Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Bảy tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đển nên giống Chúa hơn (Ga 21,20-25)     
Thứ Sáu tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Trắc nghiệm lòng mến (Ga 21,15-19)     
Thứ Năm tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Chúa Giêsu cầu nguyện ( Ga 17,20-)     
Thứ Tư tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đăng Giả Hội (Ga 17,11b-19)     
Thánh Mát-thi-a, tông đồ (14/5)  Mùa Phục Sinh    Ờ lại trong tình yêu Chúa (Ga 15,9-17)     
Thứ Hai tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Chúa Kitô đã thắng thế gian (Ga 16,29-33)     
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Sứ mạng mới (Mc 16,15-20)     
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Quê Trời      (TGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Ngước mắt nhìn trời      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Có Chúa cùng hoạt động     
Thứ Bảy tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Cầu xin nhân danh Đức Giêsu (Ga 16,23b-28)     
Thứ Sáu tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Niềm vui không thể mất (Ga 16,20-23a)     
Thứ Năm tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Nỗi buồn thánh (Ga 16,16-20)     
Thứ Tư tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Màu nhiệm và sự hữu hạn (Ga 16,12-15)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5350
Số Ca Sĩ: 207
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 306
Khách: 306
Thành viên: 0
CN 5 MC  Năm C

Tác giả: Lm. Trầm Phúc
     
Ai sạch tội ném đá đi

Các sách Tin Mừng đã tường thuật ba phép lạ Chúa Giêsu cho người chết sống lại: người thanh niên con bà góa thành Na-in, Em bé con ông Giairô, và Ladarô. Nhưng việc Ladarô sống lại quan trọng hơn hết và mang nhiều ý nghĩa. Trình thuật này đặc biệt của Gioan.

Phép lạ này xảy ra trong một gia đình khá giả, gia đình của chị Matta, là một gia đình đã đón tiếp Chúa Giêsu mỗi khi Ngài giảng ở Bêtania. Theo trình thuật của thánh Gioan thì Chúa Giêsu xem các chị em của Ladarô như gia đình của mình. Cách đối xử của Ngài rất thân tình.

Ladarô lâm bệnh nặng khi Ngài đang đi giảng ở xa. Gia đình sai người cho Ngài hay, nhưng Ngài hình như không muốn can thiệp ngay lại nói một câu như không quan tâm cho lắm: “Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa, qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa sẽ được tôn vinh”. Như thế chứng tỏ Ngài có một chương trình rõ rệt, Ngài biết phải làm gì.

Ngài tiếp tục rao giảng. Vài ngày sau, Ngài nhắc đến với những lời mà các môn đệ cũng không thể hiểu ngay: “Ladarô, bạn chúng ta đã yên giấc rồi. Thầy đi đánh thức anh ấy đây”. Các môn đệ không hiểu, Ngài phải nói rõ: “Ladarô chết rồi”.

Chúa Giêsu làm phép lạ luôn là để chứng tỏ một khía cạnh nào đó trong sứ mệnh của Ngài. Ngài dùng một hoàn cảnh thực tế và giúp mọi người đạt đến niềm tin. Ngài đã hóa nước lã thành rượu ngon tại Cana là “để các môn đệ tin Ngài”. Ở đây, cái chết của Ladarô cũng là một dịp để Ngài tỏ hiện vinh quang Thiên Chúa cho dân và để “nhiều người tin Ngài”.

Đến nơi, Ladarô đã được an táng bốn ngày rồi. Người Ngài gặp đầu tiên là chị Matta: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt đây thì em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”.

Chị Matta nói như thế có nghĩa là còn một niềm cậy trông nào đó, dù nó thật mong manh. Chúa Giêsu chỉ trả lời bằng một câu ngắn: “Em con sẽ sống lại”. Matta thuộc giáo lý nên trả lời: “Con biết em con sẽ sống lại khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. Chúa Giêsu khẳng định: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”. Tất cả câu chuyện xoay quanh câu nói lạ lùng này. Trên trần gian, chỉ có một mình Ngài mới có thể nói câu đó mà không sợ mình nói dối. Mọi người đều chết và cho đến tận thế, không ai thoát khỏi cái chết. Chỉ có Ngài là sự sống lại và là sự sống mà thôi. Điều này giúp chúng ta vững tin.

Chúa Giêsu còn hỏi chị Matta: “Con có tin thế không?” Matta tuyên xưng đức tin: “Con vẫn tin Thầy là Đấng Kitô, Đấng phải đến trong thế gian”. Chúng ta nhớ ngay đến Phêrô, ngày nào đó cũng đã tuyên xưng như thế: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”.

Chúng ta có tin như thế không?

Hôm nay Chúa muốn chúng ta nhìn lại đức tin của mình. Nếu chúng ta tin rằng Ngài là Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa Hằng Sống, thì cuộc sống chúng ta phải như thế nào?

Có lẽ bên ngoài không có gì thay đổi, nhưng tất cả đều khác, không giống những người không có đức tin. Chúng ta sẽ không bồn chồn lo lắng về tương lai, không sợ sệt dù phải gặp gian nan hay sự thù hằn của kẻ vô đạo. Chúng ta luôn an vui thanh thản, bình an, vì Chúa bảo đảm tất cả, cuộc sống chúng ta nằm trong tay Ngài. Tin là cảm thấy mình không sống một mình mà luôn với Đấng đã yêu thương chúng ta và đã liều mạng cho chúng ta.

Sau khi gặp Thầy, Matta về báo tin cho em là Maria: “Kìa Thầy đến và gọi em”.

Maria đang ngồi trong nhà và đang khóc em với mấy cô bạn. Nghe Thầy đến Maria đứng phắc dậy và chạy. Ai cũng tưởng cô chạy ra mộ để khóc em.

Gặp Chúa Giêsu, cũng một lời như chị Matta: “Nếu Thầy có ở đây thì em con đâu có chết”. Một câu dường như trách móc. Cô òa lên khóc và những người chung quanh cũng khóc theo. Thánh Gioan ghi nhận: “Thấy Maria khóc và những người Do Thái đi với cô cũng khóc, Đức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến.”

Khi đứng trước cửa mộ, Chúa Giêsu lại rơi lệ và thổn thức trong lòng. Chúng ta có thể tự hỏi: tại sao Ngài biết sẽ cho Ladarô sống lại, tại sao Ngài lại khóc? Những người Do Thái ở đó không hiểu và ngạc nhiên: “Kìa xem ông ấy thương Ladarô biết bao!”

Chúng ta không thể hiểu chính xác, nhưng chúng ta có thể đoán rằng Ngài khóc vì thấy mấy chị em Ladarô phải đau khổ và trải qua một cơn thử thách nặng nề. Ngài khóc không phải vì Ladarô đã nặng mùi trong mồ mà vì thế gian đang tan rửa và nặng mùi trong tội ác của mình. Ngài đã từng khóc trên thành Giêrusalem, vì con người đã từ chối hồng ân của Chúa. Ngài vẫn còn khóc cho đến tận thế vì thế gian đã từ chối tình yêu của Ngài.

Chúa Giêsu không chỉ rao giảng bằng lời nói mà bằng cả cuộc sống, bằng những hình ảnh gợi lên niềm tin. Cái chết của Ladarô là một sự kiện điển hình nhất.

Trong biến cố này, Ngài chứng tỏ một cách hùng hồn, Ngài là chủ của sự sống, Là Sự Sống và là Sự Sống Lại. Những lần Ngài đã cho kẻ chết sống lại: Người thanh niên con bà góa thành Na-in, em bé con ông Giairô, người ta cũng kinh ngạc nhưng không gây một ấn tượng mãnh liệt như lần này.

Ngài ra mộ và truyền cất cửa mộ ra. (Theo tục lệ của người Do Thái, khi thân nhân nào về trễ, không thể dự đám tang, trong khi chưa nặng mùi thì người ta có thể yêu cầu giở cửa mộ cho người ta nhìn mặt người chết lần cuối). Tưởng Chúa Giêsu cũng yêu cầu như thế nên chị Matta ngăn lại: “Thưa Thầy, nặng mùi lắm rồi, Thầy”. Một lần nữa Chúa Giêsu lại nhấn mạnh: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng, nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa sao? Vinh quang Thiên Chúa được nhắc lại lần thứ hai.

Cửa mộ đã mở ra, nhưng Chúa Giêsu không vội vàng, Ngài ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con, nhưng vì dân chúng quanh đây, nên Con nói để họ tin rằng Cha đã sai con.” Qua lời cầu nguyện này, chúng ta thấy rõ ý định của Ngài là mạc khải sứ mệnh thiên sai của Ngài. Người Do Thái có thể hiểu ngay Ngài là ai.

Cầu nguyện xong Ngài kêu lớn tiếng: “Ladarô, ra khỏi mồ”. Người chết lập tức chui ra.

Nếu chúng ta có mặt ở đó, lúc bấy giờ, chúng ta nghĩ sao? Chúng ta dám tin không? Thánh Gioan ghi lại: “Trong số những người Do Thái (có mặt tại đó) đã chứng kiến việc Chúa Giêsu làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người”. Đó là kết quả hiển nhiên. Chúng ta không chứng kiến những điều lạ lùng như thế, chúng ta vẫn có thể được chúc phúc: “Phúc cho những kẻ không thấy mà tin”.

Thánh Phaolô đã tin mãnh liệt vào Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã trở thành tất cả của ngài. Ngài đã diễn tả niềm tin của ngài nhiều lần trong các bức thư của ngài. Hôm nay, chúng ta cũng vừa nghe nhắc lại: “Tôi coi mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Giêsu Kitô. Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết và coi tất cả như rác, để được Đức Kitô”. Người là “Sự Sống lại và là Sự Sống”. Nhìn Ladarô sống lại, chúng ta có cảm thấy như thánh Phaolô đã nói: “anh em đã được chỗi dậy với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” không?

Nơi Ladarô, chúng ta nhìn thấy tương lai của chúng ta. Sự sống hôm nay mang hai chiều kích: chết cho thế gian và sống lại trong Đức Kitô. “Cái thân xác phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt và cái thân xác phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử”. Đó là hồng ân tuyệt diệu chúng ta đang nắm trong tay, đừng để nó suy tàn vì sự ham mê trần thế.

“Hãy nâng tâm hồn lên”. Giáo hội luôn nhắc chúng ta như thế. Chúa Giêsu muốn chúng ta “sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian”, và hơn nữa, chúng ta có sứ mệnh thánh hóa trần gian. Hiến chế Giáo hội trong thế giới ngày nay của Công Đồng Vatican II nhấn mạnh một cách đặc biệt đến điểm này: Kitô hữu phải thánh hóa mọi thực tại trần gian, sử dụng trần gian để xây dựng Nước Chúa. Chúng ta đang sống cho sự sống lại. Cuộc sống chúng ta chỉ có ý nghĩa khi chúng ta quy mọi sự về với Chúa. Các tạo vật sẽ “không lệ thuộc vào cảnh hư nát mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng sự tự do và vinh quang”.

Sự sống đời đời mà chúng ta đang hướng đến đang ở đây, nơi bàn thờ hiến tế này. Để giúp chúng ta sống lại với Ngài, chính Chúa Giêsu chấp nhận đến với chúng ta bằng một tấm bánh. Ngài là Bánh Hằng Sống. Ăn lấy Ngài ngay hôm nay, chúng ta đã sống trong Ngài, chờ đợi vinh quang tỏ hiện: “Chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”.

Đã đọc: 127


15 bài mới hơn
CN 5 MC  Năm B     Chứng tá trung gian (Ga 12,20-33)

CN 5 MC  Năm B     Huyền nhiệm sự sống   Tác giả: TGM. Giuse Vũ Văn Thiên  

CN 5 MC  Năm B     Hạt lúa mục nát   Tác giả: TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN 5 MC  Năm B     Hạt lúa trơ trọ   Tác giả: Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.  

CN 5 MC  Năm A     Hướng về phục sinh (Ga 11,1-45)

CN 5 MC  Năm A     Tôi là sự sống lại

CN 5 MC  Năm A     Để phép lạ xẩy ra

CN 5 MC  Năm A     Hãy ra khỏi mồ   Tác giả: TGM. Giuse Vũ Văn Thiên  

CN 5 MC  Năm C     Chúa mở ra con đường sống (Ga 8,1-11)

CN 5 MC  Năm C     Thiên Chúa khoan dung

15 bài cũ hơn
CN 5 MC  Năm C     Đừng phạm tội nữa

CN 5 MC  Năm B     Để sinh nhiều hoa trái (Ga 12,20-33)

CN 5 MC  Năm B     Phục vụ tha nhân như Chúa Giêsu phục vụ   Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang   

CN 5 MC  Năm B     Nếu hạt lúa chết đi, nó mơi sinh nhiều hạt khác   Tác giả: Trầm Phúc  

CN 5 MC  Năm B     Hạt giống vâng phục   Tác giả: Huệ Minh  

CN 5 MC  Năm A     Sẽ không bao giờ phải chết (Ga 11,1-45)

CN 5 MC  Năm A     Cái chết của Lagiarô

CN 5 MC  Năm A     Tin sẽ được sống   Tác giả: Huệ Minh  

CN 5 MC  Năm A     Chúa là sự sống lại   Tác giả: ViKiNi  

CN 5 MC  Năm C     Sám hối là bắt đầu trở về (Ga 8,1-11)

CN 5 MC  Năm C     Lòng thương xót của Chúa

CN 5 MC  Năm C     Thiên Chúa khoan dung

CN 5 MC  Năm C     Tử hình hay cứu sống   Tác giả: Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm  

CN 5 MC  Năm B     Giờ của Chúa

CN 5 MC  Năm B     Để sinh nhiều hoa trái (Ga 12,20-33)



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


Teresadieptran

Bài Mới Đăng
Lễ Thăng Thiên B: Quê Trời Sống Yêu ...
Lễ Thăng Thiên B: Chúa về Trời
Lễ Thăng Thiên B: Rao giảng Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Loan báo Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Cần một trí tuệ ...
Lễ Thăng Thiên B: Hướng về Trời
CN 6 PS B: Yêu thương
CN 6 PS B: Tình yêu của Chúa
CN 6 PS B: Ở lại trong tình Chúa để ...
CN 6 PS B: Thiên Chúa Là Tình Yêu

Nghe nhiều tháng 05
Chúa đã đến
CN 14 TN B: Tốt xấu
CN 22 TN A: Từ bỏ chính mình
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy
CN 23 TN A: Nhân ái
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
CN 1 MC C: 3 Cám dỗ đời thường
Thánh Đa Minh: Cuộc đời thánh Đa Minh
CN 3 PS B: Nỗi sợ
CN 30 TN B: Xin nhìn thấy

Đọc nhiều tháng 05
Cuộc lữ hành đức tin
Tăng ca
Không thể lên thiên đàng
Chiếc áo tàng hình
Lỡ dịp may
Hãy nhìn đời như một ly cocktail
Chú thỏ tinh khôn
Nghệ thuật tha thứ
Cổ tích mùa thi
Ông tướng gầy


Album mới

 Lễ Chúa Thánh Thần 7

 Lễ Thăng Thiên năm B 3

 CN 6 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm