sống vì chiên
CN 4 PS B: Tình yêu của nghe - biết - hy ...
CN 3 PS B: Bình an
CN 3 PS B: Nỗi sợ

Nghe nhiều tháng 04
Chúa đã đến
Lễ Phép Rửa C: Hãy sống xứng danh Kitô ...
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
CN 28 TN A: Cái ăn cái mặc
Lễ Chúa Ba Ngôi A: Mầu nhiệm tình yêu
Mùng 2 Tết: Đạo hiếu
CN 4 PS A: Ơn gọi linh mục và tu sĩ
Ngày thứ 1: Thinh lăng & Bình an
CN 17 TN C: Kiên trì cầu nguyện
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy

Đọc nhiều tháng 04
Anh yêu em khác mọi người
Nhắc lại chuyện cũ
Chú thỏ tinh khôn
Cuộc lữ hành đức tin
Khiếu kiện
Ly dị, trò chơi
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...
Còn anh thì sao ?
I'm sorry (Xin lỗi)
Ba sợi tóc vàng của con quỷ


Album mới

 CN 5 Phục Sinh năm B 3

 CN 4 Phục Sinh năm B 3

 CN 3 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm