Tin Vui
MỞ RỘNG | THU GỌN

Suy niệm Tin Mừng
Thứ Tư tuần lễ 2  Mùa Phục Sinh    Yêu đến nối ! (Ga 3,16-21)     
Thứ Ba tuần lễ 2  Mùa Phục Sinh    Ơn tái sinh (Ga 3,7b-15)     
Thứ Hai tuần lễ 2  Mùa Phục Sinh    Tái sinh nhờ Thánh Thần (Ga 3,1-8)     
CN 2 PS  Năm C    Dấu vết riêng của người môn đệ (Ga 20,19-31)     
CN 2 PS  Năm C    Phúc cho ai không thấy mà tin      (Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm )
CN 2 PS  Năm C    Chúng tôi đã thấy Chúa      (Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu)
Thứ Bảy Tuần Bát Nhật PS  Mùa Phục Sinh    Lên đường loan báo Tin Mừng (Mc 16,9-15)     
Thứ Sáu Tuần Bát Nhật PS  Mùa Phục Sinh    Thú vị thay được ở bên Chúa (Ga 21,1-14)     
Thứ Năm Tuần Bát Nhật PS  Mùa Phục Sinh    Nhịp điệu Phục Sinh (Lc 24,35-48)     
Thứ Tư Tuần Bát Nhật PS  Mùa Phục Sinh    Nhận ra Chúa Phục Sinh (Lc 24,13-35)     
Thứ Ba tuần Bát Nhật PS  Mùa Phục Sinh    Qua nước mắt, nhận ra tiếng gọi của Chúa Phục Sinh (Ga 20,11-18)     
Thứ Hai tuần Bát Nhật PS  Mùa Phục Sinh    Tin vui từ các phụ nữ (Mt 28,8-15)     
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Alleluia! Chúa đã phục sinh (Ga 20,1-9)     
CN Phục Sinh  Mùa Phục Sinh    Ngài đã trỗi dậy rồi     

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm audio
Tìm
Theo
Tìm chính xác
Gần chính xác

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê
Nhạc phẩm: 5583
Số Ca Sĩ: 211
Thành viên: 360
Thành viên mới:
anhmayly
Đang online: 189
Khách: 189
Thành viên: 0
CN 6 TN  Năm B

Tác giả: TGM. Giuse Vũ Văn Thiên
     
Người chạm vào anh

Xuất phát từ một chủ để chung là bệnh phong cùi, bài đọc trích sách Lêvi và bài Tin Mừng Thánh Mác-cô hôm nay nêu lên sự khác biệt giữa giáo huấn của Cựu ước và giáo huấn của Tân ước. Xưa cũng như nay, bệnh cùi là một trong những chứng bệnh nan y. Bệnh nhân không chỉ đau đớn về thể xác, mà còn đau đớn về tinh thần, vì bị mọi người khiếp sợ và xa lánh. Sách Lêvi quy định rõ: những ai bị bệnh này phải trùm đầu, phải sống xa khu dân cư và nếu gặp ai, phải hô lớn tiếng để cho người ta biết mà tránh (Bài đọc I). Nếu những người phong cùi bị kết án là “ô uế” thì quyền năng của Con Thiên Chúa đã làm cho người ấy nên thanh sạch. Qua việc giơ tay chạm vào người bệnh nhân, Chúa Giêsu đã vượt qua mọi định kiến của truyền thống cũng như của quan niệm tôn giáo.

Thánh Mác-cô đã dùng động từ “chạm vào” để diễn tả việc Chúa Giêsu chữa lành người cùi. Chạm tới là chia sẻ, là động viên. Đây vừa là một cử chỉ thân thương gần gũi, vừa là một hành động phục hồi người cùi, từ chỗ bị xa lánh, được tái hoà nhập vào cộng đồng. Cử chỉ “chạm tới” của Chúa Giêsu giúp ta liên hệ tới mầu nhiệm nhập thể. Qua mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã cúi mình xuống để gặp gỡ con người. Ngôi Hai đã khiêm hạ rời bỏ địa vị cao sang để làm người hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Qua mầu nhiệm nhập thể, Thiên Chúa trở nên gần gũi con người, chạm tới nỗi đau của họ để chữa lành và giúp họ phục hồi. Chúa Giêsu đã tiếp xúc trực tiếp với những người đau khổ bệnh tật, đồng thời Người truyền cho họ sức mạnh và tình thương. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa chạm tay vào chiếc quan tài của người đã chết, làm cho người thanh niên sống lại và cầm tay trao cho người mẹ đang đau khổ (x. Lc 7,11-18). Sứ mạng thiên sai của Chúa là đem lại cho con người niềm vui và hạnh phúc, giúp họ hòa nhập với cộng đồng xã hội và hướng tới phần thưởng đời đời Thiên Chúa dành cho người công chính.

Trong truyền thống Thánh Kinh, bệnh cùi không đơn giản là bệnh tật thể xác, nhưng còn là sự ô uế đối với phụng vụ và đối với cộng đoàn. Họ không được tham dự các buổi hội họp tôn giáo, cũng không được sống chung với những người khác. Vì vậy, tác giả Mác-cô, thay vì nói được chữa lành, thì nói: anh được sạch. Điều đó có nghĩa anh không còn bị coi là ô uế nữa, nhưng đã được thanh sạch nhờ được Chúa chạm tới. Anh cũng được tái hoà nhập vào đời sống cộng đồng như những người bình thường khác. Sau khi chữa cho anh được sạch, Chúa Giêsu bảo anh đi gặp các tư tế để được xác nhận mình không còn bị nhơ uế nữa. Với việc đi trình diện các tư tế, anh được những người có trách nhiệm trong tôn giáo công nhận là thanh sạch. Anh được quyền tham dự các nghi lễ ở Đền thờ và Hội đường. Anh cũng sẽ có một tương lai như biết bao người khác và không bị mọi người xa lánh phân biệt, nhưng trở thành một công dân bình thường. Chúa Giêsu đến trần gian để mời gọi con người hãy đón nhận nhau trong tình huynh đệ, không phân biệt nhơ uế hay thanh sạch, tội lỗi hay thánh thiện, giàu hay nghèo, vì tất cả là đều là anh chị em với nhau.

Thánh Máccô cũng nhấn mạnh đến một hành động của người phong cùi, đó là “đến gặp Chúa Giêsu”. Đối với anh, đến gặp Chúa Giêsu là một hành động bạo dạn và được thúc đẩy bởi lòng tin. Bởi lẽ, như đã nói ở trên, những người phong cùi không chỉ bị cấm tiếp xúc với người khác, mà còn phải hô lớn tiếng “ô uế! ô uế!” mỗi khi gặp người đi ngang qua. Để đến được với Chúa Giêsu, người cùi cũng phải vượt qua mọi quan niệm khắt khe, mọi rào cản của phong tục tập quán. Lòng tin mạnh mẽ đã giúp anh đến với Chúa Giêsu, vì anh tin rằng Người là Đấng quyền năng có thể làm được mọi sự. Thay vì hô lên “ô uế”, người này lại xin Chúa chữa mình được khỏi bệnh và trở nên thanh sạch.

Hành động “đến gặp Chúa Giêsu” của người cùi là mời gọi thôi thúc chúng ta hãy mạnh dạn đến với Chúa. Có nhiều người vì lý do này hay lý do khác ngại ngùng không muốn đến với Chúa và như thế, càng ngày họ càng xao lãng Đức tin. Hãy dến với Chúa, dù còn nhiều khiếm khuyết bất xứng. Chúa Giêsu vẫn đang chờ đợi chúng ta đến với Người để ban ơn phúc và dẫn dắt chỉ lối cho chúng ta trên đường đời. Người phong cùi là có một quyết định quan trọng là đến với Chúa, và quyết định này đã thay đổi cuộc đời, đem lại cho anh một tương lai. Chúng ta cũng vậy, nếu dứt khoát trút bỏ những yếu hèn tội lỗi để về với Chúa, chúng ta sẽ được Người chạm tới và ban sức mạnh.

Người phong cùi, một khi được chữa lành đã trở thành người loan báo Tin Mừng. Anh muốn hét to lên niềm vui được khỏi bệnh. Anh như người đã chết mà được cứu sống, đã bị loại trừ khỏi xã hội mà nay được tái hòa nhập vào cộng đồng những người thân. Anh muốn nói cho mọi người biết Đức Giêsu là vị Ngôn sứ, là Đấng Thiên sai và là Thiên Chúa quyền năng. Noi gương người phong cùi, mỗi chúng ta, một khi đã lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, cũng hãy là những chứng nhân của lòng thương xót Chúa. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta “hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”. Thánh nhân cũng cảnh báo chúng ta đừng làm gương xấu cho bất kỳ ai, nhưng hãy nên gương sáng trong mọi hoàn cảnh. Thánh nhân cũng tự hào vì được trở nên giống Chúa Giêsu và mời gọi mọi người hãy làm như mình (Bài đọc II).

Trong những ngày đầu xuân Tân Sửu, theo truyền thống, chúng ta sum họp gia đình, bạn bè để cầu chúc cho nhau những điều tốt lành. Tuy vậy, nếu có những người vui niềm vui sum họp, thì vẫn còn những người đang tìm một mái ấm hoặc đang khao khát tình thương. Qua việc Chúa chữa người phong cùi, chúng ta nhận được bài giáo huấn quan tâm chia sẻ với những người bất hạnh. Những cử chỉ bác ái khi tết đến xuân về là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhất là khi những chia sẻ ấy được thực hiện trong tinh thần bác ái Kitô giáo. Khi quảng đại chia sẻ tinh thần vật chất cho những người kém may mắn, mùa xuân sẽ đẹp hơn, nắng xuân sẽ ấm áp hơn, bởi lẽ tình Chúa tình người đang được nhân rộng nơi cuộc sống hôm nay.

Đã đọc: 233


15 bài mới hơn
CN 6 TN  Năm C     Nghèo là mối phúc (Lc 6,17.20-26)

CN 6 TN  Năm C     Nghèo vì Nước Trời   Tác giả: TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt  

CN 6 TN  Năm C     Phúc cho anh em

CN 6 TN  Năm B     Hãy loan báo Tin Vui   Tác giả: ĐGM. Arthur Tonne  

15 bài cũ hơn
CN 6 TN  Năm B     Muốn và có thể    Tác giả: Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.  

CN 6 TN  Năm A     Công chính hơn (Mt 5,17-37)

CN 6 TN  Năm A     Còn Thầy, Thầy bảo anh em ...   Tác giả: Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ  

CN 6 TN  Năm A     Kiện toàn lề luật

CN 6 TN  Năm A     Luật Thiên Chúa: Luật của Tình Yêu    Tác giả: Huệ Minh  

CN 6 TN  Năm C     Hạnh phúc thật (Lc 6,17.20-26)

CN 6 TN  Năm C     Phó thác nơi Thiên Chúa   Tác giả: Radio Veritas Asia  

CN 6 TN  Năm C     Sẽ được đền đáp   Tác giả: Lm. Ignatio Trần Ngà  

CN 6 TN  Năm C     Hạnh phúc thật   Tác giả: ViKiNi  

CN 6 TN  Năm B     Phong cùi

CN 6 TN  Năm B     Phong cùi

CN 6 TN  Năm A     Luật trọn hảo (Mt 5,17-37)

CN 6 TN   Năm A     Mẫu gương lề luật

CN 6 TN  Năm A     Luật mới

CN 6 TN  Năm A     Yêu thương là chu toàn lề luật



Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký mới

Hình thành viên


nguyenduy

Bài Mới Đăng
CN 2 PS C: Lòng thương xót và tình yêu ...
Phục Sinh: Niềm Vui Phục sinh
Phục Sinh: Tấm khăn liệm đã được ...
Phục Sinh: Chúa Nhật là thứ mấy ?
Phục Sinh: Phục Sinh như Người đã nói
Thứ Năm: Yêu Thương Phục Vụ
Thứ Năm: Yêu
Thứ Năm: Chung phần với Thày để ...
CN 6 PS C: Yêu thương
Lễ Lá năm C: Chúa vẫn nhớ

Nghe nhiều tháng 04
CN 4 MC C: Trở nên tông đồ của Lòng ...
CN 4 MV B: Yêu thương
CN 4 MC C: Tình gia đình
CN 32 TN A: Sự khôn ngoan của Thiên Chúa
Chúa Giêsu Nazareth
Mẹ Sầu Bi: Mẹ của chúng ta
CN 6 TN B: Luật Tình Yêu
Đầu Xuân cầu cho gia đình
Mẹ Lên Trời: Mẹ bảo lãnh về Trời
CN 18 TN B: Mối tương quan với Chúa

Đọc nhiều tháng 04
Hãy cảnh giác trước lời nói của phụ ...
Đồ lười biếng
Thần học về Thập giá
Bài giảng trên núi
Nói bởi trái tim
Sự tích cái chổi
Thôi thế từ nay
Bà chúa tuyết
Tăng ca
Tình yêu làm nên tất cả


Album mới

 CN 2 Phục Sinh năm C 3

 CN Phục Sinh 8

 Tam Nhật Thánh 6


  Dòng Đa Minh Việt Nam
  Vietcatholic
  Kinh Thánh Các Giờ ...
  Gx. Đa Minh
  Dòng Đồng Công
  Công Giáo Việt Nam
  Tuổi mực tím

Trang chủ -|- Thành viên -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm