Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Bảy tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đển nên giống Chúa hơn (Ga 21,20-25)     
Thứ Sáu tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Trắc nghiệm lòng mến (Ga 21,15-19)     
Thứ Năm tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Chúa Giêsu cầu nguyện ( Ga 17,20-)     
Thứ Tư tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Đăng Giả Hội (Ga 17,11b-19)     
Thánh Mát-thi-a, tông đồ (14/5)  Mùa Phục Sinh    Ờ lại trong tình yêu Chúa (Ga 15,9-17)     
Thứ Hai tuần lễ 7  Mùa Phục Sinh    Chúa Kitô đã thắng thế gian (Ga 16,29-33)     
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Sứ mạng mới (Mc 16,15-20)     
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Quê Trời      (TGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Ngước mắt nhìn trời      (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
Lễ Chúa Thăng Thiên  Năm B    Có Chúa cùng hoạt động     
Thứ Bảy tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Cầu xin nhân danh Đức Giêsu (Ga 16,23b-28)     
Thứ Sáu tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Niềm vui không thể mất (Ga 16,20-23a)     
Thứ Năm tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Nỗi buồn thánh (Ga 16,16-20)     
Thứ Tư tuần lễ 6  Mùa Phục Sinh    Màu nhiệm và sự hữu hạn (Ga 16,12-15)     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5350
Số Ca Sĩ: 207
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 193
Khách: 193
Thành viên: 0
CN 2 MC  Năm A

Tác giả: TGM Giuse Vũ Văn Thiên
     
Đấng đang biến hình giữa chúng ta

Chúa nhật trước, Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay, Phụng vụ dẫn chúng ta vào sa mạc để chứng kiến Chúa Giêsu chịu cám dỗ. Chúa nhật hôm nay, chúng ta được mời gọi cùng lên núi để chiêm ngưỡng Chúa Giêsu biến hình. Hai sự kiện diễn tả hai khía cạnh cuộc đời Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể: trong sa mạc, Chúa thể hiện nhân tính của Người: yếu đuối, mỏng giòn, đói khát; trên núi cao, Chúa tỏ ra thiên tính của Người: cao cả, sáng láng, thánh thiện. Hai nhân vật quan trọng của Cựu ước cũng xuất hiện để đàm đạo với Chúa, kèm theo lời chứng của Chúa Cha: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy nghe lời Người”.

Khi tường thuật sự kiện Chúa biến hình trên núi, thánh Matthêu mở đầu bằng chi tiết “sáu ngày sau”. Vậy, sáu ngày trước đó là sự kiện gì? Đó là lời loan báo cuộc thương khó lần thứ nhất. Đối với các môn đệ, việc Đức Giêsu chịu thương khó là điều không thể chấp nhận được. Vì vậy, Phêrô đã can gián và thậm chí còn trách Người. Sự can gián của Phêrô bị Chúa quở trách là Satan (x. Mt 16 21- 23). Cùng với việc loan báo cuộc thương khó, Đức Giêsu cũng đưa ra những điều kiện cần phải có để trở nên môn đệ của Người, đó là vác thập giá theo Chúa. Như thế, việc Chúa Giêsu biến hình trên núi nhằm mục đích khai trí các môn đệ, để các ông hiểu hơn về thân phận và sứ mạng của Người. Qua sự kiện này, Chúa muốn khẳng định với các ông: dù Người có phải trải qua cuộc thương khó, nhưng Người sẽ chiến thắng sự chết và sẽ trỗi dậy. Ba môn đệ là Phêrô, Gioan và Giacôbê ngỡ ngàng trước việc Chúa Giêsu thay hình đổi dạng, vì lúc đó, các ông được thấy Chúa với một hình dạng hoàn toàn khác so với từ trước tới nay. Sự kiện này làm các ông bàng hoàng và sợ hãi.

Hai nhân vật của Cựu ước hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu, đó là Môisen và Êlia. Môisen là người dẫn đưa Dân tuyển chọn ra khỏi Ai Cập. Ông cũng là người được Chúa trao bia Giao ước và được người Do Thái tôn kính như tác giả của sách Luật. Êlia là vị ngôn sứ đã luôn “đứng hầu cận trước nhan Chúa hằng sống (x. 1 V 17). Trên núi Carmel, ông đã giúp dân Do Thái từ bỏ việc tôn thờ ngẫu tượng để chỉ một lòng tin vào Thiên Chúa. Ông là biểu tượng cho những người được Thần Khí của Thiên Chúa hướng dẫn và là những người phát ngôn nhân danh Thần Khí. Giống như Chúa Giêsu, cả hai vị này đã ăn chay 40 đêm ngày (x. Xh 24,18; 1 V 19,8). Cả hai vị đều được diễm phúc nhìn thấy Thiên Chúa (x. Xh 33,18-23; 1 V 19,12-13). Qua sự kiện biến hình, Môisen và Êlia đàm đạo với Chúa Giêsu. Họ được chiêm ngắm Con Thiên Chúa, Đấng liên kết hai nhân vật này nơi nhân tính của Người, tức là Người vừa là người ban lề luật, vừa là ngôn sứ. Thánh Máthêu trình bày Chúa Giêsu như Môisen mới. Một số bản văn của Tân ước cũng trình bày Chúa Giêsu như Êlia mới. Người đã liên kết truyền thống lề luật và truyền thống ngôn sứ nơi chính bản thân Người. Bởi lẽ hai truyền thống “lề luật” và “ngôn sứ” là tóm lược toàn bộ Kinh Thánh Cựu ước.

Cùng với chứng từ của Môisen và Êlia, còn có chứng từ khác quan trọng hơn nhiều, đó là lời phán từ trời: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy nghe lời Người”. Đức tin Kitô giáo khẳng định: đó là lời của Chúa Cha. Qua lời này, Chúa Cha nói lên tình thương mến của Ngài với Chúa Con, đồng thời nhắc bảo chúng ta: hãy nghe lời Người. Theo Thánh Gioan Thánh giá, Chúa Cha chỉ nói một lời và một lần nơi Chúa Con. Chúa Con là Lời của Chúa Cha. Nơi Chúa Con, có đầy đủ tất cả những gì Chúa Cha muốn ngỏ với nhân loại. Vì thế, “hãy nghe lời Người” tức là đón nhận những gì Chúa Cha muốn mạc khải qua Chúa Con, nhờ đó, loài người được cứu thoát. “Hãy nghe lời Người”, đó cũng là đón nhận và thực hành giáo huấn của Đức Giêsu.

Phụng vụ hôm nay còn cho chúng ta nghe tường thuật về ơn gọi của Áp-ram, tổ phụ của dân Do Thái. Một lời gọi đơn sơ: “hãy đi đến đất Ta sẽ chỉ cho”. Áp-ram đã vâng lời, đã lên đường. Ông không tính toán, không vặn hỏi, nhưng hoàn toàn phó thác. Ông Áp-ram đã nghe lời Chúa và đã thực thi lời Ngài. Ông đã trở nên mẫu mực cho tất cả những kẻ tin ở mọi thời đại (Bài đọc I).

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Qua mầu nhiệm Nhập thể, Người trở nên hoàn toàn giống chúng ta – ngoại trừ tội lỗi. Qua mầu nhiệm nhập thể, Người “biến hình” để trở nên giống như người trần thế. Trên núi cao, khi Chúa “biến hình” lại là lúc Chúa trở về tình trạng thiêng thánh nguyên thuỷ. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu đang “biến hình” giữa chúng ta. Quả vậy, chúng ta đâu có nhìn thấy Người bằng con mắt thể lý. Chúa hiện diện qua Lời Chúa, qua cộng đoàn cầu nguyện, qua người nghèo khổ và nhất là trong Bí tích Thánh Thể. Chúa đang biến hình trong đời sống của chúng ta. Mùa Chay là thời điểm giúp chúng ta nhận ra Chúa Giêsu đang hiện diện, để chúng ta gặp gỡ Người. Thánh Phaolô nhắc chúng ta hãy nhận ra Đức Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha. Người là Đấng tiêu diệt thần chết và đang hiện diện giữa chúng ta (Bài đọc II).

Sau khi chứng kiến Chúa Giêsu biến hình, ba môn đệ xuống núi, có Chúa cùng đi. Các ông trở về với đời thường, với tâm trạng được biến đổi và với quan niệm mới mẻ về Đấng Thiên Sai. Sự kiện Chúa biến hình trên núi cũng nhắc chúng ta cần phải biến đổi đời sống, biến đổi hình ảnh của Chúa trong đời và biến đổi nhận định về tha nhân. Hãy nghe lại lời của Chúa Cha: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy nghe lời Người”. Lời đầu tiên Chúa Giêsu nói với các môn đệ liền tiếp sau đó là: “Chỗi dậy đi, đừng sợ!”. Hôm nay Chúa vẫn đang nói với chúng ta những điều ấy. Đừng sợ trước thân phận yếu hèn và tội lỗi, hãy trở về với Chúa vì Chúa bao dung nhân từ. Đừng sợ khi giúp đỡ anh chị em bất hạnh cô thế, cô thân, vì Chúa sẽ thưởng cho lòng quảng đại rộng rãi của chúng ta. Đừng sợ trước những bất ổn của cuộc ống do bạo lực, cạnh tranh và chia rẽ, vì Chúa hiện diện giữa cuộc đời. Người là Đấng đang biến hình giữa chúng ta.

Đã đọc: 133


15 bài mới hơn
CN 2 MC  Năm B     Cái giá của vinh quang (Mc 9,2-10)

CN 2 MC  Năm B     Sống thân mật với Chúa   Tác giả: TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN 2 MC  Năm B     Rực rỡ trắng tinh   Tác giả: Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.  

CN 2 MC  Năm B     Được biến đổi hình dạng

CN 2 MC  Năm A     Vinh quang của Chúa (Mt 17,1-9)

15 bài cũ hơn
CN 2 MC  Năm A     Mắt đức tin, mắt của trái tim   Tác giả: TGM Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN 2 MC  Năm A     Người biến đổi hình dạng

CN 2 MC  Năm C     Đức Kitô, định hướng đời tôi (Lc 9,28b-36)

CN 2 MC  Năm C     Tin là tín thác vào Chúa   Tác giả: Lm. Joshepus Quang Nguyễn  

CN 2 MC  Năm C     Khuôn mặt Ngài biến đổi

CN 2 MC  Năm C     Vinh quang của Đức Giêsu

CN 2 MC  Năm B     Lên núi cao (Mc 9,2-10)

CN 2 MC  Năm B     Biến đổi lòng tin - Biến đổi cuộc đợi   Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.  

CN 2 MC  Năm B     Muốn hạnh phúc phải vâng lời Người   Tác giả: ViKiNi  

CN 2 MC  Năm B     Tin để lên núi   Tác giả: Huệ Minh  

CN 2 MC  Năm A     Vinh quang nối kết thập giá (Mt 17,1-9)

CN 2 MC  Năm A     Chúa biến hình

CN 2 MC  Năm A     Những sự việc bình thường

CN 2 MC  Năm A     Biến hình

CN 2 MC  Năm C     Hiển dung giữa đời thường (Lc 9,28b-36)



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


chienthienchua

Bài Mới Đăng
Lễ Thăng Thiên B: Quê Trời Sống Yêu ...
Lễ Thăng Thiên B: Chúa về Trời
Lễ Thăng Thiên B: Rao giảng Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Loan báo Tin Mừng
Lễ Thăng Thiên B: Cần một trí tuệ ...
Lễ Thăng Thiên B: Hướng về Trời
CN 6 PS B: Yêu thương
CN 6 PS B: Tình yêu của Chúa
CN 6 PS B: Ở lại trong tình Chúa để ...
CN 6 PS B: Thiên Chúa Là Tình Yêu

Nghe nhiều tháng 05
Chúa đã đến
CN 14 TN B: Tốt xấu
CN 23 TN A: Nhân ái
CN 1 MC C: 3 Cám dỗ đời thường
Lễ Thánh Giuse: Làm theo Lời Chúa dạy
CN 22 TN A: Từ bỏ chính mình
CN 3 PS B: Nỗi sợ
CN 2 MV A: Dọn đường cho Chúa đến
Thánh Đa Minh: Cuộc đời thánh Đa Minh
Lễ Truyền Dầu: Nên Thánh

Đọc nhiều tháng 05
Tăng ca
Lỡ dịp may
Cuộc lữ hành đức tin
Không thể lên thiên đàng
Chiếc áo tàng hình
Chú thỏ tinh khôn
Hãy nhìn đời như một ly cocktail
Nghệ thuật tha thứ
Câu đố
Cổ tích mùa thi


Album mới

 Lễ Chúa Thánh Thần 7

 Lễ Thăng Thiên năm B 3

 CN 6 Phục Sinh năm B 3


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm