Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Bảy tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đển nên giống Chúa hơn (Ga 21,20-25)     
Thứ Sáu tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Trắc nghiệm lòng mến (Ga 21,15-19)     
Thứ Năm tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Chúa Giêsu cầu nguyện ( Ga 17,20-)     
Thứ Tư tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đăng Giả Hội (Ga 17,11b-19)     
Thánh Mát-thi-a, tông đồ (14/5)  Mùa Phục Sinh    Ờ lại trong tình yêu Chúa (Ga 15,9-17)     
Thứ Hai tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Chúa Kitô đã thắng thế gian (Ga 16,29-33)     
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Sứ mạng mới (Mc 16,15-20)     
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Quê Trời      (TGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Ngước mắt nhìn trời      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Có Chúa cùng hoạt động     
Thứ Bảy tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Cầu xin nhân danh Đức Giêsu (Ga 16,23b-28)     
Thứ Sáu tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Niềm vui không thể mất (Ga 16,20-23a)     
Thứ Năm tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Nỗi buồn thánh (Ga 16,16-20)     
Thứ Tư tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Màu nhiệm và sự hữu hạn (Ga 16,12-15)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5349
Số Ca Sĩ: 207
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 156
Khách: 156
Thành viên: 0
CN 15 TN  Năm C

Ai là người thân cận của tôi ?

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Đức Giêsu kể dụ ngôn người Samari từ thiện. Dụ ngôn trên đây trả lời cụ thể rõ rệt cho câu hỏi: “Ai là người thân cận của tôi?”

Theo quan niệm người Do thái, thì: “Thân cận” là người có quan hệ tự nhiên gần gũi với mình như: cùng dân tộc, cùng gia đình, cùng thành phần giai cấp… còn đối với Chúa Giêsu, thì thân cận là người hiện lúc này đang cần đến tình yêu thương và sự giúp đỡ của ta. Nạn nhân bị quân cướp trấn lột, là người Do thái. Thấy anh nằm vệ đường, người Samari có thể bảo mình: đây là người ngoại quốc, tôi không biết hay đây là một kẻ thù, không đáng giúp đỡ. Nhưng ngược lại, người Samari đã động lòng thương xót, tiến lại gần, không phải để hỏi han qua loa, nhưng người ấy lại nhận lấy trách nhiệm giúp đỡ nạn nhân cho đến khi họ không cần thiết nữa.

Khi nói đến dụ ngôn này, Chúa Giêsu không phủ nhận mối liên hệ tự nhiên những người cùng gia đình, cùng dân tộc, cùng tôn giáo chặt chẽ hơn với người ngoài… Cứ lý ra, ông trưởng tế và thày phó tế kia phải là người thân cận thương giúp nạn nhân trước, vì các ông là đồng hương, đồng đạo với người Do thái này, nhưng người Samari ngoại bang đã đóng vai trò người thân cận, bởi vì thày trưởng tế và thày tư tế đã trốn trách nhiệm của mình. Như vậy, cứ lẽ thường thì “Thân cận” trước hết là những người có liên hệ tự nhiên chặt chẽ với nhau hơn, như cha mẹ với con cái, vợ chồng, an em bè bạn với nhau. Do đó, ta có bổn phận thương giúp nhau trước. Nhưng Đức ái không cho phép ta đặt một hàng rào ngăn cách hay bất cứ môt kỳ thị nào, dù là kỳ thị chủng tộc, tôn giáo hay giai cấp… Tất cả mọi kỳ thị đều không hợp Đức bác ái. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể là người thân cận ta, khi Chúa đặt ta trước sự hoạn nạn của họ và cho ta có điều kiện thương giúp họ.

Là người Kitô hữu, chúng ta mắc một món nợ, tức là nợ yêu thương đối với bất kỳ ai đang cần được giúp đỡ. Có người ở ngay sát nhà ta, nhưng họ không cần ta giúp đỡ, nên chưa phải là người thân cận ta, nhưng nếu người xa lạ gặp ta và cần sự giúp đỡ mà ta có khả năng đem lại cho họ, thì khi đó họ trở nên người thân cận của ta. Người đó cần tình yêu thương của ta. Tình yêu thương ấy ta phải thi hành đúng lúc, hữu hiệu và vô vị lợi.

- Đúng lúc, nghĩa là phải thi hành nhanh chóng kịp thời, tuỳ theo nhu cầu đòi hỏi không được chậm trễ. – Hữu hiệu, nghĩa là việc giúp đỡ phải đem lại kết quả thiết thực, không phải chỉ hình thức qua loa. – Vô vị lợi, nghĩa là giúp đỡ tận tình, không mang ích lợi riêng mình, không tính toán hơn thiệt, không nghĩ rằng: mình giúp đỡ như vậy để họ biết ơn và để trả mình. Sự giúp đỡ phải phát xuất từ tình yêu thương phổ quát, ôm ấp hết mọi người, không phân biệt chủng tộc, thành phần giai cấp, không xét là bạn hay thù. Người xứ Samari trong bài Phúc Âm hôm nay đã làm gương cho ta về những điểm đó. Người ấy đã thương giúp nạn nhân đúng lúc cần thiết, cần băng bó vết thương, cần cơm ăn nước uống, cần nơi nằm nghỉ… Nếu để chậm trễ, nạn nhân có thể chết được. Người Samari cũng thi hành sự giúp đỡ cách hữu hiệu, nghĩa là sự giúp đỡ cách đến nơi đến chốn, cho tới khi nạn nhân lành bệnh hoàn toàn. Người Samari còn giúp đỡ một cách vô vị lợi, không mong nạn nhân sẽ biết ơn và đền trả cho mình.

Đấy, tình yêu thương Chúa truyền dạy ta là như vậy. Do đó, mỗi khi gặp trường hợp cần giúp đỡ thì ta phải thi hành tuỳ khả năng, nếu không, ta sẽ mắc nợ “yêu thương” mà Chúa đòi ta phải đền trả.

Trong thực tế, có nhiều người cần ta giúp đỡ về phương tiện vật chất như miếng cơm manh áo, bát gạo đồng tiền, một buổi cấy gặt, một công làm nhà. Người khác cần ta giúp đỡ về mặt tinh thần, thí dụ: một lời an ủi động viên, một cuộc thăm viếng hỏi han, một sự hoà giải khôn ngoan, giúp họ thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn thử thách, nếu không họ sẽ ngã lòng tuyệt vọng. Sau cùng, có rất nhiều người đang cần ta giúp đỡ phần linh hồn: họ như nạn nhân trong dụ ngôn, bị ma quỷ trấn lột mất mọi của thiêng liêng, đánh cho bị thương trầm trọng, bỏ nằm bên miệng hoả ngục. Họ đang cần ta giúp đỡ bằng cầu nguyện, bằng hy sinh, bằng lời khuyên bảo giáo dục, bằng mọi cách mà ta có thể làm được.

Thánh Phao-lô nhắc nhủ chúng ta rằng: “Anh em không mắc nợ nhau điều gì ngoài món nợ yêu thương, vì ai thương yêu, người đó giữ trọn lề luật”. Thực tế, tình yêu là nền tảng, là động cơ cho mọi sinh hoạt của con người. Nhân loại ngày nay, đầy dẫy nhưng chênh lệch bất công, những tội ác, kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra. Chỉ vì thiếu yếu tố tình yêu chân chính trong mối quan hệ giữa con người với con người. Ngày nào mà mọi người yêu thương nhau như Chúa yêu thương, thì bộ mặt thế giới sẽ biến đổi một cách kỳ diệu, vũ khí sẽ biến thành cày bừa, bom đạn biến thành dụng cụ sản xuất, người ta sẽ nhường cơm sẻ áo cho nhau, số người đói rách túng thiếu sẽ giảm đi, cảnh thái bình ấm no sẽ xuất hiện, dọn đường cho cảnh “ Trời Mới – Đất Mới” mà Chúa Kitô sẽ thực hiện ngày chung cùng của lịch sử.

Giờ đây, mỗi người chúng ta phải hỏi mình rằng: Ai là người thân cận của tôi? – Nói cách khác: Ai là người cần tôi giúp đỡ trong lúc này?

- Có khi là cha mẹ tôi già nua, yếu đau, túng thiếu mà tôi không chăm sóc? Biết đâu người thân cận lại là mẹ chồng, con dâu bất thuận đang cần giao hoà với nhau? Có khi là một bệnh nhân trong thôn xóm đang cần thuốc men thăm viếng? Có khi là một người khô khan tội lỗi trong gia đình, trong xứ họ, đang cần lời cầu nguyện khuyên bảo của ta để ăn năn thống hối.

Sau khi đã suy nghĩ và nhận ra người thân cận rồi, chúng ta tích cực hành động, theo gương người Samari nhân hậu mà Chúa nêu lên trong bài Phúc Âm hôm nay.

Đã đọc: 98


15 bài mới hơn
CN 15 TN  Năm A     Trở nên đất tốt (Mt 13,1-23)

CN 15 TN  Năm A     Gieo giống

CN 15 TN  Năm A     Hạt giông tốt   Tác giả: Lm. Trầm Phúc  

CN 15 TN  Năm A     Lòng quảng đại Thiên Chúa   Tác giả: Lm. Jos Tạ Duy Tuyền  

CN 15 TN  Năm C     Nhân hậu là biết thương xót (Lc 10,25-37)

CN 15 TN  Năm C     Tôi là người thân cận của ai ?   Tác giả: Petrus.tran  

15 bài cũ hơn
CN 15 TN  Năm C     Ai là người thân cận ?

CN 15 TN  Năm B     Hành trang đơn giản (Mc 6,7-13)

CN 15 TN  Năm B     Loan báo Tin Mừng   Tác giả: Lm. Phanxicô Xavie Lê Văn Nhạc  

CN 15 TN  Năm B     Căn tính và tinh thần của người thừa sai   Tác giả: Lm. Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.  

CN 15 TN  Năm B     Bài sai   Tác giả: Lm. Joshepus Quang Nguyễn  

CN 15 TN  Năm A     Người gieo giống lạc quan (Mt 13,1-23)

CN 15 TN  Năm A     Gieo giống

CN 15 TN  Năm A     Hãy là mảnh đất tốt   Tác giả: Huệ Minh  

CN 15 TN  Năm A     Hạt giông gieo vào đất tốt   Tác giả: ViKiNi  

CN 15 TN  Năm C     Hãy làm y như vậy (Lc 10,25-37)

CN 15 TN  Năm C     Người Samaritanô nhân hậu   Tác giả: Lm. G.B. Trần Văn Hào SDB  

CN 15 TN  Năm C     Sống bác ái   Tác giả: Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm  

CN 15 TN  Năm B     "Người chỉ thị cho các ông ..." (Mc 6,7-13)

CN 15 TN  Năm B     Tông đồ

CN 15 TN  Năm A     Đất tốt



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


lay_chua_la__vu ...

Bài Mới Đăng
Lễ Thăng Thiên B: Chúa về Trời
Lễ Thăng Thiên B: Rao giảng Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Loan báo Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Cần một trí tuệ ...
Lễ Thăng Thiên B: Hướng về Trời
CN 6 PS B: Yêu thương
CN 6 PS B: Tình yêu của Chúa
CN 6 PS B: Ở lại trong tình Chúa để ...
CN 6 PS B: Thiên Chúa Là Tình Yêu
CN 5 PS B: Có Chúa bên ta

Nghe nhiều tháng 05
Chúa đã đến
CN 14 TN B: Tốt xấu
CN 1 MC C: 3 Cám dỗ đời thường
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
CN 3 PS B: Nỗi sợ
CN 23 TN A: Nhân ái
CN 22 TN A: Từ bỏ chính mình
CN 1 MV A: Một thế giới đại đồng
CN 30 TN B: Xin nhìn thấy

Đọc nhiều tháng 05
Tăng ca
Lỡ dịp may
Cuộc lữ hành đức tin
Không thể lên thiên đàng
Chiếc áo tàng hình
Hãy nhìn đời như một ly cocktail
Chú thỏ tinh khôn
Nghệ thuật tha thứ
Câu đố
Cổ tích mùa thi


Album mới

 Lễ Thăng Thiên năm B 3

 CN 6 Phục Sinh năm B 3

 CN 5 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm