Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Bảy tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Gặp gỡ Thiên Chúa (Ga 14,7-14)     
Thứ Sáu tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Tình yêu trọn vẹn (Ga 14,1-6)     
Thánh Mác-cô, tác giả Tin Mừng (25/4)  Mùa Phục Sinh    Cần được Chúa Kitô lấp đầy ! (Mc 16,15-20)     
Thứ Tư tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Lời Chúa là ánh sáng đời tôi (Ga 12,44-50)     
Thứ Ba tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Thuộc về đoàn chiên Chúa (Ga 10,22-30)     
Thứ Hai tuần lễ 4  Mùa Phục Sinh    Kẻ quen người lạ là ai ? (Ga 10,1-10)     
CN 4 PS  Năm B    Đẹp người đẹp đạo (Ga 10,11-18)     
CN 4 PS  Năm B    Nghe - Biết - Theo      (Lm. Trịnh Ngọc Danh)
CN 4 PS  Năm B    Trật đường rầy      (TGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
CN 4 PS  Năm B    Mục tử nhân lành     
Thứ Bảy tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Gắn bó với Thày Giê su (Ga 6,51.60-69)     
Thứ Sáu tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Tranh luận sôi nổi (Ga 6,52-59)     
Thứ Năm tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Để cho Chúa lôi kéo (Ga 6,44-51)     
Thứ Tư tuần lễ 3  Mùa Phục Sinh    Giêsu, Tấm Bánh Tình Yêu (Ga 6,35-40)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5325
Số Ca Sĩ: 206
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 168
Khách: 168
Thành viên: 0
CN 4 TN  Năm A

Tác giả: JKN
     
Tám mối Phúc

1. Bạn biết gì về luật nhân quả? Kinh Thánh có nói gì về luật này không? Xin đưa ra một vài câu điển hình.

2. Có một món tiền lớn, nhưng nếu cứ tiêu hoài thì cũng hết và trở thành nghèo. Bạn có cách nào để tiêu hoài không hết, mà lại có nhiều hơn nữa không?

3. Tinh thần chung chung của tám mối phúc là gì? có thể tóm gọn lại cả tám mối ấy trong một mối duy nhất không? mối ấy là gì?

Suy tư gợi ý:

1. Luật nhân quả

Trên đời, có một định luật phổ biến mà bất cứ ai, bất cứ tôn giáo hay nền văn hóa nào cũng phải công nhận, đó là luật nhân quả. Luật nhân quả được phát biểu như sau: "Bất cứ một sự việc, biến cố nào cũng đều phải có nguyên nhân sinh ra nó, và chính nó lại là nguyên nhân phát sinh một hậu quả nào đó". Có thể phát biểu một cách khác như: "Không một sự việc hay biến cố nào xảy ra mà không có nguyên nhân, mà không tạo nên một hậu quả nào đó". Tương quan giữa nhân và quả là "nhân nào quả nấy": nhân xấu thì quả xấu, nhân tốt thì quả tốt.

Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã nói về định luật nhân quả qua những câu như: "Hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt" (Mt 7,17-18), "Tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm" (Mt 26,52), Cựu Ước cũng có những câu như: "Kẻ nào ăn nho xanh, kẻ ấy sẽ bị ghê răng" (Gr 31,30), "Đời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng" (Ed 18,2). Trong những câu này, nhân và quả tương ứng với nhau.

Nhưng Thánh Kinh còn cho biết giữa nhân và quả cũng có sự đối nghịch nhau: "Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên" (Mt 23,12), hay "Gieo trong đau thương sẽ gặt giữa vui mừng; đi khóc lóc u sầu sẽ về giữa muôn lời ca" (Tv 126,5-6).

Bài Tin Mừng hôm nay là một ứng dụng khôn ngoan và phong phú của định luật nhân quả.



2. Tám mối phúc thật

Có một số tiền, ta có thể sử dụng nó theo hai cách căn bản:

- một là lấy chính số tiền ấy để mua món này vật kia cho đến hết. Và khi hết thì ta lại lâm vào cảnh túng thiếu, khổ sở. Vì thế, người tiêu hoang thì chóng nghèo hơn người biết tiết kiệm. Nhưng dù món tiền lớn đến đâu, dù ta tiêu tiết kiệm hoặc hà tiện đến mức nào, thì tiền tiêu hoài cũng có lúc hết: "Miệng ăn, núi lở".

- hai là đem số tiền ấy ra kinh doanh, để tiền lại làm ra tiền, nhờ vậy, mình tiêu hoài không hết. Nhưng đem tiền ra kinh doanh có nghĩa là phải tiêu số tiền đó vào một việc gì đó ích lợi cho người khác, nhằm phục vụ lợi ích người khác chứ không phải lợi ích của mình. Người khác có cảm thấy họ được phục vụ tốt thì họ mới cần tới mình, cần tới món hàng mình. Như vậy, mình hành động vì lợi ích của người khác mà cuối cùng mình lại có lợi, và cái lợi này mới thật sự lâu bền. Nhiều người kinh doanh chẳng những có tiền tiêu hoài, mà còn trở nên giàu có tột bậc.

So sánh hai cách tiêu tiền ấy, thì cách thứ hai khôn ngoan và có lợi cho mình hơn rất nhiều. Đó chỉ là một minh họa nghèo nàn dẫn chúng ta vào sự khôn ngoan của "tám mối phúc" mà Đức Giê-su giới thiệu cho ta. Hai cách tiêu tiền ấy tương ứng với hai cách sống: sống ích kỷ và sống yêu thương. Sống ích kỷ thì có lợi trước mắt, nhưng xét theo lâu dài thì rất bất lợi. Sống yêu thương là làm cho người khác hạnh phúc, trước mắt thì mình bị thiệt hại, đau khổ; nhưng xét theo lâu dài thì nó đem lại hạnh phúc cho mình gấp bội cách sống ích kỷ. Như thế, ta thấy ích kỷ lợi một và ngắn hạn, còn vị tha hay yêu thương thì lợi mười và lâu dài. Sự lâu dài này không có nghĩa là cứ phải qua đời sau mới nhận được lợi ích của nó, mà trong đa số trường hợp là được hưởng ở ngay đời này.

a. Mối phúc căn bản: sống nghèo vì người khác

Mối phúc thứ nhất là sống nghèo vì người khác. Phải sống nghèo cho người khác thì mới là phúc thật. Còn sống nghèo khó hầu cho số tiền mình để dành ngày càng nhiều lên thì đó là hà tiện chứ không phải là sống nghèo khó theo Tin Mừng. Rất nhiều người hiểu lầm về đức khó nghèo. Họ tưởng họ có nhân đức khó nghèo khi họ tiêu xài một cách hà tiện, sống y như một người nghèo. Nhưng số tiền đáng lẽ phải chi mà không chi, thay vì giúp ích cho một ai đó nghèo hơn thì họ lại cất đi, khiến họ càng có nhiều tiền trong kho hay nhà băng hơn. Khó nghèo như thế thì nào có giúp ích gì cho ai? Thậm chí còn làm cho người nghèo nghèo hơn, vì của cải tập trung vào kho của những người hà tiện như thế.

Cái nghèo mà Đức Giê-su muốn nói đến, là nghèo vì yêu thương tha nhân. Nghèo vì cho đi, vì muốn làm lợi ích cho người khác thì cái nghèo đó mới gọi là đức khó nghèo. Vì thế, giữa đức khó nghèo và đức bác ái có tương quan với nhau. Khó nghèo để bác ái. Khó nghèo là một phương tiện cụ thể để thực thi bác ái. Khó nghèo mà không vì đức ái thì trở thành hà tiện, là một trong bảy mối tội.

Khó nghèo không hẳn chỉ là do bố thí. Dùng rất nhiều thì giờ để lao động tay chân hay trí óc hầu phục vụ một nhu cầu nào đó của tha nhân, của Giáo Hội hay xã hội thay vì dùng thì giờ đó để làm việc khác có kinh tế hơn, thì đó chính là thực hành đức khó nghèo, mặc dù trong thực tế người ấy vẫn có thể giàu có. Còn người nghèo mà muốn tận dụng hết thì giờ để lo kiếm tiền, không bao giờ muốn hy sinh một giây phút nào để làm việc cho người khác, thì người ấy chẳng thực hiện đức khó nghèo một chút nào, dù rằng người ấy rất nghèo.

Vậy có thể nói: tâm hồn khó nghèo của Tin Mừng là tâm hồn sẵn sàng chấp nhận mất mát (thì giờ, vật chất, sức lực, của cải, sự quan tâm) vì yêu thương tha nhân, để mưu hạnh phúc hay ích lợi cho họ. Một người có tinh thần phục vụ cao, dám thật sự hy sinh cho tha nhân như vậy chắc chắn sẽ được mọi người quí trọng, yêu mến, được tín nhiệm, được giao cho những trọng trách trong xã hội hay Giáo Hội, nên có địa vị cao, vì thế có thể có một đời sống đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất. Một người như vậy thì tình yêu hay Nước Trời ở ngay trong lòng họ: tinh thần họ luôn luôn bình an và tràn đầy niềm vui vì đã làm cho những người chung quanh được hạnh phúc. Họ có thể được hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau.

Ta có thể hiểu những mối phúc khác một cách tương tự như thế.


b. Cả tám mối phúc đều là hệ luận của một mối phúc căn bản

Mối phúc căn bản là sống vị tha: nghĩa là thật sự sống vì Chúa, vì tha nhân, sẵn sàng chịu thiệt hại, mất mát, đau khổ vì lợi ích hay hạnh phúc của tha nhân. Như đã nói trên, sống như thế cũng giống như đem tiền ra đầu tư, đem hạt giống ra gieo, tuy trước mắt là mất mát, thiệt thòi, nhưng cuối cùng mình lại gặt hái nhiều hơn gấp bội.

Tất cả các mối phúc đều có hai vế: vế thứ nhất là nhân, vế thứ hai là quả; vế thứ nhất là gieo, vế thứ hai là gặt; vế thứ nhất là mình vì người khác, vế thứ hai là người khác vì mình; vế thứ nhất là đau khổ, vế thứ hai là hạnh phúc. Tất cả các mệnh đề trong vế thứ nhất đều phải hiểu ngầm mấy chữ này: "vì Chúa, vì tha nhân", nghĩa là nghèo vì tha nhân, hiền lành vì tha nhân, sầu khổ vì tha nhân, v.v… Nếu không do tự nguyện vì Chúa, vì tha nhân, thì sự nghèo, sự hiền lành, nỗi sầu khổ… ta phải chịu đều là tai họa chứ không phải là phúc đức.

c. Chứng nghiệm:

Kinh nghiệm trong cuộc đời cho ta thấy: những người có tâm hồn ích kỷ, suốt ngày chỉ nghĩ tới mình, tới hạnh phúc hay đau khổ của mình, đều là những người đau khổ nhất. Còn những người có tâm hồn vị tha, chỉ nghĩ đến người khác, đến hạnh phúc và đau khổ của người khác, không còn thì giờ để nghĩ đến mình, thì những người ấy thường luôn luôn hạnh phúc, thoải mái trong tâm hồn, và thành công trong cuộc đời. Người Ki-tô hữu phải tập cho được thói quen sống vì Chúa, vì tha nhân, và thường xuyên tìm đủ mọi cách để người chung quanh mình (vợ chồng, con cái, người thân, bạn bè) được hạnh phúc. Sống như thế, bảo đảm ta sẽ được hạnh phúc ngay đời này, và chắc chắn cả đời sau nữa.

Cầu nguyện

Lạy Cha, luật nhân quả là do Cha dựng nên, là thánh ý của Cha. Xin cho con biết sống khôn ngoan, biết lợi dụng luật ấy để đem lại hạnh phúc lâu dài cho mình. Đức Giê-su đã chỉ cho con biết cách để được hạnh phúc lâu dài qua tám mối phúc thật. Đó là biết sống hoàn toàn vì Thiên Chúa và tha nhân. Sống như thế là cách sống khôn ngoan nhất, đem lại hạnh phúc cho con ngay ở đời này, mà còn bảo đảm cho con hạnh phúc đời sau nữa. Amen.

Đã đọc: 737


15 bài mới hơn
CN 4 TN  Năm B     Để Lời Chúa quấy rầy ta (Mc 1,21-28)

CN 4 TN  Năm B     Đức Giêsu, Đấng giải thoát ta khỏi sự dữ   Tác giả: An Phong, OP  

CN 4 TN  Năm B     Sống Lời Chúa sẽ trừ được quỷ trong ta   Tác giả: Lm. Joshepus Quang Nguyễn  

CN 4 TN  Năm B     Thắng tà thần nhờ quyền năng Thiên Chúa   Tác giả: Huệ Minh  

CN 4 TN  Năm A     Phúc thay cho bạn (Mt 5,1-12a)

CN 4 TN  Năm A     Hạnh Phúc   Tác giả: Lm. Anthony Trung Thành  

CN 4 TN  Năm A     Chúa tôn người khiêm hạ   Tác giả: Lm. Minh Vận, CRM  

CN 4 TN  Năm A     Tám mối phúc thật   Tác giả: Lm. Thu Băng, CRM  

CN 4 TN  Năm C     Lời Chúa được ứng nghiệm (Lc 4,21-30)

CN 4 TN  Năm C     Để yêu như Đức Kitô yêu

CN 4 TN  Năm C     Kiên vững và dịu hiền   Tác giả: Thiên Phúc  

CN 4 TN  Năm C     Không được chấp nhận

CN 4 TN  Năm B     Tin vào sức mạnh Lời Chúa (Mc 1,21-28)

CN 4 TN  Năm B     Lời đầy uy quyền   Tác giả: ViKiNi  

CN 4 TN  Năm B     Nhờ lời Chúa để đẩy lùi quyền lực Sa-tan   Tác giả: Lm. Ignatio Trần Ngà  

15 bài cũ hơn
CN 4 TN  Năm C     Sứ vụ

CN 4 TN  Năm C     Đón nhận Lời Hằng Sống (Lc 4,21-30)

CN 4 TN  Năm B     Ma quỷ

CN 4 TN  Năm C     Ân huệ

CN 4 TN  Năm C     Sứ vụ

CN 4 TN  Năm C     Loại bỏ

CN 4 TN  Năm B     Chúa Giêsu Kitô đã thắng satan    Tác giả: Achille Degeest  

CN 4 TN  Năm B     Đấng Thánh Của Thiên Chúa    Tác giả: Charles E. Miller  

CN 4 TN  Năm B     Các Bạn Có Tin Ma Quỷ Không?    Tác giả: Guy Morin  

CN 4 TN  Năm B     Ma quỷ

CN 4 TN  Năm A     Nỗi khao khát

CN 4 TN  Năm A     Đi tìm hạnh phúc

CN 4 TN  Năm A     Hãy vui mừng

CN 4 TN  Năm A     Phúc thật - Phúc giả

CN 4 TN  Năm C     Khó hiểu quá !   Tác giả: Lm. Đaminh Nguyễn Quang, OP  



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


nhung

Bài Mới Đăng
CN 3 PS B: Bình an
CN 3 PS B: Nỗi sợ
CN 3 PS B: Lòng tin
CN 3 PS B: Bình an của Chúa
CN 3 PS B: Nhân chứng bình an
CN 3 PS B: Chúa không bỏ cuộc với chúng ...
CN 2 PS B: Bình an nội tâm
CN 2 PS B: Thế nào là thái độ sống ...
CN 2 PS B: Cội nguồn của đức tin
CN 2 PS B: Thiên Chúa yêu chúng ta

Nghe nhiều tháng 04
Chúa đã đến
Lễ Phép Rửa C: Hãy sống xứng danh Kitô ...
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
Mùng 2 Tết: Đạo hiếu
CN 28 TN A: Cái ăn cái mặc
Lễ Chúa Ba Ngôi A: Mầu nhiệm tình yêu
54. Biết cân bằng cuộc sống
CN 4 PS A: Ơn gọi linh mục và tu sĩ
Ngày thứ 1: Thinh lăng & Bình an
CN 32 TN A: Khôn ngoan và khờ dại

Đọc nhiều tháng 04
Anh yêu em khác mọi người
Nhắc lại chuyện cũ
Chú thỏ tinh khôn
Khiếu kiện
Ly dị, trò chơi
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...
Còn anh thì sao ?
I'm sorry (Xin lỗi)
Ba sợi tóc vàng của con quỷ
Cánh cửa không bao giờ khóa


Album mới

 CN 4 Phục Sinh năm B 3

 CN 3 Phục Sinh năm B 3

 CN 2 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm